ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1776/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
15 tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VỐN HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA), VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước
ngoài;
Căn cứ Quyết định số
828/QĐ-BKHĐT ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công
bố thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ/hủy bỏ lĩnh vực vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1504/TTr-SKHĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này 07 (bảy) thủ tục hành
chính lĩnh vực Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Vĩnh Long, trong đó: 03 thủ tục hành chính mới ban hành; 04 thủ tục
hành chính sửa đổi, bổ sung đã được công bố tại Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày
01/02/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (có phụ
lục chi tiết kèm theo).
Điều 2.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Niêm yết, công khai thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở, Trang thông tin điện tử của
cơ quan.
- Căn cứ cách thức thực hiện của
từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ
tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính.
- Tổ chức thực hiện đúng nội
dung các thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, VPCP;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- P.KTNV, P.HC-TC;
- Lưu: VT, 1.19.13.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
|
PHỤ LỤC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 15/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Long)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành
chính mới ban hành thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh
Long
STT
|
Tên TTHC
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện
|
Phí, lệ phí
|
Căn cứ pháp lý
|
|
Lĩnh vực Vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
|
1
|
Quyết định chủ trương đầu tư
chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản
|
Theo quy định của Chính phủ
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
2
|
Trình tự, thủ tục quyết định
chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
là cơ quan chủ quản.
|
Thời gian xem xét, trình Thủ tướng
Chính phủ về Đề xuất chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung kể từ
ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 45 ngày.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
3
|
Trình tự, thủ tục quyết định
chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu
|
Thời gian xem xét, trình Thủ
tướng Chính phủ về Đề xuất chương trình, dự án kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu
tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ: không quá 45 ngày.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
2. Danh mục thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Vĩnh Long
STT
|
Mã TTHC
|
Tên TTHC
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện
|
Phí, lệ phí
|
Căn cứ pháp lý
|
|
Lĩnh vực Vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
|
1
|
2.001932. 000.00.00 .H61
|
Lập, thẩm định, quyết định đầu
tư chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ
quản.
|
Theo quy định của Chính phủ
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
2
|
2.000045. 000.00.00 .H61
|
Lập, thẩm định, quyết định
phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không
hoàn lại.
|
Không quá 20 ngày kể từ khi
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
3
|
2.002053. 000.00.00 .H61
|
Lập, phê duyệt kế hoạch tổng
thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
|
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
4
|
2.002050. 000.00.00 .H61
|
Lập, phê duyệt kế hoạch thực
hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng
năm.
|
Không quy định
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ
quan được UBND tỉnh giao
|
Không
|
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-
CP.
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Quyết
định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của người đứng đầu
cơ quan chủ quản
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan chủ quản gửi Bộ
Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề nghị góp ý kiến của về báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư.
Bước 2: Căn cứ ý kiến của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định
và quyết định chủ trương đầu tư.
Bước 3: Cơ quan chủ quản gửi Bộ
Kế hoạch và Đầu tư quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án
(bản gốc)
Bước 4: Căn cứ quyết định phê
duyệt chủ trương đầu tư chương trình, dự án của Cơ quan chủ quản Bộ Kế hoạch và
Đầu tư thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài và đề nghị xem xét tài
trợ chương trình, dự án.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
- Công văn của Cơ quan chủ quản
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư văn bản đề nghị góp ý kiến về báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư.
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu
tư.
- Các tài liệu khác (nếu có)
d) Số lượng hồ sơ:
01 bộ gốc (riêng Báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư: 03 bộ)
đ) Thời hạn giải quyết: Theo
quy định của Chính phủ.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định chủ trương chương
trình, dự án của cơ quan chủ quản.
i) Phí, Lệ phí: Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục: Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
2. Trình
tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung do Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản.
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn
bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo tài liệu về khoản hỗ trợ ngân sách chung.
Nội dung tài liệu: Nêu rõ bối cảnh,
sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, hoạt động chủ yếu, kết quả, hiệu quả kinh tế
- xã hội; tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn, các nguồn lực khác; điều kiện tiếp nhận
khoản hỗ trợ ngân sách, quyền lợi và nghĩa vụ; phương thức tài trợ và hình thức
tổ chức quản lý; cân đối ngân sách của địa phương, phương án sử dụng vốn vay,
khả năng trả nợ của ngân sách địa phương và cam kết thanh toán trả nợ (đối với
khoản hỗ trợ ngân sách chung cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại toàn bộ).
Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, hoạt
động chủ yếu, kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội, tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn,
các nguồn lực khác, điều kiện tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách, quyền lợi và
nghĩa vụ, phương thức tài trợ và hình thức tổ chức quản lý của khoản hỗ trợ
ngân sách chung.
Bước 3: Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung làm cơ sở cho
việc đàm phán, ký kết, tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung theo quy định.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
- Công văn của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định
chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung;
- Tài liệu kèm theo về khoản hỗ
trợ ngân sách;
- Bản sao tài liệu làm việc với
nhà tài trợ nước ngoài về dự án (nếu có)
d) Số lượng hồ sơ:
01 bộ gốc (riêng Tài liệu về
khoản hỗ trợ ngân sách chung: 08 bộ)
đ) Thời hạn giải quyết:
Thời gian xem xét, trình Thủ tướng
Chính phủ về Đề xuất chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung kể từ
ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 45 ngày.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định chủ trương tiếp nhận
khoản hỗ trợ ngân sách chung của Thủ tướng Chính phủ.
i) Phí, Lệ phí: Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục: Không có.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
3. Trình
tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn
bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo tài liệu về khoản hỗ trợ ngân sách,
trong đó nêu rõ tình hình ngân sách ngành, lĩnh vực và dự kiến phương án sử dụng
vốn cho các mục tiêu.
Bước 2: Trên cơ sở tổng hợp ý
kiến của Bộ Tài chính (đánh giá tình hình ngân sách ngành, lĩnh vực; khả năng
tiếp nhận hỗ trợ ngân sách để thực hiện các mục tiêu; các điều kiện nhận hỗ trợ
ngân sách; việc thực hiện các cam kết) và ý kiến các cơ quan có liên quan, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp
nhận hỗ trợ ngân sách có mục tiêu, trong đó làm rõ danh mục chương trình, dự án
sử dụng khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu, phương án bố trí kế hoạch vốn cho
các bộ, ngành.
Trường hợp chưa xác định được
danh mục chương trình, dự án cụ thể sử dụng khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên
quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tiếp nhận phù hợp
Bước 3: Thủ tướng Chính phủ xem
xét, phê duyệt chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu cùng với
danh mục chương trình, dự án cụ thể. Việc thực hiện trình tự, thủ tục lập, thẩm
định quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án cụ thể sử dụng khoản hỗ trợ
ngân sách có mục tiêu theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
- Công văn của cơ quản chủ quản
đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ
trương tiếp nhận chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách chung;
- Tài liệu kèm theo về khoản hỗ
trợ ngân sách;
- Bản sao tài liệu làm việc với
nhà tài trợ nước ngoài về dự án (nếu có)
d) Số lượng hồ sơ:
01 bộ gốc (riêng Tài liệu về
khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu: 08 bộ)
đ) Thời hạn giải quyết:
Thời gian xem xét, trình Thủ tướng
Chính phủ về Đề xuất chương trình, dự án kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận
đủ hồ sơ hợp lệ: không quá 45 ngày.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định chủ trương tiếp nhận
khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ.
i) Phí, Lệ phí: Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục: Không có.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
4. Lập, thẩm
định quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của người đứng
đầu cơ quan chủ quản
a) Trình tự thực hiện:
- Dự án không có cấu phần
xây dựng:
Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu
tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
Bước 2: Người đứng đầu Bộ, cơ quan
trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc
giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức thẩm định dự án;
Bước 3: Hội đồng thẩm định hoặc
cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thẩm định các nội dung quy định tại khoản
2 Điều 44 và khoản 2 Điều 45 của Luật Đầu tư công;
Bước 4: Căn cứ ý kiến thẩm định,
chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định đầu tư.
- Trình tự lập thẩm định,
quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng, thực hiện theo quy định của
pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan đến quản lý và sử dụng
vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ dự án quan trọng quốc gia.
- Đối với chương trình, dự án sử
dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài áp dụng cơ chế
tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại, việc lập, thẩm định chương
trình, dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và phải được thẩm định phương
án tài chính của chương trình, dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư theo
quy định của pháp luật về quản lý nợ công và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định chương
trình, dự án
- Báo cáo nghiên cứu khả thi
chương trình, dự án
- Các tài liệu khác có liên
quan
d) Số lượng hồ sơ: Theo
quy định của Chính phủ
đ) Thời hạn giải quyết: Theo
quy định của Chính phủ
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định đầu tư chương trình,
dự án.
i) Phí, Lệ phí: Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Theo quy định của Chính phủ.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục: Không có.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
5. Lập, thẩm
định, quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn
ODA không hoàn lại
a) Trình tự thực hiện:
- Đối với dự án, phi dự
án không quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định 56/2020/NĐ-CP:
Bước 1: Cơ quan chủ quản có văn
bản gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan kèm theo Văn kiện dự án, phi dự
án và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Trường hợp dự án, phi dự án
có quy mô vốn ODA không hoàn lại từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống, người đứng đầu
cơ quan chủ quản phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án và không bắt buộc phải lấy
ý kiến của các cơ quan liên quan.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản góp ý về những
nội dung của Văn kiện dự án, phi dự án và những vấn đề cần thiết có liên quan.
Bước 3: Cơ quan chủ quản chủ
trì thẩm định dự án, phi dự án với các nội dung gồm: sự phù hợp của dự án, phi
dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện
và thụ hưởng; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện; vốn và khả năng cân
đối vốn, cơ chế tài chính; tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách dành cho các hạng
mục chủ yếu; cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của nhà tài trợ
nước ngoài và các bên tham gia (nếu có); hiệu quả, khả năng vận dụng kết quả
vào thực tiễn và tính bền vững sau khi kết thúc; những ý kiến đã được thống nhất
hoặc còn khác nhau giữa các bên.
Bước 4: Căn cứ kết quả thẩm định,
người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án.
Nội dung chính của Quyết định
phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án gồm (i) Tên dự án, phi dự
án; (ii) Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài (nếu có); (iii) Tên cơ quan
chủ quản, chủ dự án; (iv) Thời gian, địa điểm thực hiện; (v) Mục tiêu, hoạt động
và kết quả; (vi) Tổ chức quản lý; (vii) Tổng mức vốn và cơ cấu nguồn vốn gồm: vốn
ODA không hoàn lại (nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam) và vốn đối ứng (đồng
Việt Nam) và; (viii) Các nội dung khác.
Bước 5. Sau khi Văn kiện dự án,
phi dự án được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư
kèm theo Văn kiện dự án, phi dự án đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của
cơ quan chủ quản và các tài liệu liên quan để giám sát và phối hợp thực hiện.
Bước 6: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài và đề nghị xem xét tài trợ.
- Đối với dự án, phi dự
án quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định 56/2020/NĐ-CP:
Cơ quan chủ quản không tổ chức
thẩm định. Người đứng đầu cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ trương thực hiện
để quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản lấy ý kiến.
- Văn bản trình phê duyệt Văn kiện
dự án, phi dự án của chủ dự án.
- Dự thảo Văn kiện dự án, phi dự
án.
- Văn bản góp ý của các cơ quan
liên quan.
- Các tài liệu liên quan khác
(nếu có) như: văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung dự án, phi dự án,
thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ, văn bản ghi nhớ với nhà tài trợ, báo
cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
hồ sơ (Riêng Văn kiện dự án, phi dự án: 08 bộ).
đ) Thời hạn giải quyết: 20
ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Quyết định phê duyệt văn kiện dự
án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại.
i) Phí, Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn kiện dự án, phi dự án thực
hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI kèm theo Nghị định số
56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ.
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục: Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật đầu tư công
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
PHỤ LỤC V
MẪU
VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI
(Kèm theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án (tiếng Việt và tiếng
Anh).
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề
xuất và chủ dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ và các thông tin liên quan khác.
3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ
nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình.
4. Thời gian dự kiến thực hiện
dự án.
5. Địa điểm thực hiện dự án.
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT
CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của
dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch
phát triển ngành, vùng và địa phương.
2. Mối quan hệ với các chương
trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương
trình, dự án.
3. Sự cần thiết của dự án (nêu
rõ những vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án).
4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng
vốn ODA không hoàn lại.
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI
TRỢ NƯỚC NGOÀI
Nêu rõ tính phù hợp của dự án với
định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ nước ngoài; điều kiện
cung cấp vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài và khả năng đáp ứng của
phía Việt Nam.
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Nêu rõ các mục tiêu tổng quát
và cụ thể của dự án.
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
Các hợp phần, hoạt động và kết
quả chủ yếu của hỗ trợ kỹ thuật; đánh giá khả năng vận dụng hỗ trợ kỹ thuật vào
thực tế.
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Nêu rõ đối tượng thụ hưởng trực
tiếp và gián tiếp của dự án.
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN,
GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Kế hoạch triển khai các hành
động thực hiện trước (nếu có).
2. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch
chi tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên.
3. Kế hoạch giám sát và đánh
giá dự án.
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC
HIỆN DỰ ÁN
Nêu rõ hình thức tổ chức quản
lý thực hiện; cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia chuẩn bị thực hiện, thực hiện
và quản lý dự án; năng lực tổ chức, quản lý thực hiện dự
án của chủ dự án.
IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN
Nêu chi tiết theo từng cấu phần,
hạng mục và dòng ngân sách đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp, bao gồm:
1. Vốn ODA không hoàn lại
(nguyên tệ và quy đổi ra đô la Mỹ).
2. Vốn đối ứng (đồng Việt Nam
và quy đổi ra đô la Mỹ). Nêu rõ nguồn vốn đối ứng (ngân sách trung ương, địa
phương), giá trị đóng góp bằng hiện vật. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các
cấp ngân sách và các đối tượng tham gia thực hiện, đối tượng thụ hưởng dự án (nếu
có).
3. Cơ chế tài chính.
X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ
DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI (NẾU CÓ)
Giải trình về những điều kiện
ràng buộc về sử dụng vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài (nếu
có)./.
PHỤ LỤC VI
MẪU
VĂN KIỆN PHI DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI
(kèm theo Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ)
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án (tiếng Việt và tiếng
Anh).
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề
xuất và chủ dự án (dự kiến): Tên, địa chỉ và các thông tin liên quan khác.
3. Nhà tài trợ và đồng tài trợ
nước ngoài (nếu có) dự kiến hỗ trợ thực hiện chương trình.
4. Thời gian dự kiến.
5. Địa điểm thực hiện.
II. NHU CẦU VỀ KHOẢN PHI DỰ
ÁN
1. Nêu sự cần thiết và nhu cầu
tài trợ đối với phi dự án.
2. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ nước
ngoài.
III. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA
PHI DỰ ÁN
Nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục
tiêu cụ thể và nội dung của phi dự án.
IV. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN
PHI DỰ ÁN
Nêu rõ cơ chế phối hợp giữa các
bên tham gia chuẩn bị thực hiện, thực hiện và quản lý phi dự án; năng lực tổ chức,
quản lý thực hiện khoản phi dự án của chủ dự án.
V. TỔNG VỐN CỦA PHI DỰ ÁN
1. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi
(nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam và đô la Mỹ).
2. Nguồn và vốn đối ứng (đồng
Việt Nam và quy đổi ra đô la Mỹ).
3. Cơ chế tài chính.
VI. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ
DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Giải trình về những điều kiện
ràng buộc về sử dụng vốn ODA không hoàn lại của nhà tài trợ nước ngoài (nếu
có)./.
6. Lập, phê
duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay
ưu đãi, vốn đối ứng
a) Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, căn
cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Văn kiện chương trình, dự án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, quyết định đầu tư chương trình, dự án và điều ước quốc tế cụ
thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự
án phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài lập hoặc rà soát, cập nhật kế hoạch tổng
thể thực hiện chương trình, dự án, trình cơ quan chủ quản xem xét và phê duyệt.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án, cơ quan
chủ quản chương trình, dự án, gửi Quyết định phê duyệt kèm theo kế hoạch tổng
thể thực hiện chương trình, dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và
các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài phục vụ công tác giám sát,
đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
Kế hoạch tổng thể thực hiện
chương trình, dự án được lập cho toàn bộ thời gian thực hiện chương trình, dự
án và phải bao gồm tất cả hợp phần, hạng mục, nhóm hoạt động, nguồn vốn tương ứng
(vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng) và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
hồ sơ
đ) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày ký kết điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Kế hoạch tổng thể thực hiện
chương trình, dự án được phê duyệt
i) Phí, Lệ phí: Không
có.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục: Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
7. Lập, phê
duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn
đối ứng hằng năm
a) Trình tự thực hiện:
1. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể
thực hiện chương trình, dự án đã được cơ quan chủ quản phê duyệt; căn cứ tình
hình giải ngân thực tế và kế hoạch giải ngân theo điều ước quốc tế cụ thể, thỏa
thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án, chủ dự án xem xét
và trình người đứng đầu cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch thực hiện chương
trình, dự án hằng năm. Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA,
vốn vay ưu đãi hằng năm là một phần kế hoạch đầu tư hằng năm của cơ quan chủ quản.
2. Cơ quan chủ quản xem xét,
phê duyệt kế hoạch thực hiện hằng năm.
3. Hằng năm, vào thời điểm xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước theo
quy định hiện hành, cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình,
dự án hằng năm vào kế hoạch đầu tư công và kế hoạch ngân sách hàng năm của cơ
quan chủ quản.
- Đối với chương trình, dự án
vay lại toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Hằng năm, vào cùng thời điểm xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, chủ dự án lập
kế hoạch thực hiện chương trình, dự án trình cơ quan chủ quản phê duyệt kế hoạch
vốn ODA, vốn vay ưu đãi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan được
ủy quyền cho vay lại để theo dõi, giám sát tình hình thực hiện. Cơ quan chủ quản,
chủ dự án có trách nhiệm tự cân đối đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện của
chương trình, dự án.
- Đối với chương trình, dự án
vay lại một phần từ ngân sách nhà nước: Tùy theo tính chất của từng hợp phần
chương trình, dự án (cấp phát toàn bộ hay cho vay lại), chủ dự án áp dụng quy
trình lập và trình duyệt kế hoạch của chương trình, dự án tương ứng với từng hợp
phần của chương trình, dự án theo quy định tại khoản 1,2, 7 Điều 42 Nghị định số
56.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm, chủ
dự án gửi cơ quan chủ quản và thông qua cơ quan chủ quản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, các cơ quan có liên quan và nhà tài trợ nước ngoài Quyết định phê duyệt kèm
theo kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hằng năm phục vụ công tác giám sát,
đánh giá và phối hợp thực hiện chương trình, dự án.
b) Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích
c) Thành phần hồ sơ:
Nội dung của kế hoạch thực hiện
chương trình, dự án hằng năm phải có thông tin chi tiết về các hợp phần (chia
theo hợp phần hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư xây dựng), các hạng mục và hoạt động
chính, các nguồn vốn, kể cả vốn đối ứng và tiến độ thực hiện dự kiến kèm theo.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
hồ sơ
đ) Thời hạn giải quyết: Không
có
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan được UBND tỉnh giao.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức.
h) Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính:
Kế hoạch thực hiện chương
trình, dự án hằng năm được phê duyệt
i) Phí, Lệ phí: Không có
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không có
l) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục: Không có
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 56/2020/NĐ-CP
ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài./.