BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1864/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ, LĨNH VỰC
THI, TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Giáo dục Đại học.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được
thay thế lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ các nội dung liên quan đến
các thủ tục: Đăng ký xét tuyển trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng
ngành giáo dục mầm non; Nhập học vào trường đã trúng tuyển theo Quyết định số
2180/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc công bố Bộ thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản
lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ
trưởng các đơn vị và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Minh Sơn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ LĨNH VỰC THI,
TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
STT
|
Số
hồ sơ TTHC(1)
|
Tên
thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
1
|
1.001942
|
Đăng ký xét tuyển trình độ đại học,
trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non
|
Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày
06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Thi,
tuyển sinh
|
Cơ
sở giáo dục
|
2. Danh mục thủ tục hành chính bị
bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
STT
|
Số
hồ sơ TTHC(1)
|
Tên
thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2)
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
1
|
2.000763
|
Nhập học vào trường đã trúng tuyển
(Đối với tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo
dục mầm non)
|
Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày
06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Thi,
tuyển sinh
|
Cơ
sở giáo dục
|
Chú thích:
(1) Số hồ sơ TTHC (trên
Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) và mã số TTHC trên Cổng Dịch vụ
công Quốc gia của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
(2) Tên, số, ký hiệu,
ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định
nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thủ tục hành
chính cấp Trung ương
Lĩnh vực Thi,
tuyển sinh
1. Đăng ký
xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đăng ký xét tuyển
*) Đối tượng xét tuyển thẳng:
Căn cứ đề án tuyển sinh đã công bố,
cơ sở đào tạo tổ chức cho thí sinh thuộc đối tượng được xét tuyển thẳng theo
quy định tại Điều 8 của Quy chế này đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến
hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
*) Đối tượng xét tuyển sớm:
- Cơ sở đào tạo có kế hoạch xét tuyển
sớm đối với một số phương thức tuyển sinh, tổ chức cho thí sinh đăng ký dự tuyển
bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
- Thí sinh đã dự tuyển vào cơ sở
đào tạo theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng
trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT.
*) Đối tượng xét tuyển theo kế hoạch
chung:
- Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo
chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của
cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin
tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung
và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
- Thí sinh được đăng ký nguyện vọng
vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp
xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều
nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển
và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
- Thí sinh thể hiện nguyện vọng của
mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (theo hướng dẫn của Bộ
GDĐT) như sau:
a) Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng
(số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất);
b) Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị
tuyển sinh (mã trường);
c) Lựa chọn ngành, nhóm ngành,
chương trình đào tạo (mã ngành);
d) Lựa chọn phương thức tuyển sinh
(mã phương thức);
đ) Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ
hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn
thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT
- Thí sinh đăng ký xét tuyển vào
các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện các quy định tại Điều
này và quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Bước 2: Điểm tiếp nhận tại địa
phương rà soát dữ liệu của thí sinh
a) Tổ chức rà soát, kiểm tra và bổ
sung, cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu kết quả học tập cấp THPT của thí sinh
trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành;
b) Kiểm tra dữ liệu, hướng dẫn thí
sinh khai đúng thông tin, bao gồm cả thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên;
c) Hỗ trợ việc đăng ký nguyện vọng
cho những thí sinh không có điều kiện đăng ký trực tuyến;
d) Hỗ trợ các cơ sở đào tạo có tuyển
sinh theo kế hoạch riêng trong việc xác nhận kết quả học tập cấp THPT cho những
thí sinh dự tuyển.
Bước 3: Nộp lệ phí xét tuyển
Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển
sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
Bước 4: Xét tuyển
Đối tượng xét tuyển thẳng:
Cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển thẳng
cho những thí sinh đủ điều kiện, công bố kết quả theo kế hoạch chung.
*) Đối tượng xét tuyển sớm:
Cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển cho
những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, nhưng không được yêu cầu thí
sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung. Cơ sở đào tạo
công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt
nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển
khác theo kế hoạch chung, hoàn thành trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển trên
hệ thống.
*) Đối tượng xét tuyển theo kế hoạch
chung:
- Các cơ sở đào tạo tự chủ tổ chức
xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển riêng, hoặc tự nguyện phối
hợp theo nhóm để tổ chức xét tuyển theo các phương thức và tiêu chí xét tuyển
chung. Bộ GDĐT hướng dẫn lịch trình xét tuyển và hỗ trợ việc xử lý nguyện vọng
trên hệ thống.
- Sau khi kết thúc thời gian đăng
ký nguyện vọng trên hệ thống, cơ sở đào tạo tải thông tin, dữ liệu từ hệ thống
để phục vụ xét tuyển, bao gồm dữ liệu đăng ký nguyện vọng và kết quả thi tốt
nghiệp THPT, kết quả học tập cấp THPT của những thí sinh dự tuyển vào cơ sở đào
tạo theo các phương thức tuyển sinh.
- Nguyên tắc xét tuyển:
a) Điểm trúng tuyển được xác định để
số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng
chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;
b) Đối với một ngành đào tạo (hoặc
một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh
được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện
vọng đăng ký, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Trường hợp nhiều thí sinh có
cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ
tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);
d) Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực,
đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên
được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
- Sau mỗi chu kỳ xét tuyển, cơ sở
đào tạo tải lên hệ thống danh sách thí sinh dự kiến đủ điều kiện trúng tuyển
các ngành, chương trình đào tạo (theo các phương thức tuyển sinh). Hệ thống xử
lý nguyện vọng sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí
sinh đủ điều kiện trúng tuyển nhiều nguyện vọng, trả lại danh sách thí sinh dự
kiến trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.
- Căn cứ kết quả xử lý nguyện vọng,
cơ sở đào tạo lặp lại quy trình xét tuyển ở chu kỳ sau, điều chỉnh điểm trúng
tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định. Ở chu kỳ cuối, cơ sở
đào tạo quyết định điểm trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo (theo
các phương thức tuyển sinh) và tải lên hệ thống danh sách (chính thức) thí sinh
đủ điều kiện trúng tuyển. Trên cơ sở kết quả xử lý nguyện vọng cuối cùng, cơ sở
đào tạo quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành, chương trình
đào tạo.
- Cơ sở đào tạo công bố điểm trúng
tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo
theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển
của cá nhân trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo (hoặc của nhóm cơ sở
đào tạo phối hợp xét tuyển).
Bước 5: Thông báo trúng tuyển
tuyển
- Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng
tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối
với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.
Bước 6: Xác nhận nhập học
*) Đối tượng xét tuyển thẳng:
- Thí sinh trúng tuyển thẳng có thể
xác nhận nhập học sớm (khi đủ điều kiện), hoặc theo kế hoạch chung như những
thí sinh khác; cơ sở đào tạo không được yêu cầu bắt buộc thí sinh xác nhận nhập
học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung.
- Thí sinh trúng tuyển thẳng chưa
xác nhận nhập học vẫn được sử dụng quyền đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung
để có thêm cơ hội trúng tuyển như những thí sinh khác.
Đối tượng xét tuyển theo kế hoạch
chung:
- Thí sinh xác nhận nhập học bằng
hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
- Đối với những thí sinh không xác
nhận nhập học trong thời hạn quy định:
a) Nếu không có lý do chính đáng
thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
b) Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy
xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của
UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh
vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;
c) Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán
bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ
động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết
định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí
sinh vào học sau.
- Thí sinh đã xác nhận nhập học tại
một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét
tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.
Bước 7: Tổ chức đăng ký và xét
tuyển các đợt bổ sung
- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số
thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo,
hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ
sung. Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình
thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành,
chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều
kiện trúng tuyển đợt trước.
- Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã
trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét
tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
- Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở
đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện,
tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức
tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân; gửi giấy
báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
1.2. Cách thức thực hiện:
*9 Đối tượng xét tuyển thẳng:
Thực hiện đăng ký xét tuyển trực
tuyến trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch
vụ công quốc gia) hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
*) Đối tượng xét sớm:
Thực hiện đăng ký xét tuyển trực
tuyến trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch
vụ công quốc gia) hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.
*) Đối tượng xét tuyển theo kế hoạch
chung:
Thực hiện đăng ký xét tuyển trực
tuyến trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch
vụ công quốc gia).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao
gồm: Đăng ký trực tuyến.
1.3.2. Số lượng: Không.
1.4. Thời hạn giải quyết
Đối với tuyển sinh đợt 1 cho hình
thức đào tạo chính quy, công tác tuyển sinh theo lịch tuyển sinh do Bộ GDĐT quy
định (thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi
có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT).
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
- Người đã được công nhận tốt nghiệp
trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài
được công nhận trình độ tương đương;
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung
cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối
lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
Bộ Giáo dục và Đào tạo/Cơ sở đào tạo.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Danh sách thí sinh xác nhận nhập học.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có):
Xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp lệ
phí trực tuyến, mức phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
1.10. Điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính:
*) Đối tượng xét tuyển thẳng:
1. Anh hùng lao động, Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các
ngành, chương trình do cơ sở đào tạo quy định.
2. Thí sinh đạt thành tích cao
trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong
năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp) vào các ngành phù hợp với môn
thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường
hợp sau:
a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba
trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp
quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không
quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
b) Thí sinh đoạt giải chính thức
trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới
thời điểm xét tuyển thẳng;
c) Thí sinh tham gia đội tuyển quốc
gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới,
Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp
châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp
Đông Nam Á; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba
trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời
điểm xét tuyển thẳng.
3. Thí sinh có bằng trung cấp ngành
sư phạm loại giỏi trở lên, hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá và có
ít nhất 02 năm làm việc đúng ngành được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm
non trình độ cao đẳng.
4. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào
tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để
xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp
cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước
khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc
biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định,
có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả
năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu
số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện
nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3
năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ
thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có
kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của
Bộ trưởng Bộ GDĐT.
5. Cơ sở đào tạo quy định hình thức
ưu tiên xét tuyển khác (được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT hoặc tốt
nghiệp trung cấp) đối với các trường hợp sau đây:
a) Thí sinh quy định tại khoản 1, 2
Điều này dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển
thẳng);
b) Thí sinh đoạt giải khuyến khích
trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi
khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội
dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới
thời điểm xét tuyển;
c) Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc,
đồng các giải thể dục thể thao cấp quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí
sinh được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc
gia dự tuyển vào các ngành thể dục thể thao phù hợp; thời gian đoạt giải không
quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;
d) Thí sinh đoạt giải chính thức
trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc,
mỹ thuật dự tuyển vào các ngành nghệ thuật phù hợp; thời gian đoạt giải không
quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;
đ) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba
tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế dự tuyển vào các
ngành phù hợp với nghề đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới
thời điểm xét tuyển.
6. Các cơ sở đào tạo quy định cụ thể
và công bố trong đề án tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, đối tượng, chỉ tiêu,
tiêu chí, phạm vi tuyển sinh, ngành, chương trình đào tạo để xét tuyển thẳng,
ưu tiên xét tuyển.
*) Đối tượng xét tuyển theo kế hoạch
chung:
1. Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào
tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ
GDĐT công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính
quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
2. Đối với tuyển sinh đào tạo hình
thức khác chính quy hoặc phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt
nghiệp THPT, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và
ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề khi:
a) Học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi
trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên, trừ các trường hợp quy định
tại điểm b khoản này;
b) Học lực lớp 12 xếp loại từ khá
trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên đối với các ngành Giáo dục
thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo
dục Mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh,
Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ
thuật phục hồi chức năng.
3. Thí sinh là vận động viên Cấp 1,
kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải
trẻ quốc gia và quốc tế, thí sinh ngành sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật có điểm thi
năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang
điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển vào các ngành phù hợp không phải áp dụng ngưỡng
đầu vào.
4. Đối với thí sinh đã tốt nghiệp
trung cấp sư phạm dự tuyển vào cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, cơ sở đào tạo
quy định và chịu trách nhiệm giải trình về ngưỡng đầu vào.
5. Thí sinh đã tốt nghiệp trình độ
trung cấp trở lên cùng nhóm ngành dự tuyển được áp dụng quy định ngưỡng đầu vào
như sau:
a) Đối với thí sinh dự tuyển vào đại
học nhóm ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng
chỉ hành nghề trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này, ngưỡng đầu vào
được áp dụng một trong các tiêu chí sau:
- Học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở
lên hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8,0 trở lên;
- Tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên
hoặc học lực lớp 12 đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với
chuyên môn đào tạo;
- Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại
học đạt loại giỏi trở lên;
- Tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc
trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm
công tác đúng với chuyên môn đào tạo;
b) Đối với thí sinh dự tuyển vào đại
học các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ
thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng,
Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, ngưỡng
đầu vào được áp dụng một trong các tiêu chí sau:
- Học lực lớp 12 đạt loại khá hoặc
điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 6,5 trở lên;
- Tốt nghiệp THPT loại khá, hoặc có
học lực lớp 12 đạt loại trung bình và có 5 năm kinh nghiệm công tác đúng với
chuyên môn đào tạo;
- Tốt nghiệp trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng, trình độ đại học đạt loại khá trở lên.
6. Đối với người đã trúng tuyển hoặc
đã tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo viên trước ngày 07 tháng 5 năm 2020 nếu dự
tuyển vào học đại học để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo
dục năm 2019, ngưỡng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định.
7. Căn cứ yêu cầu bảo đảm chất lượng,
cơ sở đào tạo xác định và công bố ngưỡng đầu vào cho các ngành, nhóm ngành và
phương thức tuyển sinh trước thời gian kết thúc đăng ký dự tuyển ít nhất 10
ngày. Đối với ngưỡng đầu vào ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức
khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, ngưỡng đầu vào do cơ sở đào tạo xác định không
được thấp hơn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều này.
8. Có đủ sức khoẻ để học tập theo
quy định hiện hành;
9. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự
tuyển theo quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày
06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển
sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.