ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1789/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 21 tháng 09 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ
TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm
2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả;
Căn cứ Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm
2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2015 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình
số 909/TTr-SCT ngày 19 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Công ty Điện lực Hòa
Bình và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Công
thương;
- Thường trực
Tỉnh ủy;
- Thường trực
HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch,
các phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt
Nam tỉnh;
- Các tổ chức
đoàn thể CT-XH của tỉnh;
- VP/UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT,
CNXD (M).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
|
CHƯƠNG TRÌNH
SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 1789/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh)
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả và các quy định của pháp luật có liên quan đến Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định
số 77/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2015.
- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về sử dụng tiết kiệm năng lượng,
tạo chuyển biến từ nhận thức sang
hành động cụ thể nhằm đạt được một số chỉ tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng,
mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường,
khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế
- xã hội bền vững.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020 tiết kiệm từ 5% - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng
so với dự báo hiện nay; thay thế từ 10% - 12% các dây truyền, thiết bị lạc hậu,
sử dụng nhiều năng lượng bằng các dây truyền, thiết bị mới tiết kiệm năng lượng
tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, công sở trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động sử dụng
năng lượng tiết kiệm trên địa bàn; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt
động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng một số mô hình điển hình về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tòa nhà, chiếu sáng, hộ gia đình.
- Từng bước tổ chức, điều chỉnh mạng giao thông, chiếu sáng đô thị phù hợp, đảm bảo hiện đại, văn minh nhằm giảm tổng mức năng lượng so với dự báo hiện
nay.
- Quản lý nhu cầu sử dụng điện, đẩy mạnh việc thực hiện tiết kiệm điện trong các khâu truyền tải, phân phối,
kinh doanh và sử dụng điện.
- Khuyến khích, thúc đẩy các Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu đưa ra thị
trường các trang thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao.
II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng Iượng tiết kiệm và hiệu quả
- Triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến
hoạt động Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp;
xây dựng, chiếu sáng công cộng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, trong
dịch vụ và hộ gia đình.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ và
sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; xây dựng, ban hành các quy định, hướng
dẫn về quản lý xây dựng các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tăng cường, khuyến khích hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các loại năng lượng
mới, năng lượng tái tạo vào sản xuất, tiêu dùng.
- Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao
năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý năng lượng tại các Sở, ngành, địa
phương.
2. Tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng,
nâng cao nhận thức cho cộng đồng, thúc đẩy việc
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường
- Xây dựng các chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
hàng tháng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình và các đơn vị truyền thông khác đóng trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền và phát hành tờ rơi, tờ dán, quảng cáo, sổ tay hướng dẫn trên các
kênh thông tin truyền thông về các sản phẩm tiêu thụ năng lượng, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, an toàn đến các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị,
các cơ sở giáo dục - đào tạo, trường học, trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
3. Phát triển phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết
kiệm năng lượng, từng bước
loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp
- Phối hợp với các nhà cung cấp sản phẩm tiết kiệm năng lượng có uy tín, chất lượng, chuyển giao đến cho
các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ vừa và nhỏ thực hiện
nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây truyền công nghệ
và cải tiến công tác quản lý nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm
chi phí sản xuất.
- Tổ chức Hội thảo, nhằm trao đổi, giới thiệu trang thiết bị công nghệ mới,
các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, cung cấp thông tin về
các sản phẩm tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng có lợi ích cho, doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người tiêu dùng.
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu
các sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận các sản phẩm
sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
- Xây dựng mô hình thí điểm sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp với điện lưới phục vụ chiếu sáng
công cộng cho một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh và tại một số cơ quan, công
sở trên địa bàn tỉnh.
4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công
nghiệp
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hình thành hệ thống
quản lý năng lượng, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý, sử dụng năng lượng;
Xây dựng mô hình quản lý năng lượng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng
năng lượng trọng điểm.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng trọng điểm thực
hiện kiểm toán năng lượng; thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa kỹ thuật - công nghệ sử dụng
năng lượng nhằm hạ thấp suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm.
- Hỗ trợ và hướng dẫn dán nhãn năng lượng cho các doanh nghiệp sản xuất,
nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị
phải dán nhãn năng lượng.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cấp chứng
chỉ năng lượng cho người quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng trọng điểm;
tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý năng lượng cho công nhân làm công tác quản
lý năng lượng tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tòa nhà
- Khảo sát đánh giá hiện trạng trong các tòa nhà sử dụng năng lượng lớn
trên địa bàn tỉnh. Xây dựng thí điểm mô hình quản lý năng lượng cho các tòa nhà
cao tầng sử dụng năng lượng lớn trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm soát việc thiết kế các tòa nhà đảm bảo sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực cho công tác thiết
kế, thẩm định, thi công, giám sát, quản lý các tòa nhà đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Lựa chọn triển khai ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tự
nhiên, tiết kiệm năng lượng, các vật liệu hiện đại, thân thiện với môi trường,
sử dụng các giải pháp điều hòa, thông gió tự nhiên, đặc biệt là các tòa nhà cao
tầng sử dụng năng lượng lớn.
6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải
- Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh
để tiết kiệm năng lượng (chống ùn tắc giao thông; nghiên cứu điều chỉnh lộ trình, lịch trình, tần suất hoạt động
của phương tiện vận tải hành khách
công cộng; tăng cường vận tải hành khách công cộng có năng lực vận chuyển lớn;
tối ưu hóa phương tiện giao thông vận tải, khai thác hợp lý hệ thống vận tải đường
thủy).
- Hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh sử dụng thí điểm
nhiên liệu khí hóa lỏng LPG... thay thế xăng, dầu đối với một số phương tiện giao thông.
- Áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới trong giao thông
vận tải nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm ra môi trường.
7. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp
- Xây dựng quy hoạch hệ thống thủy lợi tối ưu; vận hành, khai thác hợp lý
công suất tổ máy trong các trạm bơm tưới, tiêu của hệ thống thủy lợi.
- Hỗ trợ về tư vấn kỹ thuật, tài
chính cho trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các hộ gia đình nông thôn xây dựng các hầm khí
Bioga để đun nấu.
- Nghiên cứu sử dụng thiết bị, công nghệ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
8. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng
công cộng
- Xây dựng kế hoạch và giải pháp tiết kiệm điện trong hệ thống chiếu sáng
đô thị (chế độ vận hành; sử dụng thiết
bị chiếu sáng có hiệu suất cao, áp dụng công nghệ hiện đại tự động để điều khiển
hệ thống chiếu sáng... ).
- Xây dựng mô hình thí điểm về chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, chiếu
sáng tiết kiệm năng lượng đối với một số
hệ thống chiếu sáng trên địa bàn.
9. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các hộ gia
đình
Lựa chọn thí điểm hộ gia đình tham gia xây dựng mô
hình “sử dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình”, “gia đình tiết kiệm”.
10. Quản lý nhu cầu điện
- Nâng cao hiệu quả sử dụng điện của các phụ tải (Trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học... và các hộ
gia đình).
- Điều khiển nhu cầu dùng điện phù hợp với khả năng cung cấp điện (cắt đỉnh,
dịch chuyển phụ tải,...).
- Áp dụng các biện pháp, giải pháp công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng
phân phối, đảm bảo an toàn, giảm tổn
thất điện năng trong truyền tải, phân phối và bán lẻ.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 được lấy từ nguồn ngân
sách của tỉnh và vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia Chương trình.
2. Tổng kinh phí (dự kiến): 23.550.000.000 đồng (Hai
mươi ba tỷ, năm trăm
năm mươi triệu đồng)
Trong đó:
- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh: Khoảng 7.650.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí của doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia chương trình: Khoảng
15.900.000.000 đồng.
(có danh mục chi tiết các chương trình kèm theo)
Hàng năm, căn cứ vào các nội dung của Chương trình đã được UBND tỉnh duyệt,
các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự
toán kinh phí chi tiết thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh,
xem xét phê duyệt theo quy định.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
1. Về Tài chính
Phối hợp nguồn vốn ngân sách tỉnh; vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của
các doanh nghiệp để thực hiện Chương trình.
- Nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh: cấp cho việc tăng cường chức năng quản lý
nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tuyên truyền
phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức cho cộng đồng; phổ
biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ
các trang thiết bị hiệu suất thấp; Xây dựng mô hình “sử dụng tiết kiệm năng lượng
trong hộ gia đình”, “gia đình tiết kiệm”; mô hình quản lý năng lượng tại cơ sở
sản xuất công nghiệp, tòa nhà, cơ quan, công sở; hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp sản xuất
trong việc đầu tư, thay thế các thiết bị, phương tiện cũ công nghệ lạc hậu tiêu
tốn năng lượng và hỗ trợ cho một số doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm
trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện kiểm toán năng lượng.
- Nguồn vốn tài trợ của tổ chức quốc tế: Để mở rộng hợp tác quốc tế thuộc
phạm vi của Chương trình, tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức nhằm giảm
chi ngân sách nhà nước.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia chương trình dùng để thực hiện kiểm
toán năng lượng; đầu tư, thay thế các thiết bị, phương tiện cũ công nghệ lạc hậu
tiêu tốn năng lượng đáp ứng việc tiết
kiệm năng lượng của doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định hiện hành.
2. Giải pháp về đầu tư, đào tạo nâng cao năng lực
- Đầu tư cho việc đào tạo, cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý
năng lượng tại các Sở, ngành, địa phương, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, các doanh nghiệp sản xuất, tòa nhà ...về quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
thực hiện đầu tư có chọn lọc trong việc
tăng cường năng lực cho các tổ chức
tư vấn (hỗ trợ kỹ thuật, kiểm toán năng lượng, thiết kế, trang thiết bị đo kiểm ...).
- Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh về lĩnh vực năng lượng tái tạo,
đầu tư thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.
- Đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất ứng dụng các sản phẩm mới, vật liệu mới, dự án thí điểm, các mô hình thí điểm để thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.
- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, kiến thức
để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
về các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo và cách sử dụng.
3. Về Khoa học và Công nghệ
- Thúc đẩy việc triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, về các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng, ứng dụng
các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường, năng lượng mới, năng lượng
tái tạo trên địa bàn tỉnh thông qua
kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh việc triển khai chương trình
hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử
dụng năng lượng tái tạo.
- Xây dựng mô hình, công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và
nghiên cứu nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
4. Về Hợp tác Quốc tế
Phối hợp với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ quốc
tế và các cá nhân nước ngoài, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công thương
- Có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện
Chương trình; xây dựng kế hoạch triển khai nội
dung của Chương trình; tổng hợp báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu của UBND tỉnh.
- Là cơ quan đầu mối hướng dẫn các văn bản pháp lý có liên quan đến các đơn vị thực hiện chương trình, đề án, dự án; làm việc với các chuyên gia,
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, các Viện nghiên cứu,
các Chủ đầu tư có mô hình thành công
cùng với các đơn vị thực hiện các đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
đạt kết quả; tổng hợp các vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan thực hiện nội dung quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức cho cộng đồng,
thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, Phát
triển phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước
loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp,
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp và hộ gia đình.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh điều phối, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tiết
kiệm năng lượng và hiệu quả; các dự án, đề tài khoa học của các ngành, đơn vị thuộc nội dung Chương trình
trong năm thực hiện; Thẩm tra, tổng hợp các dự án, đề tài thực hiện trong năm
trước ngày 30 tháng 6 (đối với các đề tài, dự án sử dụng
vốn ngân sách tỉnh) và trước ngày 30
tháng 4 (đối với nguồn vốn từ Trung ương) hàng năm để trình cấp
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Xây dựng các biện pháp khuyến khích ứng dụng công nghệ và sản xuất sản
phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.
2. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
- Cân đối ngân sách địa phương, đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm, đảm bảo
các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động của Chương trình.
- Kêu gọi nguồn đầu tư tài trợ từ các dự án quốc tế về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các
cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các hoạt động sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ khả năng ngân sách, cân đối nguồn đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà
nước đối với Chương trình, đưa vào kế hoạch hằng năm trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
- Hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn vốn của Chương trình theo quy định.
4. Sở
Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các tổ chức có liên
quan thực hiện nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa
nhà và trong chiếu sáng công cộng.
- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng.
- Cung cấp các thông tin, hướng dẫn, giới thiệu phổ biến các mô hình tòa
nhà sử dụng tiết kiệm đã thành công trong và ngoài nước.
5. Sở
Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các tổ chức có liên
quan thực hiện nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động
giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, hợp lý hóa mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm tối
ưu hóa năng lực giao thông vận tải, hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường
phương tiện vận tải hành khách công cộng.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các tổ chức có liên
quan thực hiện nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống thủy lợi, vận hành, khai thác hợp lý các
trạm bơm tưới của hệ thống thủy lợi.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ năng lượng sạch
trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành, các tổ chức liên quan xây dựng các đề tài, dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có nội dung
nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
- Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ các đề tài, dự án ứng dụng khoa học
công nghệ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
8. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu của
UBND tỉnh.
9. Các đơn vị phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn và bán lẻ điện
- Phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức có liên
quan thực hiện phát điện, truyền tải, phân phối sử dụng điện tiết kiệm và hiệu
quả.
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện năng phù hợp với các khả năng cung cấp (giờ
cao điểm, thấp điểm); đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và sinh hoạt.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp (quản lý, kiểm tra, nghiên cứu ứng dụng kỹ
thuật, cải tạo, nâng cấp đồng bộ lưới điện và hệ thống lưới điện tự dùng...) nhằm giảm tổn thất điện
trong khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh.
- Tuyên truyền, vận động sử dụng điện tiết kiệm; hướng dẫn khách hàng sử dụng
điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ
thống điện vận hành đạt hiệu quả.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) hoặc đột xuất về Sở Công
thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
10. UBND các huyện, thành phố
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiết kiệm năng lượng, phối hợp với
các đơn vị liên quan thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, phát động các phong trào tiết
kiệm năng lượng tại các xã, phường, thị trấn và tổ dân cư; Mỗi năm ít nhất một lần phải tổ chức lễ phát động
treo Pano, khẩu hiệu và dán áp phích có hình ảnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho người dân
và cộng đồng.
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.
- Thành phố Hòa Bình với vai trò đô thị trung tâm của tỉnh: đưa nội dung khai thác, sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào lộ trình quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị, tập trung có trọng
điểm đối với các tòa nhà, biệt thự; từng bước xây mới và cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng hiệu
suất cao (thay thế bóng
cũ, sử dụng thiết bị tiết giảm điện...); lựa chọn tuyến đường phố, công viên, khuôn viên đầu tư thí điểm hệ
thống chiếu sáng kết hợp với sử dụng năng lượng mặt trời.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) và theo yêu cầu của UBND tỉnh.
11. Trách nhiệm các cơ quan thông tin đại chúng
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình chủ
động phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên đề, tin bài giới thiệu các biện pháp, mô hình sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả và các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất nghiên cứu ứng dụng các thiết bị tiết kiệm điện,
năng lượng
mới, năng lượng
tái tạo; chuyên mục thông tin trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.
12. Các tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng năng lượng
Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả gắn với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; tích cực nghiên cứu
áp dụng mô hình quản lý, giải pháp tiết kiệm năng lượng; đầu tư đổi mới, cải tiến hợp lý hóa dây truyền
công nghệ thực hiện Chương trình
sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện Chương trình, nếu có khó
khăn, vướng mắc cần sửa đổi,
bổ sung, các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ảnh
kịp thời về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.