Quyết định 3878/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020

Số hiệu 3878/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/12/2017
Ngày có hiệu lực 28/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ÚY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3878/QĐ-UBND

An Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Xét Tờ trình số 288/TTr-SNN&PTNT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020, bao gồm các các nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tổ chức lại sản xuất và phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị hạt lúa trên một đơn vị diện tích đất sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường xuất khẩu.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, từng bước thay đổi và nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất lúa hàng hóa đạt chất lượng, an toàn.

- Chọn lọc và phát huy có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo đã ban hành.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phấn đấu giảm ít nhất 31.000 ha diện tích gieo trồng lúa ở những vùng sản xuất kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và có thị trường tiêu thụ rõ ràng.

b) Tổ chức và phát triển sản xuất lúa theo hướng chất lượng, giá trị:

- Duy trì diện tích sản xuất lúa giống: 22.000 ha/năm, theo hướng nâng cao chất lượng;

- Tăng khoảng 10.000 ha diện tích sản xuất lúa thơm, lúa chất lượng cao, Japonica;

- Giảm diện tích sản xuất lúa phẩm chất thấp (IR50404, ..) tối thiểu 41.000 ha;

- Xây dựng ít nhất 06 chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa trên các nhóm sản phẩm lúa gạo, theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường yêu cầu (VietGAP, Global GAP, tiêu chuẩn hữu cơ, …).

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện trạng năm 2016*

Đến năm 2020*

Chỉ tiêu (khoảng)

+/- so năm 2016

I

Nhóm lúa thơm (Jasmine, Thơm Bảy Núi,…)

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

ha

27.737

36.000

+ 8.263

 

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (VietGAP, GlobalGAP, …)

 

chuỗi

-

2

+ 2

II

Nhóm lúa nếp, lúa chất lượng cao, lúa Japonica,

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

ha

405.299

407.096

+ 1.797

 

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (VietGAP, hữu cơ …)

chuỗi

-

3

+ 3

III

Nhóm lúa phẩm cấp thấp (IR50404, …)

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

ha

213.975

172.700

- 41.275

 

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (VietGAP, không lưu tồn dư lượng trong sản phẩm, …)

chuỗi

-

1

+ 1

(*: Hiện trạng và đến năm 2020 chưa tính diện tích sản xuất lúa giống;

Mỗi chuỗi liên kết có diện tích tối thiểu 50ha/tiểu vùng; nhằm thuận tiện trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng theo yêu cầu doanh nghiệp)

II. Phạm vi và thời gian thực hiện:

1. Phạm vi kế hoạch: Triển khai tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất các nhóm lúa trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm lúa theo hướng chuỗi, có thị trường – doanh nghiệp tiêu thụ.

2. Thời gian thực hiện kế hoạch: Giai đoạn từ nay đến năm 2020.

[...]