Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo đảm An toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 1860/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/08/2012
Ngày có hiệu lực 13/08/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Cao Thị Hải
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1860/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg, ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 201/SYT-TTr ngày 17/7/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch bảo đảm An toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu VT, VX, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Thị Hải

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2012-2015
(Phê duyệt kèm theo Quyết định
số 1860/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của UBND tnh)

Phần 1.

THỰC TRẠNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả. Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chuyên ngành đã được thành lập, từng bước kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh ngày càng phong phú, đa dạng và rất dễ phát sinh những diễn biến phức tạp. Môi trường sống bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt là những yếu tố độc hại ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn thực phẩm và sức khoẻ con người. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản sau thu hoạch, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi... là những vấn đề bức xúc trong công tác bảo đảm an toàn thực phm; đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội.

Toàn tỉnh có trên 11.000 cơ sở thực phẩm trong đó: 2.141 cơ sản xuất, chế biến; 5.764 cơ sở kinh doanh và 3.278 cơ skinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên vẫn có khoảng trên 6.000 cơ sở trong tổng số hơn 11.000 cơ sở thực phẩm là thuộc loại nhỏ lẻ, hộ gia đình không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm mà chỉ thực hiện cam kết hàng năm về bảo đảm an toàn thực phẩm. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn phát sinh ngộ độc thực phẩm.

Công tác giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng mới chỉ phát huy được ở tuyến tỉnh. Tuyến huyện thành ph, xã phường thị trn đã làm nhưng kết quả chưa cao do chưa tạo được những hình thức truyền thông thuyết phục, nội dung hình thức chưa phong phú. Bên cạnh đó, một bộ phận người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm chưa tự giác, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Một bộ phận lớn người tiêu dùng còn dễ dãi, chủ quan trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm không an toàn.

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về an toàn thực phẩm đã được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục trong thời gian qua. Bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực trong thái độ, trách nhiệm và ý thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuy nhiên, việc xử lý vi phạm vẫn còn hạn chế, nhất là tuyến huyện, xã phường thị trấn.

Công tác bảo đảm an toàn thực phm liên quan tới tất cả các cung đoạn của chuỗi cung cấp thực phẩm từ nuôi trồng, thu hoạch, sản xuất chế biến, lưu thông bảo quản và tiêu dùng. Ở mỗi cung đoạn lại có tính đặc thù riêng đòi hỏi phải có sự quản lý, kiểm tra giám sát khác nhau của mỗi cấp, ngành.

Chính những thực trạng trên cho thấy trong thời gian tới, tỉnh ta phải tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh.

Phần 2.

KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

A. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung.

[...]