Quyết định 1772/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018
Số hiệu | 1772/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/06/2017 |
Ngày có hiệu lực | 12/06/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lâm Quang Thi |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1772/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 12 tháng 6 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo nội dung hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 209/BKHCN-KHTH ngày 23 tháng 01 năm 2017 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 560/TTr-SKHCN ngày 05 tháng 6 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018, với các nội dung cụ thể như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ
1. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ.
Năm 2016, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ (viết tắt KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hoạt động tổ chức hội đồng xác định danh mục, nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 cơ bản các đề tài, dự án cấp tỉnh được xét duyệt nội dung đạt 100%, đặc biệt tỉnh cũng đã phê duyệt 06 chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh An Giang và xây dựng Danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2016 - 2017 đúng hạn, góp phần đảm bảo quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2016 đúng tiến độ. Các đề tài, dự án được chọn mang tính cấp thiết cao, có khả năng áp dụng vào thực tế, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 và Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Kết quả: Tỉnh đã triển khai 174 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó 82 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, 92 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở. Qua đó, đã có nhiều mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ hiệu quả, tạo được mối liên kết giữa các nhà khoa học với nông dân cũng như với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: Dự án Ứng dụng máy cấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống tỉnh An Giang cho các kết quả tốt trong quá trình thực hiện như: Chi phí cấy giảm ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy bằng máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỷ lệ mạ sống đạt ít nhất 95% và năng suất lúa không thấp hơn so với năng suất trung bình của địa phương. Dự án Xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên kết hợp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và xử lý ra hoa nghịch vụ giúp người dân tăng năng suất đạt 45 tấn/ha ở năm thứ 3, giảm chí phí sản xuất và góp phần cho du lịch sinh thái huyện Tri Tôn và Tịnh Biên phát triển.
Các nhiệm vụ khoa học, phát triển các mô hình, công nghệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đẩy mạnh; Các dự án được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp KH&CN đã và đang góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng ổn định bền vững và nâng cao nguồn thu nhập cho người dân, trong đó nổi bật đã xây dựng quy trình phòng và trị bệnh cá lóc (Channa sp) và lươn từ giai đoạn ương giống đến nuôi thịt; Mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn; Mô hình vườn ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện An Phú, Chợ Mới và thị xã Tân Châu; Ứng dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm; Mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ địa phương. Sau khi được hỗ trợ, một số doanh nghiệp bước đầu đã khai thác tài sản trí tuệ hiệu quả như: Công ty Cổ phần dược phẩm Agimexpharm, Công ty TNHH dược phẩm Tín Kiến Lợi, Công ty TNHH TM-SX Hóa Nông An Giang, hay sáng chế của ông Lê Phước Lộc, …
Về xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Nhìn chung tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không chỉ là nhãn hiệu, đặc biệt bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích. Qua hướng dẫn, cung cấp thông tin về xác lập quyền mà tổ chức, cá nhân tránh được tình trạng sử dụng dấu hiệu trùng lắp, tương tự với nhãn hiệu, kiểu dáng hay sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích của người khác để đăng ký; hạn chế được tình trạng tranh chấp và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đối với các thiết bị X quang y tế có nhiều chuyển biến, đa số cơ sở X quang y tế đã tiếp cận được quy định của pháp luật về quản lý an toàn bức xạ nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người vận hành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ và an toàn bức xạ được triển khai và phối hợp chặt chẽ, góp phần nâng cao an toàn việc sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán bệnh.
Kết quả thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành cho thấy tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng năm 2016 tăng nhiều so với năm 2015 (năm 2016: 29 vụ/164 cơ sở, năm 2015: 11 vụ/186 cơ sở). Các nội dung vi phạm phát hiện chủ yếu: về đo lường taximet xe taxi; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng; phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ; tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh thiết bị điện, điện tử, đồ chơi trẻ em và mũ bảo hiểm; kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (cân, nhiệt kế, huyết áp kế, máy đo điện tim). Đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng, đây là lĩnh vực mới tổ chức thanh tra lần đầu, do đó cần tiếp tục duy trì công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phù hợp để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này tại địa phương.
Thực hiện 10 cuộc kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đối với hoạt động khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, tuy mới đưa vào thực hiện trong năm 2016 nhưng rất hiệu quả, đã phát hiện được một số hàng hóa không đạt chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố, báo cáo kịp thời cho các đơn vị quản lý chuyên ngành để có biện pháp quản lý hiệu quả, ngăn chặn lượng hàng hóa kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của các đơn vị sự nghiệp đang được đầu tư đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn và tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Công tác xây dựng cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện; theo đó tỉnh đã ban hành 14 văn bản (năm 2016) và 07 văn bản (đến tháng 4/2017) về lĩnh vực khoa học và công nghệ (xem phụ lục 1).
Ngoài ra, năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch như: Chương trình cải cách hành chính; Nâng cao hiệu quả công tác quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI) tỉnh An Giang; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, ...
Cử cán bộ công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: 02 công chức học cao học, 01 công chức, 02 viên chức nghiên cứu sinh và khoảng 70 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn.
Công tác tham mưu ban hành văn bản về chủ trương và chính sách của tỉnh về lĩnh vực khoa học và công nghệ được đẩy mạnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đã tạo điều kiện cho hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phát triển; đồng thời tạo chính sách thông thoáng khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng mô hình công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển tài sản trí tuệ.
Công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành khoa học và công nghệ cũng được chú trọng và thực hiện kịp thời góp phần giúp cán bộ công chức, viên chức mở rộng kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và của ngành khoa học và công nghệ.
II. Tình hình thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1772/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 12 tháng 6 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG NĂM 2018
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo nội dung hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 209/BKHCN-KHTH ngày 23 tháng 01 năm 2017 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 560/TTr-SKHCN ngày 05 tháng 6 năm 2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2018, với các nội dung cụ thể như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ
1. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ.
Năm 2016, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ (viết tắt KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hoạt động tổ chức hội đồng xác định danh mục, nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 cơ bản các đề tài, dự án cấp tỉnh được xét duyệt nội dung đạt 100%, đặc biệt tỉnh cũng đã phê duyệt 06 chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh An Giang và xây dựng Danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2016 - 2017 đúng hạn, góp phần đảm bảo quy trình quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2016 đúng tiến độ. Các đề tài, dự án được chọn mang tính cấp thiết cao, có khả năng áp dụng vào thực tế, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 và Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Kết quả: Tỉnh đã triển khai 174 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó 82 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, 92 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở. Qua đó, đã có nhiều mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ hiệu quả, tạo được mối liên kết giữa các nhà khoa học với nông dân cũng như với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như: Dự án Ứng dụng máy cấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống tỉnh An Giang cho các kết quả tốt trong quá trình thực hiện như: Chi phí cấy giảm ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy bằng máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỷ lệ mạ sống đạt ít nhất 95% và năng suất lúa không thấp hơn so với năng suất trung bình của địa phương. Dự án Xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên kết hợp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và xử lý ra hoa nghịch vụ giúp người dân tăng năng suất đạt 45 tấn/ha ở năm thứ 3, giảm chí phí sản xuất và góp phần cho du lịch sinh thái huyện Tri Tôn và Tịnh Biên phát triển.
Các nhiệm vụ khoa học, phát triển các mô hình, công nghệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đẩy mạnh; Các dự án được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp KH&CN đã và đang góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng ổn định bền vững và nâng cao nguồn thu nhập cho người dân, trong đó nổi bật đã xây dựng quy trình phòng và trị bệnh cá lóc (Channa sp) và lươn từ giai đoạn ương giống đến nuôi thịt; Mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn; Mô hình vườn ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện An Phú, Chợ Mới và thị xã Tân Châu; Ứng dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm; Mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ địa phương. Sau khi được hỗ trợ, một số doanh nghiệp bước đầu đã khai thác tài sản trí tuệ hiệu quả như: Công ty Cổ phần dược phẩm Agimexpharm, Công ty TNHH dược phẩm Tín Kiến Lợi, Công ty TNHH TM-SX Hóa Nông An Giang, hay sáng chế của ông Lê Phước Lộc, …
Về xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Nhìn chung tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không chỉ là nhãn hiệu, đặc biệt bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích. Qua hướng dẫn, cung cấp thông tin về xác lập quyền mà tổ chức, cá nhân tránh được tình trạng sử dụng dấu hiệu trùng lắp, tương tự với nhãn hiệu, kiểu dáng hay sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích của người khác để đăng ký; hạn chế được tình trạng tranh chấp và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đối với các thiết bị X quang y tế có nhiều chuyển biến, đa số cơ sở X quang y tế đã tiếp cận được quy định của pháp luật về quản lý an toàn bức xạ nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người vận hành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ và an toàn bức xạ được triển khai và phối hợp chặt chẽ, góp phần nâng cao an toàn việc sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán bệnh.
Kết quả thực hiện các cuộc thanh tra chuyên ngành cho thấy tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng năm 2016 tăng nhiều so với năm 2015 (năm 2016: 29 vụ/164 cơ sở, năm 2015: 11 vụ/186 cơ sở). Các nội dung vi phạm phát hiện chủ yếu: về đo lường taximet xe taxi; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng; phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ; tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh thiết bị điện, điện tử, đồ chơi trẻ em và mũ bảo hiểm; kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (cân, nhiệt kế, huyết áp kế, máy đo điện tim). Đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng, đây là lĩnh vực mới tổ chức thanh tra lần đầu, do đó cần tiếp tục duy trì công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phù hợp để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này tại địa phương.
Thực hiện 10 cuộc kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đối với hoạt động khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, tuy mới đưa vào thực hiện trong năm 2016 nhưng rất hiệu quả, đã phát hiện được một số hàng hóa không đạt chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố, báo cáo kịp thời cho các đơn vị quản lý chuyên ngành để có biện pháp quản lý hiệu quả, ngăn chặn lượng hàng hóa kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của các đơn vị sự nghiệp đang được đầu tư đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn và tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Công tác xây dựng cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện; theo đó tỉnh đã ban hành 14 văn bản (năm 2016) và 07 văn bản (đến tháng 4/2017) về lĩnh vực khoa học và công nghệ (xem phụ lục 1).
Ngoài ra, năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017 tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch như: Chương trình cải cách hành chính; Nâng cao hiệu quả công tác quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI) tỉnh An Giang; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, ...
Cử cán bộ công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: 02 công chức học cao học, 01 công chức, 02 viên chức nghiên cứu sinh và khoảng 70 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn.
Công tác tham mưu ban hành văn bản về chủ trương và chính sách của tỉnh về lĩnh vực khoa học và công nghệ được đẩy mạnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đã tạo điều kiện cho hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phát triển; đồng thời tạo chính sách thông thoáng khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng mô hình công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển tài sản trí tuệ.
Công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành khoa học và công nghệ cũng được chú trọng và thực hiện kịp thời góp phần giúp cán bộ công chức, viên chức mở rộng kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và của ngành khoa học và công nghệ.
II. Tình hình thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ
1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:
1.1. Thực hiện Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ): Trình UBND tỉnh ban hành văn bản liên quan đến các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng như Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ). Trong năm 2016 đã triển khai cho các Sở ban ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tham gia, xây dựng quy trình xét duyệt hồ sơ, mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ. Công tác triển khai Quyết định số 794/QĐ-UBND trong năm 2016: (1) Đã tổ chức mời 04 đơn vị (báo giá) để triển khai tập huấn, qua xem xét có 02 đơn vị đáp ứng yêu cầu cũng như có bảng báo giá phù hợp để thực hiện tập huấn; (2) Thông báo cho 450 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong đăng ký tham dự các lớp tập huấn về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; Phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện, thị xã, thành phố đề xuất doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực xay xát; cơ khí chế tạo và các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản tham gia dự án; Tổ chức 02 hội nghị thúc đẩy phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tỉnh An Giang năm 2016 (109 doanh nghiệp).
Sáu tháng đầu năm 2017: Tổ chức 02 lớp tập huấn về xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp; Hỗ trợ chi phí tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2017 cho 03 doanh nghiệp đạt giải. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2017, sẽ hỗ trợ xây dựng 02 mô hình áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng và 05 mô hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang đã dần thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp; phong trào năng suất chất lượng ở tỉnh An Giang đã được thúc đẩy hình thành và phát triển. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nhiều doanh nghiệp đã có sự nhận thức cơ bản về hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của đơn vị. Một số doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình như: được hỗ trợ kinh phí tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia; được hỗ trợ kinh phí áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến nâng cao năng suất, ... điều này đã khích lệ và động viên doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ của đơn vị.
1.2. Thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000/2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2016 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh An Giang. Theo đó, đã tiến hành kiểm tra 10 cơ quan, trong đó có 05 đơn vị kiểm tra thông qua hồ sơ báo cáo và 05 đơn vị kiểm tra tại cơ quan.
Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh An Giang tại 74 đơn vị, trong đó: Các Sở, ban ngành tỉnh 34 đơn vị (thông qua hồ sơ, báo cáo: 18, kiểm tra tại đơn vị: 16); UBND huyện, thị, thành phố 11 đơn vị (thông qua hồ sơ, báo cáo: 05, kiểm tra tại đơn vị: 06); UBND phường, thị trấn 29 đơn vị (thông qua hồ sơ, báo cáo: 12, kiểm tra tại đơn vị: 17). Sáu tháng đầu năm 2017, tiến hành kiểm tra 19 cơ quan hành chính nhà nước theo đúng kế hoạch.
Đồng thời, đã triển khai hỗ trợ 10 xã nông thôn mới xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 nhằm mục đích không ngừng nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thông qua việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Sáu tháng đầu năm 2017, đã lập kế hoạch kinh phí, lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn để thực hiện. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2017: Hỗ trợ 10 xã nông thôn mới xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 tại thành phố Long Xuyên, Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn.
Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước đã xây dựng các quy trình giải quyết công việc khoa học; từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ công chức, viên chức, các phòng, đơn vị giải quyết công việc thông suốt, kịp thời hiệu quả; góp phần tích cực trong việc nâng cao chỉ số cạnh tranh PCI. Các xã nông thôn mới khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước góp phần tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính từ cơ sở. Từ các xã nông thôn mới này để nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.
1.3. Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ): Đã hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, cơ sở đăng ký bảo hộ 62 nhãn hiệu cá thể, 02 nhãn hiệu tập thể, 01 kiểu dáng và 01 giải pháp hữu ích, tiếp tục góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của tỉnh. Kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017: Đã triển khai hoạt động hướng dẫn xác lập quyền sở hữu công nghiệp, hướng dẫn trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp được 110 nhãn hiệu[1], và 11 sáng chế[2] cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh
1.4. Triển khai các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 (theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), (gọi tắt là Dự án Nông thôn - Miền núi):
Năm 2016, tỉnh đã nghiệm thu dự án Xây dựng mô hình phát triển canh tác cây mè (vừng) đen năng suất cao tại huyện Tri Tôn, An Giang (do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn chủ trì). Kết quả dự án đang được cơ quan chủ trì ứng dụng khuyến cáo, nhân rộng.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt hỗ trợ thực hiện dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại TP. Long Xuyên, An Giang do Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Long Xuyên chủ trì, bắt đầu thực hiện từ năm 2016.
Năm 2017, tỉnh An Giang đã đề xuất 04 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện năm 2017 do các đơn vị: Trung tâm Giống thủy sản, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì.
1.5. Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020 (theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2016, đã triển khai Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020: thực hiện 23 mô hình, dự án cấp tỉnh (09 dự án chuyển tiếp, 14 dự án mới), trong đó 07 dự án có quyết định phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện là 5,5 tỷ đồng, (từ nguồn sự nghiệp KH&CN 2,2 tỷ đồng, tương đương 41,5%, từ nguồn xã hội hóa 3,3 tỷ đồng, tương đương 58,5%).
Sáu tháng đầu năm 2017, đã triển khai 07/15 mô hình, dự án sản xuất thử nghiệm và đổi mới thiết bị, công nghệ. Dự kiến 06 tháng cuối năm 2017 sẽ thực hiện đạt kế hoạch hỗ trợ 15 mô hình, dự án với số dự toán đã phân bổ từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN là 6,67 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ 14 dự án chuyển tiếp năm 2016: 03 tỷ đồng, 15 dự án mới: 3,67 tỷ đồng.
1.6. Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (theo Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2016, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Việc triển khai Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 09-NQ/TU đã đạt nhiều kết quả, đáp ứng mục tiêu trong giai đoạn 2012 - 2016 đặt ra, cụ thể là: (1) Tiếp tục thực hiện 08 quy hoạch chi tiết và các kế hoạch triển khai các quy hoạch về các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành và phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, gắn kết với phát triển các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được quy hoạch; (2) Từng bước ban hành, hoàn thiện và thực thi các chính sách (khuyến khích, thu hút đầu tư, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ tiếp cận, phát triển thị trường tiêu thụ...); Từng bước thu hút, ươm tạo và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (3) Xây dựng và hoàn thiện các công trình trọng điểm để phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Nhiều kết quả nổi bật đã đạt được như: Phát triển các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa, phát triển hệ thống tưới tiết kiệm, nhà lưới, nhà màng, màng phủ, ... trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, giúp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hóa học ... Trên cơ sở đó, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo sản phẩm an toàn, chất lượng, sản xuất hiệu quả hơn và tăng thu nhập cho nông dân.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp (cụ thể: như các mô hình: lúa giống, lúa chất lượng cao, rau màu an toàn, hoa kiểng, cây dược liệu, nấm ăn - nấm dược liệu, cây ăn quả, chăn nuôi, v...v...). Ngoài ra, dịch vụ phục vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng, cụ thể: Việc sản xuất, chế biến các sản phẩm mới từ phụ phẩm nông nghiệp (trấu, rơm rạ, phân bò, ...) ngày càng phát triển, phục vụ cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất phân bón, chế phẩm vi sinh, trồng nấm, ... góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện thu nhập của người nông dân.
Kết quả thực hiện đã đáp ứng được các mục tiêu về nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp (chọn tạo được giống lúa nếp ngắn ngày, chống chịu đổ ngã, giống lúa đặc sản; sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực; sinh sản nhân tạo một số loại cá nước ngọt, ...); các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển cụ thể như: nuôi tôm nghịch mùa, quy trình luân canh rau màu hiệu quả, quy trình ươm cây rau giống, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, trong đó, các mô hình sản xuất hiệu quả như: sản xuất lúa Nhật đạt lợi nhuận 30 - 35 triệu đồng/ha; sản xuất lúa an toàn (không phun thuốc trừ sâu, bệnh) lợi nhuận tăng thêm 4,5 triệu/ha; trồng dưa lưới trong nhà màng đạt lợi nhuận 500 triệu đồng/ha; trồng rau, màu an toàn trong nhà màng đạt lợi nhuận: 100 - 400 triệu đồng/ha; mô hình trồng nấm rơm đạt lợi nhuận từ 80 - 100 triệu đồng/ha, ... Đồng thời, khuyến khích các dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu; chuỗi liên kết dọc cá tra “Sản xuất - chế biến - xuất khẩu”; áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất thủy sản (ASC, Naturland, Viet GAP); sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, ... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của nông sản, đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.
1.7. Thực hiện Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015:
Năm 2016, Văn phòng TBT-AGI đã cập nhật lên website TBT-AGi 1.349 tin, bài liên quan đến tin tức sự kiện, văn bản pháp luật, Quy chuẩn quốc gia; thông báo từ thành viên WTO, danh sách sản phẩm công bố hợp quy, .... Trung bình có 12.346 lượt truycập/tháng, 412 lượt/ngày.
Năm 2017, tiếp tục cập nhật khoảng 1000 bản tin về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực TBT, ...
Việc tiếp cận với doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có một số khó khăn nhất định do tính đặc thù trong sản xuất, kinh doanh. Phần lớn doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nên mức độ quan tâm đến Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của nước ngoài ở địa phương không cao;
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở
2.1. Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh:
Năm 2016, số đề tài đang triển khai thực hiện là 35 (25 đề tài chuyển tiếp năm 2015, 10 đề tài mới phê duyệt thực hiện năm 2016 thuộc danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016-2017) và có 06 đề tài đã tổ chức hội đồng nghiệm thu.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN cấp cho việc triển khai thực hiện 41 đề tài trong năm 2016 là 14,209 tỷ đồng, trong đó: 12,625 tỷ đồng cho 31 đề tài chuyển tiếp, 1,583 tỷ đồng cho 10 đề tài thuộc danh mục nhiệm vụ năm 2016-2017.
Năm 2017, số lượng đề tài cấp tỉnh triển khai là 59, trong đó đang triển khai thực hiện 50 đề tài (26 chuyển tiếp năm 2016, 14 thuộc danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016-2017, 10 thuộc danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2017-2018) và có 09 đề tài đã tổ chức hội đồng nghiệm thu.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN cấp cho việc triển khai thực hiện 59 đề tài trong năm 2017 là 12,068 tỷ đồng, trong đó: 7,490 tỷ đồng cho 35 đề tài chuyển tiếp, 4,578 tỷ đồng cho 24 đề tài mới phê duyệt thực hiện.
Các nội dung nghiên cứu tập trung nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh An Giang, trong đó vẫn bám sát định hướng và mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Cụ thể: (1) Lĩnh vực nông nghiệp, tập trung 08 nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực như phục tráng, chọn tạo, bảo tồn các giống lúa; khôi phục phát triển các giống cây ăn quả địa phương; xây dựng và thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị rau màu; xây dựng các quy trình phòng và trị bệnh các đối tượng gia súc, thủy sản; nghiên cứu bảo tồn và phát triển các đối tượng dược liệu đặc thù của tỉnh; khảo nghiệm và chọn tạo các giống hoa kiểng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn tập trung xây dựng cơ sở khoa học phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một số địa phương, đặc biệt các địa phương đang trên lộ trình xây dựng nông thôn mới; (2) Lĩnh vực du lịch, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng quy hoạch phát triển các khu du lịch trọng điểm, du lịch tâm linh gắn với sinh thái cộng đồng. Bên cạnh đó còn tập trung đánh giá các chỉ số đầu tư ngành du lịch, nhân lực du lịch, và các chỉ số về tài nguyên du lịch nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển trong thời gian tới; (3) Về khoa học công nghệ và môi trường, tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu cho các ngành phục vụ công tác quản lý, quy hoạch; các nghiên cứu về môi trường chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước, xử lý chất thải rắn, tận dụng và tái chế chất thải, hướng đến phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; (4) Lĩnh vực Khoa học Y dược ngày càng được chú trọng, tập trung nghiên cứu các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ các dược liệu có giá trị của địa phương như: đinh lăng, chùm ngây, các loại ngãi, cà gai leo, cây chúc, …
Về công tác triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh: Trong năm 2017 tiếp tục triển khai thực hiện 07 chương trình của tỉnh: (1) Chương trình Phát triển các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (2) Chương trình Phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (3) Chương trình Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (4) Chương trình Nghiên cứu phát triển bền vững các vùng sinh thái tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020; (5) Chương trình Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; (6) Chương trình Nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; (7) Nghiên cứu đổi mới mô hình tăng trưởng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện 07 chương trình là 1,011 tỷ đồng.
2.2. Đề tài cấp cơ sở:
Năm 2016 và 06 tháng năm 2017 có 61 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở được triển khai thực hiện (trong đó có 06 nhiệm vụ chuyển tiếp năm 2015), tổng kinh phí thực hiện là 7,4 tỷ đồng (trong đó: kinh phí sự nghiệp KH&CN hỗ trợ 2,96 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa 4,44 tỷ đồng). Ban hành quyết định dừng thực hiện 02 nhiệm vụ, tổ chức 54 lượt kiểm tra, giám sát, nghiệm thu 12 nhiệm vụ. Thông qua các nhiệm vụ KH&CN cơ sở, cơ quan chủ trì đã tổ chức 10 hội thảo với 760 đại biểu tham dự. Kết quả đề tài được các đơn vị thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương nhằm thông tin cho nông dân về những giống mới, đối tượng mới, các phương pháp sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáu tháng cuối năm 2017, dự kiến thực hiện 20 nhiệm vụ với tổng kinh phí thực hiện 2,8 tỷ đồng (nguồn sự nghiệp hỗ trợ 1,2 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa 1,6 tỷ đồng); tổ chức 25 lượt giám sát, nghiệm thu 45 nhiệm vụ đang triển khai.
3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập:
Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 về xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập. Từ năm 2015, Trung tâm đã thực hiện xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN. Trong năm 2016, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN triển khai thực hiện 15/15 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thường xuyên đã được phê duyệt năm 2016[3], 01 đề tài cơ sở, 02 dự án được duyệt năm 2015 và 02 dự án được duyệt năm 2016. Hầu hết các kế hoạch đã hoàn thành trong năm, tuy nhiên, có 02 kế hoạch chưa hoàn thành, đề nghị chuyển sang năm 2017 để tiếp tục thực hiện. Hoạt động của Trại Thực nghiệm KH&CN đã đi vào hoạt động ổn định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, từng bước chưa khai thác hết tiềm năng đã đầu tư cho Trại thực nghiệm.
Năm 2017, thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt phương án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ gồm: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Công nghệ sinh học và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thời gian thực hiện cơ chế tự chủ là 03 năm (2017-2019), tự chủ về tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên và tự chủ về thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để triển khai thực hiện bước đầu có thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, các kế hoạch triển khai thực hiện đều hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Thuận lợi là được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, nhờ các đơn vị chủ động đề xuất hoặc được cấp trên giao, được tự chủ về tài chính: nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ được giao theo phương thức khoán chi từng phần theo nhiệm vụ (chi thực hiện nhiệm vụ và hoạt động bộ máy). Khó khăn là chưa đủ cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
4. Đánh giá tình hình hoạt thực hiện các hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước:
4.1. Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng:
Năm 2016, thực hiện Quyết định số 399/QĐ-SKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2016, tổ chức 04 đợt kiểm tra chất lượng xăng dầu với 49 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được kiểm tra (có 08 doanh nghiệp ghi thông tin chưa đúng theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), mua 42 mẫu xăng dầu kiểm tra chất lượng (01 mẫu không đạt chất lượng), mua mẫu khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông thị trường gồm: 05 mẫu thép xây dựng (04 mẫu không đạt), 10 mẫu phân bón (03 mẫu không đạt), 14 mẫu dầu nhờn (07 mẫu không đạt). Đối với các mặt hàng mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện điện tử: Kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm, đã niêm phong 30 mũ bảo hiểm do không có nhãn hàng hóa, không có tem CR, không hồ sơ công bố chất lượng theo quy định; Kiểm tra 12 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em, 10 cơ sở kinh doanh thiết bị điện, đã niêm phong 07 ấm điện siêu tốc do không có hồ sơ công bố chất lượng theo quy định.
Sáu tháng đầu năm 2017, triển khai kiểm tra chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường đợt 1 đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và mua 16 mẫu xăng, dầu để kiểm tra chất lượng. Tiếp tục phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành 389 của tỉnh và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ để thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng mặt hàng xăng, dầu, gas, taximet, ... Kế hoạch 06 tháng cuối năm 2017 sẽ tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường đợt 2 đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và mua 12 mẫu xăng, dầu để kiểm tra chất lượng; 01 đợt kiểm tra 28 doanh nghiệp kinh doanh mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em và thiết bị điện, dây cáp điện. Tiếp tục phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành 389 của tỉnh và Thanh tra Sở để thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng mặt hàng xăng, dầu, gas, hàng đóng gói sẵn và mũ bảo hiểm.
Năm 2016, ngoài việc thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hoá trong phạm vi quản lý, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành mua mẫu khảo sát chất lượng hàng hoá không thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, thông qua đó kịp thời phát hiện hàng hoá không đạt chất lượng đang lưu thông trên thị trường, báo cáo lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, trình UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo các ngành chuyên môn tiến hành kiểm tra, xử lý.
Về công tác quản lý đo lường, hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn phương tiện đo: Năm 2016 đã kiểm định/hiệu chuẩn 11.554 phương tiện đo các loại, vượt 10% kế hoạch năm. Tổ chức kiểm tra về đo lường tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu và sử dụng cân ô tô; theo đó có 19 đơn vị được kiểm tra (16 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, 03 Công ty TNHH sử dụng cân ô tô). Thực hiện chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 3530/BKHCN-TĐC, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp với Thanh tra Sở tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đo lường đối với các phương tiện đo được sử dụng tại Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy, bộ tỉnh An Giang (gọi tắt là Trung tâm Đăng kiểm). Qua kiểm tra cho thấy Trung tâm Đăng kiểm có sử dụng 02 loại phương tiện đo độ ồn, đo nồng độ khí thải xe cơ giới thuộc phương tiện đo nhóm 2 chưa kiểm định theo quy định của Luật Đo lường.
Năm 2017, đã gửi hồ sơ đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (gọi tắt là Tổng cục) xem xét về việc thực hiện kiểm định đối chứng công tơ điện của Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Tổng cục đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-TĐC ngày 06 tháng 3 năm 2017 chấp thuận chỉ định Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc kiểm định đối chứng với số lượng 10% tổng số công tơ điện phải kiểm định định kỳ hàng năm trên địa bàn tỉnh An Giang. Khảo sát thông tin cột đo xăng dầu đang sử dụng tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang. Thông qua kết quả khảo sát, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ đề nghị Tổng cục xem xét lập hồ sơ phê duyệt mẫu cho các cột đo xăng dầu chưa được phê duyệt mẫu đang được sử dụng tại An Giang. Tiếp tục kiểm tra về đo lường các phương tiện đo tại các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang thuộc lĩnh vực cột đo nhiên liệu.
Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã góp phần giảm thiểu tình trạng gian lận trong giao dịch mua bán, đảm bảo chất lượng của phương tiện đo, chuẩn đo lường thông qua việc giảm thiểu độ chênh lệch của thiết bị, qua đó, góp phần tích cực đảm bảo đo lường trong thương mại hàng hóa. Hoạt động kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, qua đó đóng góp tích cực vào sự công bằng trong giao nhận hàng hóa giữa các bên, nhất là đối với người tiêu dùng. Thông qua kiểm tra, ý thức chấp hành pháp luật về đo lường và chất lượng hàng hóa được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nâng cao đáng kể.
4.2. Sở hữu trí tuệ:
Hoạt động năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017: (1) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập quyền SHCN được 110 nhãn hiệu, 11 sáng chế; (2) Hướng dẫn: Hộ kinh doanh Tuyết Oanh (Chợ Mới) giải trình về việc bổ sung nhóm sản phẩm; Lập hồ sơ cấp phó bản nhãn hiệu Tân Hồng Thắm 4 (Châu Thành); Sửa đổi nhãn hiệu của DNTN Trương Hưng (Châu Đốc); Phản đối việc từ chối cấp nhãn hiệu “An Tâm” và “An Tâm, hình” của Công ty TNHH MTV Sản xuất giấy An Tâm (Thoại Sơn). Tổ chức làm việc với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Chợ Mới, UBND xã Bình Phước Xuân về hướng dẫn xây dựng bản đồ quy hoạch cù lao Giêng để đăng ký nhãn hiệu tập thể; (3) Phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT khảo sát thực trạng quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý tại địa bàn huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên; (4) Hỗ trợ chi phí xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015, đã hỗ trợ chi phí đăng ký 66 nhãn hiệu (62 nhãn hiệu cá thể, 02 nhãn hiệu tập thể), thanh lý hỗ trợ 01 nhãn hiệu tập thể, 01 kiểu dáng công nghiệp, 01 giải pháp hữu ích), tổng kinh phí hỗ trợ 74.900.000 đồng; (5) Tuyên truyền tập huấn về sở hữu trí tuệ: tổ chức 06 lớp tập huấn, 04 hội thảo, 01 hội nghị và 01 tọa đàm với 863 lượt đại biểu tham dự. Ngoài ra, còn phối hợp với Đài Truyền hình An Giang thực hiện 18 chuyên mục “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống”, thực hiện 10 kỳ trên Báo An Giang; (6) Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn về đăng ký bảo hộ sáng chế và khai thác thông tin sở hữu công nghiệp (60 đại biểu); Tổ chức hội thảo hướng dẫn xác lập hồ sơ, viết bản mô tả đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích (55 đại biểu). Kế hoạch hoạt động 06 tháng cuối năm 2017 tiếp tục hướng dẫn khoảng 190 lượt tổ chức, cá nhân về thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với khoảng 100 đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang, trong năm 2017 dự kiến hỗ trợ chi phí bảo hộ 50 nhãn hiệu cá thể đăng ký trong nước, 05 nhãn hiệu cá thể đăng ký tại nước ngoài, 02 nhãn hiệu tập thể, 03 nhãn hiệu chứng nhận, 05 kiểu dáng công nghiệp, 01-03 sáng chế/giải pháp hữu ích. Triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Tổ chức 01 lớp tập huấn, 01 hội thảo về kiến thức sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền phổ biến sở hữu trí tuệ trên báo (06 kỳ), trên Đài Phát thanh truyền hình (06 chuyên mục). Phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ 10 (2016-2017).
4.3. An toàn bức xạ hạt nhân:
Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh phê duyệt Dự án xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Năm 2016 và 06 tháng đầu năm 2017: Đã phê duyệt 25 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở; Cấp 18 giấy phép, cấp gia hạn 18 giấy phép, cấp đổi 03 giấy phép tiến hành công việc bức xạ, 09 chứng chỉ nhân viên bức xạ. Phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện, thị, thành phố kiểm tra an toàn bức xạ tại 18 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Sáu tháng cuối năm 2017, tiếp tục thẩm định, cấp phép và cấp gia hạn giấy phép hoạt động bức xạ cho các cơ sở đến hạn, các cơ sở trang bị máy X quang mới; phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cho các cơ sở X quang trong tỉnh. Tổ chức 01 đợt kiểm tra, giám sát ít nhất 20% cơ sở hoạt động bức xạ.
4.4. Thông tin, thống kê về KH&CN:
Tổ chức thu thập, đăng ký lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN theo Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Triển khai thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về KH&CN theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tổng kết, phân tích và cập nhật cơ sở dữ liệu của các địa phương, cuộc điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp năm 2016 và các cuộc điều tra thống kê về khoa học và công nghệ khác (nếu có). Xử lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích và công bố kết quả thống kê khoa học và công nghệ của địa phương, tham dự tập huấn về thống kê khoa học và công nghệ.
Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017: Đã phát hành 09 số Tạp chí khoa học và công nghệ An Giang, Phối hợp với Báo An Giang đăng 48 bài viết và phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình An Giang thực hiện 36 chuyên mục về hoạt động KH&CN. Cập nhật 945 tin, bài lên Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ, ước 6 tháng cuối năm 2017, phát hành 3 số Tạp chí KH&CN, đăng 24 bài viết trên Báo An Giang, phát hình 24 chuyên mục KH&CN trên Đài Phát thanh truyền hình An Giang, cập nhật 600 tin lên Cổng thông tin điện tử.
Nhìn chung, hoạt động thông tin khoa học và công nghệ đạt 100% kế hoạch đề ra. Mạng cộng tác viên ngày một tăng lên đã đưa kịp thời những thông tin KH&CN nổi bật trên địa bàn, góp phần phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền khoa học và công nghệ được tăng cường từng bước nâng cao hiểu biết cho nông dân; từ đó, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của nông dân theo hướng sản xuất chất lượng, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Triển khai công tác quản lý thông tin thống kê khoa học và công nghệ; Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đăng ký, lưu giữ, công bố kết quả thực hiện và ứng dụng; Báo cáo thống kê khoa học và công nghệ năm 2015 và Báo cáo thống kê khoa học và công nghệ năm 2016 gởi Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, UBND tỉnh và Cục Thống kê tỉnh; Theo dõi giám sát việc thông tin KH&CN đối với các tổ chức, cá nhân triển khai thông tin khoa học và công nghệ theo quy định; Thực hiện rà soát dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ.Triển khai Kế hoạch thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tham mưu lãnh đạo nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2017: Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành khoa học và công nghệ tỉnh An Giang. Theo kế hoạch 06 tháng cuối năm 2017 tiếp tục thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh; Theo dõi giám sát việc thông tin khoa học và công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân và triển khai thông tin khoa học và công nghệ theo quy định; Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ; Triển khai kế hoạch thống kê KH&CN năm 2017.
4.5. Công tác thanh tra về khoa học và công nghệ:
Trong năm 2016 đã triển khai 10 cuộc thanh tra (có thành lập Đoàn): 01 cuộc thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng; 07 cuộc thanh tra chuyên ngành; 01 cuộc thanh tra chuyên đề năm 2016 trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng; 01 cuộc thanh tra liên ngành trong sản xuất kinh doanh hàng đóng gói sẵn.Với 187 cơ sở (tổ chức, cá nhân) được thanh tra, trong đó: phát hiện 29 cơ sở vi phạm. Ban hành 29 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (20 tổ chức và 09 cá nhân) với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 186,4 triệu đồng. Kết quả đã thực hiện quyết định xử phạt: 29 (tổng số tiền đã thu là 186,4 triệu đồng).
Theo Kế hoạch năm 2017 đã thực hiện 09 cuộc thanh tra gồm: 01 cuộc thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng; 06 cuộc thanh tra chuyên ngành; 02 cuộc thanh tra theo chỉ đạo cấp trên. Sáu tháng đầu năm đã triển khai 04 cuộc thanh tra chuyên ngành gồm: 01 cuộc về đo lường taximet xe taxi; 01 cuộc về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh xăng dầu, nhớt, gas đợt 1/2017; 01 cuộc về phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ; 01 cuộc về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ và an toàn bức xạ).
Ngoài ra, tham gia phối hợp Đoàn Kiểm tra liên ngành 389 tỉnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhớt, khí dầu mỏ hóa lỏng và mũ bảo hiểm; thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Dự kiến 06 tháng cuối năm 2017, Thanh tra Sở sẽ triển khai và hoàn thành 05 cuộc thanh tra còn lại theo Kế hoạch năm 2017 đã được phê duyệt.
4.6. Hoạt động phát triển công nghệ:
Thực hiện Chương trình hỗ trợ cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2016):
Năm 2016, đã tiến hành thực hiện hỗ trợ cho 15 dự án đang triển khai theo Quyết định số 567/QĐ-UBND và Quyết định số 538/QĐ-UBND, năm 2016 có 08 dự án thực hiện mới (có 4/8 dự án phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), trong đó dự án Ứng dụng máy cấy lúa phục vụ sản xuất lúa giống tỉnh An Giang cho các kết quả tốt trong quá trình thực hiện như: Chi phí cấy giảm ít nhất 40% so với cấy lúa bằng tay (tính trên ha), lượng giống cấy bằng máy giảm ít nhất 25% so với cấy tay và sạ hàng, ruộng cấy máy có tỉ lệ mạ sống đạt ít nhất 95% và năng suất lúa không thấp hơn so với năng suất trung bình của địa phương. Dự án Xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao tại 02 huyện Tri Tôn và huyện Biên tỉnh An Giang kết hợp ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước và xử lý ra hoa nghịch vụ giúp người dân tăng năng suất đạt 45 tấn/ha ở năm thứ 3, giảm chí phí sản xuất và góp phần cho du lịch sinh thái huyện Tri Tôn và Tịnh Biên phát triển.
Ngoài ra, một số dự án nghiệm thu trong năm 2016 mang lại kết quả nổi bật và có người dân khả năng nhân rộng mô hình và xã hội hóa như:
- Dự án Ứng dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang, hỗ trợ đầu tư 30% giá trị máy cuốn rơm cho 07 hộ tại các huyện: Châu Thành, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Phú, Tân Châu. Diện tích thu gom rơm của 07 máy 1.174 ha, vượt chỉ tiêu so với thuyết minh là 980 ha thu gom. Chi phí thu gom rơm bằng máy giảm 22% so với thu gom rơm bằng tay.
- Dự án Xây dựng mô hình thử nghiệm vườn ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện An Phú và Chợ Mới, tỉnh An Giang, xây dựng được 02 mô hình vườm ươm các loại cây giống rau tại huyện An Phú và Chợ Mới. Mỗi vườn có quy mô khoảng 900-1000 m2 nhà màng ươm cây, 150-200 m2 khu phụ trợ, Xây dựng 02 quy trình: quy trình gieo ươm cải tòa xại và cải bắp, quy trình gieo ươm ớt cay và cà tím. Trong thời gian thực hiện dự án đã sản xuất đươc 4,5 triệu cây giống (vượt 50% so với mục tiêu). Cây giống khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh nguy hiểm.
Tính đến tháng 3/2017, đã phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện 05 dự án, trong đó 04 dự án tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp ứng công nghệ cao, 01 dự án phục vụ du lịch. Dự 06 tháng cuối năm 2017, hỗ trợ kinh phí thực hiện 10 dự án.
Hoạt động quản lý công nghệ và thị trường công nghệ năm 2016 được triển khai cơ bản đảm bảo kế hoạch đề ra. Ước 6 tháng đầu năm 2017, sẽ thực hiện 07/11 nội dung theo kế hoạch năm 2017 và 60% về kinh phí được phân bổ theo kế hoạch năm 2017. Đa số các mô hình, dự án được hỗ trợ kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ đã góp phần phát triển ngành nghề theo hướng ổn định và bền vững, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất theo chủ trương của tỉnh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế trong việc tiếp cận tiến bộ khoa học và công nghệ, vốn ít nên chưa mạnh dạn đầu tư đồng bộ. Thông tin về nguồn cung máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ quản lý, sản xuất tiên tiến còn thiếu.
4.7. Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, liên kết với các Viện, trường và các tổ chức nghiên cứu KH&CN ngoài tỉnh:
Phối hợp với tổ chức JICA, Nhật Bản tiếp tục triển khai thực hiện dự án Thử nghiệm các công nghệ Nhật Bản xử lý chất thải nông nghiệp bằng vi khuẩn đất Uchishiro phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khoảng 15 đợt khảo sát, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các Viện, trường, các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và các địa phương về lĩnh vực công nghệ cao.
Tiếp tục phối hợp với các Viện, trường khảo sát hiện trạng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển du lịch tại địa phương. Qua đó, các chuyên gia đã đề xuất nhiều ý tưởng nghiên cứu trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ địa phương có định hướng nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm hơn.
5. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ.
Việc thực hiện sử dụng vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ không có thực hiện năm 2016. Năm 2017 có 01 dự án hỗ trợ tăng cường trang thiết bị (chống xuống cấp) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ghi vốn 300 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2017 chưa triển khai, dự kiến sẽ thực hiện trong 06 tháng cuối năm 2017. Hỗ trợ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện việc nâng cấp bộ thiết bị kiểm tra hàng đóng gói sẵn và tăng cường, nâng cấp thiết bị kiểm định với số tiền 410 triệu đồng.
6. Đánh giá hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN:
Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh An Giang (theo Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 26/01/2016). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng trong việc cấp kinh phí và thanh quyết toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ, thiếu nguồn vốn của điều lệ từ doanh nghiệp góp vào. Vì vậy, đến nay Quỹ chưa được tổ chức triển khai hoạt động chính thức.
7. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ:
Nhằm tăng cường tiềm lực về khoa học và công nghệ,tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng các dự án: Bắt đầu từ năm 2016, tỉnh đã triển khai thực hiện 03 dự án phát triển cơ sở vật chất về khoa học và công nghệ, 02 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư của 05 dự án là 407,144 tỷ đồng gồm:.
- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang;
- Dự án Tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang;
- Dự án Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020;
- Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020;
- Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Nhìn chung, việc đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh cho các tổ chức KH&CN của các Sở, ngành rất được quan tâm và tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Năm 2016 đã ghi vốn đầu tư đầu năm cho các dự án với tổng kinh phí thực hiện 74,36 tỷ đồng, thực hiện điều chỉnh vốn là 33,115 tỷ đồng, thực hiện giải ngân 33,098 tỷ đồng. Năm 2017, ghi vốn dự toán đầu năm 91,7 tỷ đồng, ước thực hiện 06 tháng đầu năm 2017: 36,68 tỷ đồng, dự kiến giải ngân cả năm 2017 là 85 tỷ đồng.
8. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ:
Năm 2016, nhiều cơ chế, chính sách đã được điều chỉnh, đổi mới, trong đó về mặt tài chính đã chuyển dịch theo hướng tập trung, trọng điểm từ các nguồn sự nghiệp khoa học, nguồn đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ và từng bước tiến tới xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được sử dụng là 45,284 tỷ đồng (dự toán chuyển nguồn là 17,605 tỷ đồng), đã sử dụng 33,501 tỷ đồng.
Năm 2017, tổng dự toán được sử dụng 55,783 tỷ đồng (dự toán chuyển nguồn là 25,113 tỷ đồng), thực hiện giải ngân 06 tháng đầu năm 2017 là 30,5 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2017 là 51,2 tỷ đồng
III. Nhận xét và đánh giá
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND tỉnh giúp Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, phát triển các mô hình, công nghệ sản xuất; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Trong công tác quản lý nhà nước về đo lường chất lượng có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, trao đổi thông tin và kinh nghiệm của các thành viên, cũng như nhận được sư hỗ trợ các nguồn tin chính xác của các cơ quan chuyên ngành, người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
- Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đã tạo điều kiện thuận lợi triển khai các kế hoạch khảo nghiệm, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc đang được đầu tư đổi mới (nhiều thiết bị cho phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô,...) thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
2. Hạn chế
- Phòng giao dịch công nghệ chưa phát huy hết tiềm năng; Các tổ chức, cá nhân chưa quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và áp dụng các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất.
- Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 chưa được ban hành do chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc quy định về quản lý tài chính.
- Về hoạt động TBT: Việc tiếp cận với doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có một số khó khăn nhất định do tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn tỉnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa nên mức độ quan tâm đến biện pháp kỹ thuật (TBT) của nước ngoài ở địa phương không cao.
- Tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, lượng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều nên các doanh nghiệp cũng chưa thực sự hào hứng tham gia chương trình năng suất và chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng để triển khai hoạt động thông tin, thống kê khoa học và công nghệ còn hạn chế, việc thu thập thông tin từ các đối tượng báo cáo còn chậm, do chưa được quan tâm thông tin thống kê KH&CN.
- Nguồn nhân lực hiện có tại của Sở và các đơn vị còn gặp khó khăn, số lượng biên chế hiện còn hạn chế, chưa có những chuyên gia giỏi công tác trong các tổ chức nghiên cứu thuộc Sở.
2. Nguyên nhân
Cơ chế chính sách đã có nhưng tính thực thi chưa cao như: chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động KH&CN; chính sách trọng dụng đãi ngộ các nhà khoa học đầu ngành; chính sách khoán về thanh quyết toán trong nghiên cứu khoa học còn nhiêu khê; chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học vào mô hình thực nghiệm, nhân rộng kết quả vào thực tiễn cuộc sống nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển; chính sách khuyến khích phát triển hệ thống nghiên cứu triển khai trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2018
I. Nguyên tắc chung
1. Xác định tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN:
a) Tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN năm 2018: 114,399 tỷ đồng
b) Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định phân bổ và hỗ trợ cho tỉnh hàng năm cũng như từ các nguồn kinh phí hỗ trợ, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
2. Xác định cơ cấu kinh phí cho các loại hình hoạt động KH&CN:
a) Kinh phí sự nghiệp KH&CN: 59,687 tỷ đồng
- Hoạt động sự nghiệp KH&CN: 47,781 tỷ đồng
- Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: 9,200 tỷ đồng
- Hỗ trợ đơn vị trực thuộc: 2,706 tỷ đồng
b) Các dự án đầu tư và phát triển KH&CN 54,712 tỷ đồng
Tổng cộng: (a+b): 114,399 tỷ đồng
(Một trăm mười bốn tỷ, ba trăm, chín mươi chín triệu đồng)
3. Dự toán ngân sách năm 2018 cho các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:
- Danh mục nhiệm vụ và mức kinh phí dành cho các nhiệm vụ chuyển tiếp thực hiện trong năm 2018 (xem Phụ lục 2);
- Danh mục nhiệm vụ và mức kinh phí dành cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ mở mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (xem Phụ lục 3)
II. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
1. Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ). Và ngày 23/3/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 794/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang giai đoạn 2016 -2020, dự kiến trong năm 2018 sẽ hỗ trợ kinh phí cho 03 doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, 08 doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
2. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang, tiến hành kiểm tra tại đơn vị là 40 Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu cá thể, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp,sáng chế, giải pháp hữu ích,...Tiếp tục nâng cao nhận thức về tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ và hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong tỉnh xác lập, khai thác và nâng cao hiệu quả của đối tượng đã được bảo hộ; xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm đặc thù, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Tiếp tục thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ), theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện Nghị quyết số 09/TU của Tỉnh ủy. Trong đó ưu tiên: Ứng dụng mô hình, quy trình sản xuất công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nhân rộng mô hình và tập huấn cho nông dân trong tỉnh; Nhận chuyển giao các quy trình công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thủy sản, chế biến thực phẩm, ...
5. Triển khai thực hiện 07 chương trình nghiên cứu khoa học, đề án theo Quyết định số 2532/QĐ- UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
III. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cơ sở năm 2017
1. Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh:
Có 67 đề tài, dự án được thực hiện, trong đó, có 33 đề tài, dự án chuyển tiếp của năm 2016; nghiệm thu 15 đề tài, dự án; 8 Hội đồng khoa học công nghệ tư vấn xác định danh mục; 34 Hội đồng tư vấn tuyển chọn và xét duyệt đề cương; 34 Tổ thẩm định kinh phí.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở
Năm 2018, dự kiến có 70 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được triển khai thực hiện, bao gồm: số đề tài được chuyển tiếp từ năm 2017 là 50 đề tài, 10 đề tài được phê duyệt thuộc danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2017-2018 và 10 đề tài được phê duyệt thuộc danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2018-2019. Trong số 70 đề tài này sẽ có 17 đề tài nghiệm thu trong năm 2018. Tổ chức 6 Hội đồng tư vấn xét duyệt danh mục đề tài; 27 Hội đồng tư vấn xét duyệt đề cương, nghiệm thu đề tài, tổ chức 70 lượt giám sát tiến độ thực hiện các đề tài.
Tổ chức Hội thảo giới thiệu các kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học các cấp, kết hợp sơ kết hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về khoa học và công nghệ cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương.
IV. Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ.
Bổ sung trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và quản lý khoa học và công nghệ cho các phòng chuyên môn: Mua 01 máy đo chỉ số Octan/Cetan với trị giá dự kiến 330 triệu đồng; Xây dựng Phần mềm quản quản lý đề tài, dự án; Hỗ trợ tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ cho các huyện, thị, thành phố (11 bộ máy vi tính để bàn); Thực hiện đề án tăng cường trang thiết bị chống xuống cấp cho Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ; Nâng cấp và sửa chữa trang thông tin TBT (Văn phòng hỏi đáp hàng rào kỹ thuật trong thương mại) phục vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học và công nghệ.
V. Các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN
Tiếp tục triển khai thực hiện 05 dự án đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ như sau: (01) Dự án: Đầu Tư xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học; (02) Dự án: Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 - Tổng kinh phí 95 tỷ đồng ; (03) Dự án: Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng An Giang; (04) Dự án: Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (05) Dự án: Xây dựng trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang. Với tổng kinh phí dự toán 54,711 tỷ đồng (Xem phụ lục 4)
VI. Kế hoạch các hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
1. Hoạt động phát triển công nghệ và thị trường công nghệ:
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện 30 dự án (trong đó có 15 dự án chuyển tiếp từ năm trước và 15 mới), ưu tiên cho 08 sản phẩm quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, các chương trình nghiên cứu và chương trình hợp tác với viện, trường theo Chương trình hỗ trợ cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh).
- Tổ chức 30 hội đồng khoa học và công nghệ thẩm định các dự án mới và nghiệm thu 15 dự án đến hạn; 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Tham gia hội nghị, hội thảo và các lớp đào tạo, tập huấn chuyên đề do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tỉnh về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Triển khai Chương trình hợp tác giữa An Giang và Đại học Cần Thơ.
2. Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng:
- Công tác kiểm tra: (1) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh An Giang (40 đơn vị); (2) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra chất lượng xăng dầu và ghi thông tin trên cột đo nhiên (20 doanh nghiệp); (3) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra chất lượng 01 mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử (20 cở sở); (4) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra ghi nhãn chất lượng thép làm cốt bê tông tại các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (10 cửa hàng); (5) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra khối lượng tịnh hàng đóng gói sẵn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (08 doanh nghiệp); Khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường: Khảo sát sự phù hợp của chất lượng hàng hóa với tiêu chuẩn và quy chuẩn đã được công bố đối với mặt hàng nước mắm, nước tương (05 doanh nghiệp).
- Công tác thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Tổ chức 02 cuộc thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với: Xăng, dầu, gas (30 doanh nghiệp).
- Giải thưởng chất lượng quốc gia.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Hỗ trợ cho Châu Thành và Thoại Sơn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng TCVN 9001: 2015 cho 26 xã, thị trấn.
- Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra: Tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành của Đoàn Kiểm ra liên ngành 389; Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức, hoặc do Tổng cục tổ chức.
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Mở 03 lớp tập huấn các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.Nội dung liên quan đến các quy định quản lý nhà nước về các sản phẩm,hàng hóa công bố hợp quy như đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, thiết bị điện -điện tử, dây cáp điện, thép xây dựng, công bố tiêu chuẩn áp dụng chất lượng vàng; quản lý nhà nước về đo lường như khối lượng tịnh hàng đóng gói sẵn, kinh doanh vàng,…và số người dự kiến tham gia khoảng 50 người/lớp.
- Về Quản lý đo lường: Tổ chức 01 cuộc kiểm tra hàng đóng gói sẵn lưu thông trên thị trường tỉnh An Giang; Tham mưu lãnh đạo thực hiện Quyết định số 1148/QĐ-TĐC ngày 29 tháng 7 năm 2015 về ban hành quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng (đối với công tơ điện xoay chiều 01 pha, 03 pha và đồng hồ nước); Khảo sát việc thực hiện sử dụng phương tiện đo nhóm 2, tiêu cự kính mắt tại 11 huyện, thị, thành phố; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 352/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Kế hoạch 656/KH-UBND của UBND tỉnh về các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu.
- Phối hợp thực hiện chương trình công tác tuyên truyền khoa học và công nghệ hàng năm về các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư, Nghị định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh, sản xuất (Tuyên truyền trên Đài PTTH An Giang 01 chuyên đề; Báo An Giang 01 chuyên đề);
- Thực hiện kế hoạch được duyệt hàng năm về đầu tư tăng cường trang thiết bị kiểm định phương tiện đo phục vụ công tác quản lý đo lường, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, như lĩnh vực: độ dài; thiết bị trạm kiểm định, bình chuẩn, hệ thống đường ống công nghệ; dung dịch chuẩn và thiết bị cơ sở cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Phối hợp thực hiện các kế hoạch, chương trình theo sự phân công; Bảo quản, hiệu chuẩn, kiểm định chuẩn chính, chuẩn công tác.
- Hoạt động TBT: Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh có liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (văn bản thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định về nhãn hàng hóa và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, Nghị định của Bộ, ngành) nhằm phát hiện các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp của văn bản với các văn bản pháp luật nêu trên và các cam kết quốc tế, cam kết WTO nói chung và Hiệp định TBT nói riêng; Thực hiện hiệu quả chức năng thông báo và hỏi đáp của Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp Hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh An Giang; Hoạt động cung cấp thông tin cảnh báo kịp thời về rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu; Phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng TBT tỉnh An Giang với Văn phòng TBT Việt Nam, các điểm TBT khác trong mạng lưới để khai thác thông tin hỗ trợ phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu; Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hoạt động TBT An Giang, hỗ trợ các các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả.
- Tham gia 02 lớp đào tạo về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ cho cán bộ địa phương và về quản lý đo lường, chất lượng đo do Trung ương tổ chức: 30.000.000 đồng.
- Tuyên truyền phổ biến: Đăng các bài viết liên quan đến tuyên truyền hoạt động của Chi cục trên tạp chí của ngành; Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng mở lớp tập huấn liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho một số cơ quan ban ngành; Kinh phí tổ chức Đoàn kiểm tra các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/TTg về ISO hành chính công; Tổ chức 01 lớp nhận thức đánh giá nội bộ;
3. Quản lý sở hữu trí tuệ:
- Hướng dẫn khoảng 200 lượt tổ chức, cá nhân các thủ tục về sở hữu trí tuệ và số lượng đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ khoảng 100 đơn.
- Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang, trong năm 2017, dự kiến hỗ trợ 50 nhãn hiệu cá thể trong nước và 05 nhãn hiệu cá thể ngoài nước, 02 nhãn hiệu tập thể, 03 nhãn hiệu chứng nhận, 5 kiểu dáng công nghiệp, 01-03 sáng chế/giải pháp hữu ích. Triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn, 01 hội thảo về kiến thức sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền phổ biến sở hữu trí tuệ trên báo (04 kỳ), đài (12 chuyên mục). Phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ 10 (2016-2017).
4. An toàn bức xạ hạt nhân:
- Tiếp tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến VBPL về an toàn bức xạ, kiểm tra hoạt động an toàn bức xạ của các cơ sở bức xạ có sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh, kiểm tra công tác quản lý an toàn bức xạ tại các cơ sở X quang. Mời chuyên gia Cục An toàn bức xạ hoặc Trung tâm hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh tập huấn về kiến thức an toàn bức xạ hạt nhân.
- Triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp tỉnh; Tổ chức hội nghị hoặc hội thảo triển khai kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ. Tổ chức 02 đợt diễn tập kế hoạch ứng phó sự cố an toàn bức xạ.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến KH&CN:
- Duy trì và cập nhật thường xuyên thông tin các mục, chuyên mục đã có. Cập nhật 1.400 tin, bài lên cổng thông tin khoa học công nghệ; Nâng cấp và làm mới giao diện Cổng thông tin điện tử của Sở; Xây dựng diễn đàn khoa học và công nghệ trên Cổng thông tin điện tử của Sở.
- Thường xuyên cập nhật các tin tức, nâng cao chất lượng tin bài (tăng tỷ trọng tin viết), duy trì và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, thực hiện tốt các quy định, quy chế về biên tập và quản lý Cổng thông tin điện tử.
- Xuất bản định kỳ 06 số tạp chí, mỗi số 500 cuốn (40 trang/cuốn), có chủ đề phục vụ yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ ở từng giai đoạn. Nâng cao chất lượng bài viết chuyên sâu phù hợp với đặc điểm của tạp chí khoa học công nghệ.
- Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình An Giang phát hình và phát thanh 12 chuyên mục khoa học và công nghệ; Phối hợp Báo An Giang đăng 24 kỳ, nội dung được gắn liền với chủ đề đã tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình .
- Củng cố và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, tăng cường vai trò của các thành viên trong Ban Biên tập.
- Phối hợp cùng với các phòng chuyên môn xây dựng chương trình công tác tuyên truyền khoa học và công nghệ ở tại Sở và các huyện, thị, thành phố.
6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:
- Thanh tra các nhiệm vụ được giao năm 2016 và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với 02 đơn vị trực thuộc Sở.
- Triển khai 09 cuộc thanh tra gồm: 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về phương tiện đo nhóm 2 (thuộc các lĩnh vực taximet, đo khối lượng, đo dung tích, lưu lượng, đo điện, điện tử …); 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về phương tiện đo nhóm 2 (trong lĩnh vực y tế) và an toàn bức xạ; 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về đo lường và nhãn hàng hóa trong kinh doanh hàng đóng gói sẵn; 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh thiết bị điện, điện tử, đồ chơi trẻ em và mũ bảo hiểm; 03 cuộc thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh xăng, dầu, nhớt; 01 cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ; 01 cuộc thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
- Xây dựng và triển khai Chương trình thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực KH&CN tỉnh An Giang năm 2017. Tiếp tục tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
- Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học tập kinh nghiệmnhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN.
- Tổ chức thu thập, đăng ký lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Triển khai thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ áp dụng đối với Sở KH&CN theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHCN ngày 01/9/2015.
- Tổng kết, phân tích và cập nhật cơ sở dữ liệu của địa phương, thực hiện cuộc Điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2017 và các cuộc điều tra thống kê về khoa học và công nghệ khác (nếu có). Xử lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích và công bố kết quả thống kê KH&CN của địa phương. Tập huấn nghiệp vụ thống kê khoa học và công nghệ
8. Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ở lĩnh vực như:
- Hợp đồng với Đài truyền thanh 11 huyện, thị, thành phố tuyên truyền về các hoạt động khoa học và công nghệ diễn ra trong tỉnh để tuyên truyền cho người dân biết về những chủ trương chính sách và các tiến bộ khoa học và công nghệ mới đang được thực hiện.
- Tổ chức các hội đồng xác định danh mục đề xuất đề tài cấp huyện (2 đợt/năm), với khoảng 100 đề tài được đề xuất hỗ trợ; và hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 22 lớp tập huấn về nghiên cứu khoa học, quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, quản lý an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tuyên truyền tập huấn các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ,
- Tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh.
- Tổ chức 04 chuyến khảo sát và nghiên cứu các mô hình ứng dụng mới, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có thể ứng dụng tại địa phương.
- Tổ chức kiểm định cân cấp 4 tại các chợ dự kiến kiểm định khoảng 200 cân/huyện, thị, thành.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp.
9. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp:
9.1. Trung tâm Công nghệ sinh học:
Trung tâm Công nghệ sinh học triển khai các hoạt động như: Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ viên chức đơn vị; Khảo sát, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển công nghệ; Tổ chức hội thảo nhằm thu thập ý kiến, đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân,...; Khảo sát thu thập, bảo tồn, đánh giá tiềm năng và phát triển nguồn gen và tiềm năng phát triển công nghệ. Nghiên cứu, khảo nghiệm, hoàn thiện các quy trình công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến thực phẩm, dược liệu, vi sinh, nuôi cấy mô, thủy sản, ... Thực hiện thí điểm vườn ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học.
9.2. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN:
- Tập trung đưa cán bộ của Trung tâm tiếp tục đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo sau đại học. Tổ chức học tập các mô hình ứng dụng tiến bộ sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực vật liệu mới, thuỷ sản, chăn nuôi, xử lý môi trường,…
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng và chuyển giao sở hữu trí tuệ, công tác khảo nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng các tiến bộ KH&CN, tìm kiếm đối tác trong và ngoài tỉnh để khai thác, giới thiệu những công nghệ mới, ... Liên kết và hợp tác với các Viện, trường để tìm kiếm những công nghệ, thiết bị mới có thể ứng dụng trong địa phương.
- Nghiên cứu, tham mưu việc đầu tư tiềm lực cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020.
- Triển khai Đề án thành lập sàn giao dịch công nghệ, Đề án thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh An Giang. Thu thập, đánh giá và lưu trữ thông tin thực hiện đề tài, dự án theo Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
10. Hoạt động hợp tác trong và ngoài nước
- Tổ chức hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Thụy Điển,…) theo kế hoạch chung của tỉnh.
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị, đoàn thể, ban ngành tỉnh điều tra xã hội học, hội thảo khoa học (dự kiến 20 cuộc), thực hiện chương trình phát triển thanh niên về khoa học và công nghệ.
- Hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ giữa các tỉnh, khu vực; Liên kết các Viện, trường đại học; hoạt động khác…
- Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh An Giang với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, với Đại học Cần Thơ.
- Hợp tác về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ; thống kê KH&CN trong các kỳ Hội thảo và Hội chợ về sản phẩm làng nghề do Trung ương hay Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
VII. Tổ chức thực hiện
Các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc, căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của kế hoạch năm 2018, phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2018; Đồng thời, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ: hàng tháng, quý, 06 tháng và báo cáo năm để Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
THỐNG KÊ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT |
Số văn bản, tên văn bản |
Cơ quan ban hành |
|
Năm 2016 |
|
I |
Văn bản quy phạm pháp luật |
|
1 |
Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 về việc ban hành Quy định về việc quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang. |
UBND tỉnh |
2 |
Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 về Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang. |
UBND tỉnh |
II |
Văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN |
|
1 |
Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 26/01/2016 về việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh An Giang. |
UBND tỉnh |
2 |
Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 05/3/2016 về việc ban hành Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020. |
UBND tỉnh |
3 |
Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020. |
UBND tỉnh |
4 |
Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh Phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030. |
UBND tỉnh |
5 |
Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2016-2017. |
UBND tỉnh |
6 |
Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 về việc phê duyệt Chương trình nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020. |
UBND tỉnh |
7 |
Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 về việc phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu phát triển bền vững các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020” |
UBND tỉnh |
8 |
Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 2016 - 2020. |
UBND tỉnh |
9 |
Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020” |
UBND tỉnh |
10 |
Quyết định số 323/QĐ-UBND ngày 05/02/2016 về việc phê duyệt Chương trình KHCN về phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020. |
UBND tỉnh |
11 |
Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 về việc phê duyệt Chương trình KH&CN về phát triển CNSH trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020. |
UBND tỉnh |
12 |
Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang. |
UBND tỉnh |
13 |
Quyết định số 1253/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 về việc thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. |
UBND tỉnh |
14 |
Quyết định số 1231/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ XXIV, năm 2016. |
UBND tỉnh |
|
Năm 2017 |
|
I |
Văn bản quy phạm pháp luật |
|
|
Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 về việc ban hành quy định quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang. |
UBND tỉnh |
II |
Văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN |
|
1 |
Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 về việc phê duyệt phương án tự chủ Trung tâm CNSH; |
UBND tỉnh |
2 |
Quyết định số 550/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 về việc phê duyệt phương án tự chủ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. |
UBND tỉnh |
3 |
Quyết định số 551/QĐ-UBND ngày 21/02/2017 về việc phê duyệt phương án tự chủ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
UBND tỉnh |
4 |
Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 về việc phê duyệt tạm thời Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang . |
UBND tỉnh |
5 |
Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang |
UBND tỉnh |
6 |
Quyết định số 188/QĐ-UBND 13/01/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang |
UBND tỉnh |
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2018
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Nội dung |
Số lượng |
Tổng giá trị hợp đồng |
Kinh phí đã cấp |
Kinh phí |
|
|
||||||
PHẦN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
|
|
|
59.687 |
|
|
A |
NHIỆM VỤ NĂM 2017 CHUYỂN SANG NĂM 2018 |
|
|
|
17.960 |
|
I |
Đề tài dự án cấp tỉnh |
|
|
|
13.990 |
|
01 |
Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang - PGS TS Lê Việt Dũng |
|
|
|
50 |
|
02 |
“Nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn đàn cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regam) bố mẹ có chất lượng cao” |
|
|
|
50 |
|
03 |
“Bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên kết hợp phục vụ phát triển du lịch” do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang chủ trì và KS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh. |
|
|
|
300 |
|
04 |
“Tuyển chọn các giống lúa mùa nổi chất lượng cao phù hợp điều kiện tỉnh An Giang” do Trường Đại học An Giang chủ trì và TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân. |
|
|
|
100 |
|
05 |
“Khảo nghiệm, chọn tạo các giống hoa và cây kiểng tiềm năng phục vụ phát triển du lịch vùng Bảy Núi, An Giang” do Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang chủ trì và ThS. Nguyễn Hoài Vững. |
|
|
|
300 |
|
06 |
“Nghiên cứu giải pháp tăng cường đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ các vùng trồng màu chuyên canh trên địa bàn huyện An Phú” do Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) chủ trì và TS. Bùi Việt Hưng. |
|
|
|
200 |
|
07 |
"Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xây dựng mô hình cây ăn trái đặc sản huyện Tịnh Biên phục vụ phát triển du lịch” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì và ThS. Võ Hồng Tú. |
|
|
|
300 |
|
08 |
“Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xoài Ba Màu đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chế biến và chuỗi tiêu thụ sản phẩm” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì và PGS.TS. Trần Văn Hâu. |
|
|
|
300 |
|
09 |
“Nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống và hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đàn bò thịt tại tỉnh An Giang” do Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang chủ trì và GS.TS. Nguyễn Văn Thu. |
|
|
|
500 |
|
10 |
“Nghiên cứu cải tạo một số vườn tạp trên địa bàn tỉnh An Giang phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng kết hợp phát triển du lịch” do Viện cây ăn quả miền Nam chủ trì và ThS. Nguyễn Văn Sơn chủ nhiệm. |
|
|
|
140 |
|
11 |
“Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng các giống bản địa và phát triển các giống cây ăn quả tiềm năng phục vụ phát triển ngành cây ăn quả cho tỉnh An Giang” do Viện cây ăn quả miền Nam chủ trì và ThS. Nguyễn Nhật Trường chủ nhiệm. |
|
|
|
100 |
|
12 |
“Nghiên cứu bảo tồn đa dạng thực vật kết hợp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng” do Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh đăng ký dự tuyển. Kết quả: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh chủ trì và TS. Hà Thị Loan chủ nhiệm. |
|
|
|
300 |
|
13 |
“Nghiên cứu và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh An Giang” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì và PGS. TS. Lê Văn Hòa chủ nhiệm. |
|
|
|
300 |
|
14 |
Nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang - PGS TS Võ Văn Sen |
|
|
|
50 |
|
15 |
Nghiên cứu thử nghiệm trục liên thông kết nối một một số phần mềm tỉnh An Giang - ĐHCT, Ts Ngô Bá Hùng |
|
|
|
300 |
|
16 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu - Đài khí tượng TV An Giang, Ks Lưu Văn Ninh |
|
|
|
300 |
|
17 |
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh An Giang - Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, Ts Trần Thái Bình |
|
|
|
300 |
|
18 |
Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang - ĐH An Giang, Ts Nguyễn Văn Hòa |
|
|
|
300 |
|
19 |
Nghiên cứu xây dựng và phát triển các loại cây ăn quả vùng Bảy Núi phục vụ du lịch tỉnh An Giang - Trần Sỹ Hiếu |
|
|
|
300 |
|
20 |
Nghiên cứu xây dựng bản đồ GIS trực tuyến phục vụ du lịch tỉnh An Giang - Ts Đoàn Thanh Nghị |
|
|
|
300 |
|
21 |
Nghiên cứu xây dựng các mô hình du lịch trọng điểm dựa vào cộng đồng tỉnh An Giang - Ts Đào Ngọc Cảnh |
|
|
|
300 |
|
22 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ thân rễ cây Ngải trắng (Curcuma aromatica) -Ts Bs Huỳnh Thanh Tuấn |
|
|
|
300 |
|
23 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang - PGs Ts Dương Nhựt Long |
|
|
|
300 |
|
24 |
Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế chế phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu ăn lá (Azadirachta sp.) tại An Giang - PGs Ts Dương Xuân Chữ |
|
|
|
300 |
|
25 |
Nghiên cứu các sản phẩm từ tinh dầu Chúc (Citrus hystrix) được trồng tại An Giang có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi - PGs Ts Phạm Thành Suôl |
|
|
|
300 |
|
26 |
Nghiên cứu thành phần các hoạt chất có tác động điều trị ung thư đường tiêu hóa từ củ Ngải bún (Boesenergia pandurata) ở An Giang - PGs Ts Nguyễn Trung Nhân |
|
|
|
400 |
|
27 |
Nghiên cứu thành phần các hoạt chất và sản phẩm có tác động kháng viêm, giảm đau hỗ trợ điều trị từ Cà gai leo (Solaump procumbens Lour) ở An Giang - PGs Ts Nguyễn Thị Thanh Mai |
|
|
|
400 |
|
28 |
Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro về lũ, hạn, mặn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang - ThS Bùi Chí Nam |
|
|
|
300 |
|
29 |
Nghiên cứu, sưu tầm di sản Hán Nôm An Giang phục vụ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch - PGs Ts Nguyễn Kim Châu |
|
|
|
300 |
|
30 |
Nghiên cứu phát triển chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị từ cây ngải đen (Kaempferia parviflora Wall.Ex Baker), tỉnh An Giang - Ths Nguyễn Thị Ngọc Đan |
|
|
|
300 |
|
31 |
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ phát triển huyện nông thôn mới (Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) - Ts Võ Văn Dứt |
|
|
|
300 |
|
32 |
Nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang - ThS Dương Thị Mộng Ngọc |
|
|
|
300 |
|
33 |
Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt chuẩn VietGAP - Ts Lý Thị Thanh Loan |
|
|
|
300 |
|
34 |
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng (Monopterus albus) tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP - ThS Nguyễn Hoàng Huy |
|
|
|
300 |
|
35 |
Nghiên cứu phát triển mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang - Ts Cao Quốc Nam |
|
|
|
300 |
|
36 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng, chế biến và tạo sản phẩm đặc sản từ cây Huyền tinh (Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze,Taccaceae) tại tỉnh An Giang - PGs Ts Lê Thị Kim Phụng |
|
|
|
400 |
|
37 |
Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở trường Chính trị Tôn Đức Thắng – Thực trạng và giải pháp |
|
|
|
100 |
|
38 |
Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang” do Tiến sĩ Phạm Thị Minh Tâm |
|
|
|
400 |
|
39 |
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển khởi nghiệp và thu hút đầu tư tỉnh An Giang |
|
|
|
300 |
|
40 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H |
|
|
|
300 |
|
41 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - cá sạch tại tỉnh An Giang |
|
|
|
300 |
|
42 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu |
|
|
|
300 |
|
43 |
Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có hướng đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, điều trị đái tháo đường tại An Giang |
|
|
|
300 |
|
44 |
Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt nốt tại An Giang (Borassus flabellifer L.) |
|
|
|
300 |
|
45 |
Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung |
|
|
|
300 |
|
46 |
Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang |
|
|
|
300 |
|
47 |
Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang |
|
|
|
300 |
|
48 |
Xác định phương pháp đánh giá sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế tỉnh An Giang |
|
|
|
300 |
|
49 |
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành kinh tế nông nghiệp và du lịch |
|
|
|
300 |
|
50 |
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá Sửu (Boesemania) trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
300 |
|
II |
Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở năm 2017 (20 đề tài) |
20 |
30 |
|
1.350 |
|
01 |
Khảo nghiệm một số giống đậu phộng có triển vọng, thích nghi trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
|
02 |
Đánh giá hiệu quả của Silicon, Boron và Ethephon lên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất mè tại tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
|
03 |
Ảnh hưởng của chất ức chế sinh trưởng (Pachlobutrazol) đến năng suất nấm rơm trồng trong nhà trên địa bàn huyện Thoại Sơn, An Giang |
|
|
|
30 |
|
04 |
Phát triển cỏ bàng trồng xen với điên điển trên đất nhiễm phèn, ngập nước trong khu bảo tồn lúa mùa nổi tại xã Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang |
|
|
|
30 |
|
05 |
Thử nghiệm mô hình trồng măng tây xanh tại vùng chuyên canh màu xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang |
|
|
|
30 |
|
06 |
Xây dựng mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT (internet of things) sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tự động quá canh tác |
|
|
|
30 |
|
07 |
Nghiên cứu tính thích nghi của bê con qua gieo tinh nhân tạo từ giống Brahman đỏ trên địa bàn huyện An Phú. |
|
|
|
30 |
|
08 |
Xây dựng mô hình nuôi cá lóc thương phẩm an toàn liên kết với sản xuất khô cá, mắm cá an toàn thực phẩm tại TP. Châu Đốc, An Giang |
|
|
|
30 |
|
09 |
Nghiên cứu Mô hình nuôi ếch Thái Lan trong vèo kết hợp thả cá Sặc rằn trong ao đất tại huyện Châu Phú |
|
|
|
30 |
|
10 |
Thử nghiệm mô hình xử lý nước phục vụ ương nuôi lươn từ trứng lên hương |
|
|
|
30 |
|
11 |
Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị loãng xương bằng Alendronate phối hợp canxi và vitamine D3 ở phụ nữ ≥ 40 tuổi điều trị tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2017 |
|
|
|
30 |
|
12 |
Nghiên cứu tình hình bệnh tật và nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn TP. Long Xuyên, An Giang. |
|
|
|
30 |
|
13 |
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, lipid máu của bệnh nhân đái tháo đường type 2 được điều trị bằng Metformin và Metformin kết hợp với Gliclazide tại bệnh viện đa khoa Phú Tân năm 2017 |
|
|
|
30 |
|
14 |
Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nông sản của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn Tp. Long Xuyên, An Giang. |
|
|
|
30 |
|
15 |
Các yếu tố tác động đến quyết định bỏ học giữa chừng của học sinh huyện An Phú, tỉnh An Giang. |
|
|
|
30 |
|
16 |
Đánh giá nội lực của công đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Thoại Sơn, An Giang. |
|
|
|
30 |
|
17 |
Nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang hiện nay. |
|
|
|
30 |
|
18 |
Giải pháp xây dựng thị trấn Phú Mỹ thành điểm đến hành hương lành mạnh. |
|
|
|
30 |
|
19 |
Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ rác thải hữu cơ và sinh khối phế phẩm nông nghiệp. |
|
|
|
30 |
|
20 |
Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực và đề xuất mô hình tăng trưởng của xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
|
21 |
Hiệu quả của MRI trong chuẩn đoán nhồi máu nảo sớm trước 4 giờ |
|
|
|
30 |
|
22 |
Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản đoạn dưới bằng máy tán laser tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang |
|
|
|
30 |
|
23 |
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân, cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang |
|
|
|
30 |
|
24 |
Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2017 |
|
|
|
30 |
|
25 |
Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang trong 6 tháng cuối năm 2016, so với 6 tháng cuối năm 2017 |
|
|
|
30 |
|
26 |
Đánh giá kết quả siêu âm Doppler động mạch tử cung ở tuần 20-24 thai kỳ trong dự đoán tiền sản giật tại Bệnh viện đa thành phố khoa Châu Đốc và bệnh viện đa khoa Khu vực Tỉnh |
|
|
|
30 |
|
27 |
Tình trạng sâu răng của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non- mẫu giáo tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, năm 2017 |
|
|
|
30 |
|
28 |
Khảo sát hoạt tính ức chế enzym Acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer. |
|
|
|
30 |
|
29 |
Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng công tác Dân vận, Mặt trận và Đoàn thể cấp xã thuộc tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
|
30 |
Đánh giá hoạt động doanh nghiệp do nữ làm chủ ở tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
|
31 |
Giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận từ sản xuất mô hình nông lâm kết hợp của hộ nhận khoán trong khu vực đồi núi thuộc 3 xã An Hảo, An Cư và An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. |
|
|
|
30 |
|
32 |
Đổi mới phương pháp dạy học tiết thực hành môn hình học khối 6,7,8,9 của trường THCS thị trấn Chợ Vàm năm học 2017-2018 |
|
|
|
30 |
|
33 |
Giải pháp tăng cường tham gia của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở thành phố Long Xuyên. |
|
|
|
30 |
|
34 |
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Long Xuyên |
|
|
|
30 |
|
35 |
Khảo sát hiệu quả các biện pháp thay thế Paclobutrazol trong xử lý ra hoa xoài 3 màu tại vùng trồng chuyên canh ở huyện Chợ Mới |
|
|
|
30 |
|
36 |
Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học tại huyện An Phú |
|
|
|
30 |
|
37 |
Nghiên cứu quy trình nhân giống cây khóm (Ananas comosus) bằng phương pháp nuôi cấy mô. |
|
|
|
30 |
|
38 |
Sản xuất thử nghiệm mô hình trồng xà lách xoong trên nền đất lúa 3 vụ |
|
|
|
30 |
|
39 |
Đánh giá hiệu quả các sản phẩm ớt, tỏi trong rượu và vôi nước để phòng trị, bọ dưa, sâu ăn tạp, rầy mềm, dòi đục lá trên cây dưa leo trong vụ Thu Đông 2017 tại xã Cần Đăng huyện Châu Thành tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
|
40 |
Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của bò thịt bằng khẩu phần bổ sung cây chuối cấy mô sau thu hoạch. |
|
|
|
30 |
|
41 |
Thử nghiệm mô hình nuôi cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) trong lồng bè sử dụng thức ăn đậu tằm để tăng độ dai và giòn cho thịt cá |
|
|
|
30 |
|
42 |
Ương cá lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn cá hương lên cá giống bằng vèo trong ao với kỹ thuật tạo dòng chảy + bổ sung thức ăn muối hữu cơ (KDF) để tăng tỷ lệ sống cá giống, tăng năng suất nuôi |
|
|
|
30 |
|
43 |
Ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất mật độ cao, kết hợp bố trí hệ thống nhà kính và sử dụng giá thể tre cho ao ương để tăng tỷ lệ sống tôm giống, tăng năng suất nuôi tôm thương phẩm |
|
|
|
30 |
|
44 |
Nghiên cứu sự đa dạng sinh học thành phần thực vật cây thân gỗ tại núi Chọi huyện Tri Tôn và khu vực thác nước Suối Tiên tại Núi Cấm huyện Tịnh Biên |
|
|
|
30 |
|
45 |
Đa dạng hóa sản phẩm từ giống giống nếp thơm CK92 của huyện Phú Tân |
|
|
|
30 |
|
III |
Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
|
2.320 |
|
01 |
Xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên - Trần Ngọc Phương Anh |
|
|
|
85 |
|
02 |
Xây dựng vùng nguyên liệu nuôi lươn không bùn đạt tiêu chuẩn VietGAP - Ngô Thị Hạnh |
|
|
|
50 |
|
03 |
Xây dựng mô hình đa canh ứng dụng công nghệ cao tạo cảnh quan phục vụ du lịch tại thành phố Châu Đốc - Nguyễn Thanh Long |
|
|
|
56 |
|
04 |
Xây dựng mô hình trồng chuối già Phillipine nuôi cấy mô tại xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang - Lê Thị Ái |
|
|
|
87 |
|
05 |
Nấm linh chi theo hướng công nghệ cao tại huyện Thoại Sơn - Nguyễn Hùng Sinh |
|
|
|
45 |
|
06 |
Nhân rộng mô hình ương giống tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn tỉnh An Giang - Ks Nguyễn Minh Thư |
|
|
|
110 |
|
07 |
Sản xuất thử nghiệm máy cắt mè - Nguyễn Chí Thành |
|
|
|
63 |
|
08 |
Xây dựng nhà lưới để sản xuất giống hoa và hoa chậu do ông Phan Minh Mẫn |
|
|
|
92 |
|
09 |
Sản xuất thử nghiệm máy thu gom rơm do ông Ngô Văn Tính - Hộ kinh doanh Hàn Tiện sửa chữa máy Hai Tính (số 824 tổ 3, ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) thực hiện. |
|
|
|
132 |
|
10 |
Xây dựng mô hình thử nghiệm trồng cà chua cao sản trong nhà lưới tại Châu Đốc |
|
|
|
100 |
|
11 |
Ứng dụng máy tách màu anysort trong dây chuyền chế biến để nâng cao chất lượng gạo thành phẩm (DNTN Hòa Nam) |
|
|
|
100 |
|
12 |
Ứng dụng máy tách màu anysort trong dây chuyền chế biến để nâng cao chất lượng gạo thành phẩm (DNTN Hồng Phát) |
|
|
|
100 |
|
13 |
Ứng dụng máy tách màu anysort trong dây chuyền chế biến để nâng cao chất lượng gạo thành phẩm (DNTN Đức Hưng) |
|
|
|
100 |
|
14 |
Ứng dụng công nghệ tưới tự động trồng dưa lưới trong nhà nhà màng, nhà lưới |
|
|
|
100 |
|
15 |
Ứng dụng đổi mới công nghệ trong chăn nuôi heo tại huyện Tri Tôn |
|
|
|
100 |
|
16 |
Xây dựng trang trại nuôi gà thịt theo hướng công nghệ cao tại huyện Châu Thành. |
|
|
|
100 |
|
17 |
Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trên giá thể sạch trong nhà lưới tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. |
|
|
|
100 |
|
18 |
Ứng dụng máy chiết rót, đóng gói, dán nhãn tự động sử dụng thiết bị điều khiển PLC comfile cho sản xuất nước khoáng SM. |
|
|
|
100 |
|
19 |
Dự án ứng dụng máy CL2A.CT làm sạch hạt giống. |
|
|
|
100 |
|
20 |
Dự án xây dựng trang trại nuôi heo thịt theo hướng công nghệ cao tại huyện Tịnh Biên. |
|
|
|
100 |
|
21 |
Dự án xây dựng mô hình trồng rau an toàn UDCNC tại Châu Đốc. |
|
|
|
100 |
|
22 |
Chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi chim yến theo hướng an toàn dịch bệnh tại huyện Thoại Sơn. |
|
|
|
100 |
|
23 |
Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa DS1 Japonica tại Xã Ô Lâm, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang. |
|
|
|
100 |
|
24 |
Dự án ĐMCN nhà sơ chế sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã Bình Phước Xuân huyện Chợ Mới. |
|
|
|
100 |
|
25 |
Dự án Xây dựng mô hình trồng xoài đạt tiêu chuẩn Viet GAP tại huyện Chợ Mới với diện tích 500 ha. |
|
|
|
100 |
|
III |
Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
|
300 |
|
|
Hỗ trợ phát triển quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sáng chế/GPHI được cấp giấy chứng nhận hoặc được chấp nhận đơn hợp lệ) và sáng kiến đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, .... |
|
|
|
300 |
|
B |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2018 |
|
|
|
41.727 |
|
BI |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2018 (khối Văn phòng Sở) |
|
|
|
29.821 |
|
I |
Đề tài dự án cấp tỉnh (Chương trình nghiên cứu trọng điểm theo QĐ số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/203 của UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế". Và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) |
|
|
|
7.000 |
|
|
13 nhiệm vụ xét duyệt trong năm 2017-2018 (Bình quân: 350 triệu đồng /1 nhiệm vụ) |
|
13 |
350 |
4.550 |
|
01 |
Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
02 |
Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ xoài Thơm Vĩnh Hòa gắn với phát triển du lịch tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
03 |
Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất sơn tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
04 |
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
05 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch thị xã Tân Châu giai đoạn 2017 - 2020, định hướng 2030 |
|
|
|
|
|
06 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang. |
|
|
|
|
|
07 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang |
|
|
|
|
|
08 |
Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm |
|
|
|
|
|
09 |
Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
10 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nhiệm vụ và tiềm lực khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
11 |
Cơ sở dữ liệu phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại |
|
|
|
|
|
12 |
Nghiên cứu xây dựng CSDL và hệ thống quản lý CSDL y tế cộng đồng tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
13 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể về tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh An Giang |
|
|
|
|
|
|
07 nhiệm vụ xét duyệt trong năm 2018-2019 |
|
7 |
350 |
2.450 |
|
II |
Chương trình khoa học công nghệ theo QĐ số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/2/2013 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế". |
|
|
|
1.052 |
|
01 |
Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
181 |
|
02 |
Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
117 |
|
03 |
Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
166 |
|
04 |
Chương trình “Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020” |
|
|
|
145 |
|
05 |
Chương trình Phát triển nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
106 |
|
06 |
Chương trình “Phát triển nghiên cứu bền vững các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” |
|
|
|
105 |
|
07 |
Chương trình "Nghiên cứu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang " |
|
|
|
232 |
|
III |
Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở năm 2018 (30 đề tài) |
|
|
|
900 |
|
|
Hỗ trợ 30 đề tài cấp cơ sở |
30 |
30 |
|
900 |
|
IV |
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016) 15 mô hình, dự án x 200 triệu đồng |
20 |
|
|
4.000 |
|
|
Hỗ trợ 20 mô hình, dự án theo Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016) |
|
|
|
4.000 |
|
V |
Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
|
2.152 |
|
01 |
Hỗ trợ các công ty, chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản SHTT và hỗ trợ phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước |
|
|
|
152 |
|
|
Nhãn hiệu trong nước : 50 triệu đồng |
50 |
1 |
|
50 |
|
|
Nhãn hiệu nước ngoài : 50 triệu đồng |
|
|
|
50 |
|
|
Nhãn hiệu tập thể: 10 triệu đồng |
|
|
|
10 |
|
|
Nhãn hiệu chứng nhận : 10 triệu đồng |
|
|
|
10 |
|
|
Kiểu dáng công nghiệp: 6 triệu đồng |
5 |
1,5 |
|
6 |
|
|
Sáng chế/GPHI : 26 triệu đồng |
4 |
7 |
|
26 |
|
02 |
Triển khai Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
2.000 |
|
VI |
Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến 2020 |
|
|
|
400 |
|
|
Kiểm tra giám sát |
|
|
|
100 |
|
|
Xúc tiến các mô hình tiên tiến |
|
|
|
300 |
|
VII |
Hoạt động quản lý KH&CN |
|
|
|
14.317 |
|
01 |
Hoạt động quản lý khoa học |
|
|
|
1.357 |
|
|
Làm việc về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2018 và định hướng nghiên cứu năm 2019 với sở ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố và các viện, trường đại học trong và ngoài tỉnh |
15 |
2 |
|
30 |
|
|
Giám sát, kiểm tra tình hình triển khai tiến độ các đề tài, dự án cấp tỉnh; Kiểm tra tình hình thực hiện kết quả đề tài sau nghiệm thu; Giám sát tổ chức KH&CN; các Chương trình theo QĐ số 2532/QĐ-UBND |
60 |
2 |
|
120 |
|
|
Thông báo tuyển chọn đơn vị chủ trì đề tài, dự án năm 2016 |
4 |
8 |
|
32 |
|
|
Hội đồng KHCN
tư vấn xác định danh mục: |
5 |
12 |
|
60 |
|
|
Hội đồng tư vấn
tuyển chọn và xét duyệt đề cương: |
20 |
15 |
|
300 |
|
|
Tổ thẩm định
kinh phí: |
20 |
2 |
|
40 |
|
|
Hội đồng nghiệm
thu: |
20 |
15 |
|
300 |
|
|
Chi phí đưa rước
chuyên gia tham dự họp Hội đồng: |
|
|
|
300 |
|
|
Hội nghị, hội
thảo khác |
|
|
|
155 |
|
|
Hỗ trợ đề xuất ý tưởng nhiệm vụ KH&CN |
20 |
1 |
|
20 |
|
02 |
Hoạt động Quản lý Công nghệ và TTCN |
|
|
|
630 |
|
|
Khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh |
6 |
10 |
|
60 |
|
|
Tuyên truyền, phổ biến Chương trình hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 và VBPL liên quan |
3 |
10 |
|
30 |
|
|
Tổ chức 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện mô hình, dự án |
40 |
2 |
|
80 |
|
|
Hội đồng KH&CN thẩm định |
20 |
10 |
|
200 |
|
|
Hội đồng thẩm định kinh phí |
15 |
4 |
|
60 |
|
|
Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp tỉnh |
20 |
10 |
|
200 |
|
03 |
Hoạt động Quản lý Sở hữu trí tuệ (P. Chuyên ngành) |
|
|
|
370 |
|
|
Phối hợp huyện, thị, thành, doanh nghiệp tập huấn về “SHTT trong gia nhập TPP” |
2 |
25 |
|
50 |
|
|
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn về SHTT tại TP. Long Xuyên |
1 |
30 |
|
30 |
|
|
Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp, Đại học An Giang tổ chức sự kiện (Hội thảo) hoạt động tuyên truyền nhân ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26-4 |
1 |
30 |
|
30 |
|
|
Tham gia trưng bày triển lãm tại các hội chợ trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
100 |
|
|
Khảo sát tình hình sử dụng nhãn hiệu sau khi được hỗ trợ xác lập quyền bảo hộ |
|
|
|
30 |
|
|
Phát triển các sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thành thương hiệu nổi tiếng |
|
|
|
100 |
|
|
Hội đồng KHCN |
|
|
|
30 |
|
04 |
Hoạt động Quản lý An toàn bức xạ (P. Chuyên ngành) |
|
|
|
110 |
|
|
Mời chuyên gia Cục ATBX hoặc Trung tâm hạt nhân TP. HCM tập huấn về kiến thức ATBXHN |
|
|
|
30 |
|
|
Kiểm tra thực thi ứng phó sự cố ATBX hạt nhân tại các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
60 |
|
|
Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến bức xạ, hạt nhân trong năm |
|
|
|
20 |
|
05 |
Hoạt động Thống kê KH&CN (P. Chuyên ngành) |
|
|
|
80 |
|
|
Triển khai báo cáo thống kê KH&CN năm 2017 |
|
|
|
30 |
|
|
Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thống kê KH&CN |
|
|
|
30 |
|
|
Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến thông tin, thống kê trong năm |
|
|
|
20 |
|
06 |
Hoạt động Thanh tra KH&CN |
|
|
|
283 |
|
|
Thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng |
1 |
|
|
3 |
|
|
Thanh tra về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 |
1 |
|
|
25 |
|
|
Thanh tra về An toàn bức xạ và hạt nhân và PTĐ nhóm 2 (y tế) |
1 |
|
|
41 |
|
|
Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh vàng |
1 |
|
|
40 |
|
|
Thanh tra về đo lường và chất lượng xăng, dầu, nhớt |
2 |
|
|
45 |
|
|
Thanh tra chuyên đề diện rộng năm 2017 theo chỉ đạo cấp trên |
1 |
|
|
46 |
|
|
Thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường (BCĐ 389 theo QĐ số 35/QĐ-BCĐ ngày 31/7/2015) |
1 |
|
|
30 |
|
|
Thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên hoặc theo phản ánh, giải quyết khiếu nại tố cáo |
|
|
|
28 |
|
|
Thanh tra phối hợp (Đoàn kiểm tra của BCĐ 389, Chi cục TCĐLCL, Thanh tra Tổng cục,…) |
40 |
|
|
25 |
|
07 |
Hoạt động Quản lý KH&CN cấp cơ sở |
|
|
|
6.134 |
|
|
Công tác quản lý, giám sát tiến độ thực hiện và tham gia hội đồng xét duyệt đề cương và nghiệm thu đề tài cơ sở tại các huyện. Giám sát kiểm tra nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, giám sát các tổ chức KH&CN |
110 |
0,50 |
|
55 |
|
|
Xúc tiến viện trường khảo sát hiện trạng và đề xuất ý tưởng triển khai các nhiệm vụ KH&CN cho các địa phương. |
1 |
30,00 |
|
30 |
|
|
Hội đồng tư vấn xét duyệt danh mục đề tài cơ sở |
7 |
15,00 |
|
105 |
|
|
Hội đồng thẩm định xét duyệt đề cương đề tài cơ sở, dự án nông thôn miền núi |
7 |
8,00 |
|
56 |
|
|
Hội đồng thẩm định kinh phí |
3 |
8,00 |
|
24 |
|
|
Hội đồng nghiệm thu đề tài cơ sở |
6 |
8,00 |
|
48 |
|
08 |
Hoạt động Thông tin và Truyền thông KH&CN |
|
|
|
668 |
|
|
Tạp chí KHCN |
6 |
35,00 |
|
210 |
|
|
Website KH&CN |
|
|
|
50 |
|
|
Phát hình chuyên đề KHCN trên Đài truyền hình |
48 |
6,00 |
|
288 |
|
|
Chuyên mục KHCN trên báo An Giang (4 kỳ /tháng) |
48 |
2,50 |
|
120 |
|
09 |
Hoạt động QL KH&CN địa phương |
|
|
|
1.100 |
|
|
Hỗ trợ hoạt động KH&CN các huyện, thị, thành phố |
|
|
|
1.100 |
|
10 |
Hoạt động QL KH&CN khác (Văn phòng) |
|
|
|
1.820 |
|
|
Công tác tham mưu tư vấn, hợp tác quốc tế |
|
|
|
100 |
|
|
Tham dự Hội nghị, hội thảo do Bộ KH&CN tổ chức |
|
|
|
100 |
|
|
Đào tạo, tập huấn theo chuyên đề về các lĩnh vực KHCN…do Bộ KHCN tổ chức |
1 |
20 |
|
120 |
|
|
Triển khai Chương trình hợp tác với Trường ĐHCT |
1 |
20 |
|
20 |
|
|
Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tỉnh |
2 |
60 |
|
120 |
|
|
Tổ chức đánh giá hiệu quả ứng dụng, chuyển giao kết quả đề tài, dự án, các mô hình KH&CN tiên tiến |
|
|
|
120 |
|
|
Tổ chức ngày Khoa học và Công nghệ 18/5 |
|
|
|
50 |
|
|
Tham gia các phiên chợ thiết bị công nghệ, hội thảo, hội nghị khác |
|
|
|
300 |
|
|
Chương trình hỗ trợ ươm tạo, phát triển nhân lực KHCN và khởi nghiệp |
|
|
|
300 |
|
|
Khảo sát các mô hình Ứng dụng tiến bộ KHCN ở các tỉnh cho các huyện thị |
4 |
60,00 |
|
240 |
|
|
Hoạt động hợp tác KHCN giữa các tỉnh, khu vực; Liên kết các Viện, trường đại học; hoạt động khác,…(QLKH: 100 triệu; QLCN: 100 triệu; QLCS: 50 triệu; QLCNg: 50 triệu; Thanh tra: 30 triệu; Văn phòng: 20 triệu; ) |
|
|
|
350 |
|
11 |
Tăng cường tiềm lực phục vụ nghiên cứu và quản lý khoa học và công nghệ |
|
|
|
500 |
|
a |
Bổ sung trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và quản lý KHCN cho các phòng chuyên môn: |
|
|
|
450 |
|
|
Máy đo chỉ số Octane/Cetane (Thanh Tra Sở) |
|
|
|
350 |
|
|
Đầu tư trang thiết bị để Triển khai Kế hoạch Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020, định hướng năm 2030 (phòng Chuyên ngành) |
|
|
|
100 |
|
b |
Nâng cấp và sửa chữa trang thiết bị phục vụ chuyên môn và quản lý nghiên cứu KHCN |
|
|
|
50 |
|
12 |
Hỗ trợ hoạt động khác |
|
|
|
1.265 |
|
|
- Liên Hiệp các hội KHKT tỉnh AG |
|
|
|
800 |
|
|
- Ban Tuyên Giáo tuyên truyền Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; |
|
|
|
110 |
|
|
- Hội Khoa học lịch sử AG (Tổ chức hội thảo KHLS) |
|
|
|
280 |
|
|
- Hiệp hội nghề nghiệp và Chế biến Thủy sản |
|
|
|
75 |
|
B.II |
NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2016/NĐ-CP |
|
|
|
9.200 |
|
I |
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN |
|
|
|
3.700 |
|
1 |
Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ |
|
|
|
450 |
|
2 |
Tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, điểm kết nối cung cầu tại địa phương |
|
|
|
800 |
|
3 |
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật chế biến thực phẩm đối với một số sản phẩm đặc sản nông sản của An Giang |
|
|
|
900 |
|
4 |
Tổ chức tập huấn, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ KHKT phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
|
600 |
|
5 |
Nghiên cứu lựa chọn hoàn thiện quy trình kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch bảo quản nông sản, thực phẩm và thủy sản |
|
|
|
650 |
|
6 |
Ứng dụng điện mặt trời hòa lưới điện phục vụ công sở |
|
|
|
300 |
|
II |
Trung tâm Công nghệ sinh học |
|
|
|
5.500 |
|
01 |
Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn; tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học. |
|
|
|
350 |
|
02 |
Tổ chức tập huấn chuyển giao tiền bộ, khoa học kỹ thuật cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực CNSH. |
|
|
|
220 |
|
03 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và bảo tồn và phát triển giống, nguồn gen dược liệu bằng phương pháp tạo hạt nhân tạo. |
|
|
|
350 |
|
04 |
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong vi nhân giống cây trồng sạch bệnh, phục vụ NNCNC tỉnh An Giang. |
|
|
|
280 |
|
05 |
Nghiên cứu lựa chọn, hoàn thiện quy trình kỹ thuật phát triển các SP giá trị gia tăng từ tảo Spirulina platensis (Tảo xoắn) tảo Haematococcus pluvialis. |
|
|
|
370 |
|
06 |
Nghiên cứu lựa chọn, hoàn thiện quy trình kỹ thuật phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ trồng nấm Cordyceps militaris và Cordyceps Isaria Tenuipes và nấm hương chịu nhiệt. |
|
|
|
400 |
|
07 |
Nghiên cứu lựa chọn quy trình kỹ thuật, phân lập và tuyển chọn vi khuẩn, nấm nội sinh từ cây dược liệu có khả năng sản xuất hoạt chất sinh học lovastatin, prodigiosin và enzyme phytase |
|
|
|
350 |
|
08 |
Nghiên cứu lựa chọn sàn lọc một số loại cây dược liệu có khả năng phòng trị sâu khoang (Spodoptera liteura); sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) ở tỉnh An Giang. |
|
|
|
250 |
|
09 |
|
|
|
250 |
|
|
10 |
Lưu giữ, bảo tồn và phát triển giống và nguồn gen một số loại rau, hoa kiểng và dược liệu quý, có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
400 |
|
11 |
Lựa chọn và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng một số loại rau có tiềm năng phát triển trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
|
350 |
|
12 |
Nghiên cứu lựa chọn, hoàn thiện quy trình kỹ thuật chế biến đa dạng hóa một số sản phẩm từ gấc, lá mối, nước thốt nốt và chùm ngây, theo hướng phát triển thực phẩm chức năng. |
|
|
|
450 |
|
13 |
Nghiên cứu lựa chọn hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất nước uống từ dâu tằm, gấc, nha đam, thanh long và trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
|
450 |
|
14 |
Lựa chọn quy trình kỹ thuật phát triển giống dê lai nền theo hướng chuyên thịt từ dê Boer thuần, với giống dê Bách Thảo thuần phục vụ định hướng phát triển chăn nuôi. |
|
|
|
350 |
|
15 |
Nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của các chủng vi sinh trong việc cải thiện chất lượng nước và năng suất của một số loài cá trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
|
280 |
|
16 |
Nghiên cứu, đánh giá công thức của thức ăn tinh hỗn hợp đối với sự phát triển của giống bò cái tơ chuyên thịt từ nguồn nguyên liệu của địa phương. |
|
|
|
400 |
|
B.III |
Chi sự nghiệp hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
|
2.706 |
|
|
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
|
|
|
2.706 |
|
I |
Kế hoạch thực hiện năm 2017 các chương trình, đề án quốc gia |
|
|
|
1.100 |
|
1 |
Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và CL sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ) |
|
|
|
1.000 |
|
2 |
Hoạt động TBT |
|
|
|
100 |
|
II |
Quản lý, kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng : |
|
|
|
1.186 |
|
1 |
Khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông |
|
|
|
30 |
|
2 |
Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường |
|
|
|
120 |
|
3 |
Mở 03 lớp tập huấn về TCCL |
|
|
|
60 |
|
4 |
Công tác thanh tra về TCĐLCL |
|
|
|
100 |
|
5 |
Phối hợp Đoàn Liên ngành 389. |
|
|
|
30 |
|
6 |
Phí tư vấn + tài liệu HTQLCL 26 xã nông thôn x 26,4 triệu |
|
|
|
816 |
|
7 |
Tập huấn DN giải thưởng chất lượng |
|
|
|
30 |
|
III |
Công tác Kiểm định, đo lường |
|
|
|
200 |
|
1 |
Chi phí kiểm định chuẩn chính, chuẩn công tác |
|
|
|
70 |
|
2 |
Kiểm tra HĐGS các ND, cơ sở (01 cuộc) |
|
|
|
15 |
|
3 |
Đào tạo chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật |
|
|
|
40 |
|
4 |
Khảo sát phương tiện đo nhóm 2 tiêu cự kính mắt |
|
|
|
5 |
|
a |
Chi phí in tem, dán tem công tơ cột đo xăng dầu |
|
|
|
30 |
|
b |
Chi hỗ trợ cân cấp 4 (tem, chì ...) cấp huyện |
|
|
|
40 |
|
IV |
Các hoạt động liên quan đến Tiêu chuẩn, chất lượng |
|
|
|
220 |
|
1 |
Phối hợp với Tổng cục TCĐLCL mở lớp tập huấn liên quan đế VB QPPL về TCĐLCL |
|
|
|
40 |
|
2 |
Tổ chức Đoàn kiểm tra các cơ quan HCSN theo QĐ 19/2014/TTg về ISO hành chính công |
|
|
|
50 |
|
3 |
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền hoạt động của Chi cục trên tạp chí của ngành |
|
|
|
40 |
|
4 |
Tham gia 02 lớp đào tạo về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN cho cán bộ địa phương và về quản lý đo lường, chất lượng đo TW tổ chức |
|
|
|
30 |
|
5 |
Tổ chức 01 lớp nhận thức đánh giá nội bộ |
|
|
|
60 |
|
|
PHẦN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ( ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020) |
409.490 |
|
|
54.712 |
|
1 |
Dự án: "Đầu Tư xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học" - Tổng kinh phí 265 tỷ đồng |
265.000 |
|
|
25.000 |
|
2 |
Dự án: "Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 - Tổng kinh phí 95 tỷ đồng |
95.000 |
|
|
12.360 |
|
3 |
Dự án: Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng An Giang - Tổng kinh phí 15,32 tỷ đồng |
15.320 |
|
|
3.132 |
|
4 |
dự án: Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang giai đoạn 2016 - 2020 (12,682 tỷ đồng) |
12.682 |
|
|
4.220 |
|
5 |
Dự án:" Xây dựng trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang" - Tổng kinh phí 21,488 tỷ đồng |
21.488 |
|
|
10.000 |
|
|
TÔNG CỘNG |
|
|
|
114.399 |
|
TỔNG HỢP |
|
|||||
|
PHẦN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
|
|
|
59.687 |
|
A |
NHIỆM VỤ NĂM 2017 CHUYỂN SANG NĂM 2018 |
|
|
|
17.960 |
|
|
Đề tài, dự án cấp tỉnh |
|
|
|
13.990 |
|
|
Đề tài, dự án cấp cơ sở |
|
|
|
1.350 |
|
|
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
|
2.320 |
|
|
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
|
300 |
|
B |
NHIỆM VỤ NĂM 2018 |
|
|
|
41.727 |
|
B.I |
Nhiệm vụ năm 2018 (Khối Văn phòng) |
|
|
|
29.821 |
|
I |
Đề tài, dự án cấp tỉnh |
|
|
|
7.000 |
|
II |
Chương trình nghiên cứu trọng điểm theo QĐ 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/2/2013 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế". |
|
|
|
1.052 |
|
III |
Đề tài, dự án cấp cơ sở |
|
|
|
900 |
|
IV |
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
|
4.000 |
|
V |
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
|
2.152 |
|
IV |
Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến 2020 |
|
|
|
400 |
|
VI |
Hoạt động Quản lý KH&CN |
|
|
|
14.317 |
|
B.II |
Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
|
9.200 |
|
I |
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN |
|
|
|
3.700 |
|
II |
Trung tâm Công nghệ Sinh học |
|
|
|
5.500 |
|
B.III |
Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
|
2.706 |
|
I |
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lương chất lượng |
|
|
|
2.706 |
|
|
PHẦN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN |
406.465 |
|
|
54.712 |
|
1 |
Dự án: "Đầu Tư xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học" - Tổng kinh phí 265 tỷ đồng |
265.000 |
|
|
25.000 |
|
2 |
Dự án: "Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 - Tổng kinh phí 95 tỷ đồng |
91.975 |
|
|
12.360 |
|
3 |
Dự án: Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng An Giang - Tổng kinh phí 15,32 tỷ đồng |
15.320 |
|
|
3.132 |
|
4 |
dự án: Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang giai đoạn 2016 – 2020 (12,682 tỷ đồng) |
12.682 |
|
|
4.220 |
|
5 |
Dự án:" Xây dựng trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang" - Tổng kinh phí 21,488 tỷ đồng |
21.488 |
|
|
10.000 |
|
|
TỔNG CỘNG |
114.399 |
|
(Bằng chữ: Một trăm, mười bốn tỷ, ba trăm ,chín mươi chín triệu đồng)
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ MỞ MỚI SAU NGÀY 30 THÁNG 06 NĂM 2017
STT |
Nội dung |
Kinh phí |
PHẦN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
||
I |
Đề tài dự án cấp tỉnh |
8.150 |
01 |
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển khởi nghiệp và thu hút đầu tư tỉnh An Giang |
300 |
02 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H |
300 |
03 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - cá sạch tại tỉnh An Giang |
300 |
04 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu |
300 |
05 |
Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, điều trị đái tháo đường. |
300 |
06 |
Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt nốt tại An Giang (Borassus flabellifer L.) |
300 |
07 |
Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung |
300 |
08 |
Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang |
300 |
09 |
Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang |
300 |
10 |
Xác định phương pháp đánh giá sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế tỉnh An Giang |
300 |
11 |
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành kinh tế nông nghiệp và du lịch |
300 |
12 |
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá Sửu (Boesemania) trên địa bàn tỉnh An Giang |
300 |
13 |
Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang |
350 |
14 |
Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ xoài thơm Vĩnh Hòa gắn với phát triển du lịch tỉnh An Giang |
350 |
15 |
Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang |
350 |
16 |
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang |
350 |
17 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch thị xã Tân Châu giai đoạn 2017 - 2020, định hướng 2030 |
350 |
18 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang. |
350 |
19 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang |
350 |
20 |
Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm |
350 |
21 |
Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang |
350 |
22 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nhiệm vụ và tiềm lực khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang |
350 |
23 |
Cơ sở dữ liệu phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại |
350 |
24 |
Nghiên cứu xây dựng CSDL và hệ thống quản lý CSDL y tế cộng đồng tỉnh An Giang |
350 |
25 |
Xây dựng CSLD tổng thể về tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh An Giang |
350 |
II |
Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở (25 đề tài) |
750 |
01 |
Hiệu quả của MRI trong chuẩn đoán nhồi máu não sớm trước 4 giờ |
30 |
02 |
Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản đoạn dưới bằng máy tán laser tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang |
30 |
03 |
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân, cánh tay (ABI) ở bệnh nhân dái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang |
30 |
04 |
Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2017 |
30 |
05 |
Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang trong 6 tháng cuối năm 2016, so với 6 tháng cuối năm 2017 |
30 |
06 |
Đánh giá kết quả siêu âm Doppler động mạch tử cung ở tuần 20-24 thai kỳ trong dự đoán tiền sản giật tại Bệnh viện đa khoa thành phố Châu Đốc và bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh |
30 |
07 |
Tình trạng sâu răng của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non- mẫu giáo tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, năm 2017 |
30 |
08 |
Khảo sát hoạt tính ức chế enzym Acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer. |
30 |
09 |
Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng công tác Dân vận, Mặt trận và Đoàn thể cấp xã thuộc tỉnh An Giang |
30 |
10 |
Đánh giá hoạt động doanh nghiệp do nữ làm chủ ở tỉnh An Giang |
30 |
11 |
Giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận từ sản xuất mô hình nông lâm kết hợp của hộ nhận khoán trong khu vực đồi núi thuộc 3 xã An Hảo, An Cư và An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. |
30 |
12 |
Đổi mới phương pháp dạy học tiết thực hành môn hình học khối 6,7,8,9 của trường THCS thị trấn Chợ Vàm năm học 2017-2018 |
30 |
13 |
Giải pháp tăng cường tham gia của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở thành phố Long Xuyên. |
30 |
14 |
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Long Xuyên |
30 |
15 |
Khảo sát hiệu quả các biện pháp thay thế Paclobutrazol trong xử lý ra hoa đối với xoài 3 màu tại vùng trồng chuyên canh ở huyện Chợ Mới |
30 |
16 |
Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học tại huyện An Phú |
30 |
17 |
Nghiên cứu quy trình nhân giống cây khóm (Ananas comosus) bằng phương pháp nuôi cấy mô. |
30 |
18 |
Sản xuất thử nghiệm mô hình trồng xà lách xoong trên nền đất lúa 3 vụ |
30 |
19 |
Đánh giá hiệu quả các sản phẩm ớt, tỏi trong rượu và vôi nước để phòng trị bọ dừa, sâu ăn tạp, rầy mềm, dòi đục lá trên cây dưa leo trong vụ Thu Đông 2017 tại xã Cần Đăng huyện Châu Thành tỉnh An Giang |
30 |
20 |
Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của bò thịt bằng khẩu phần bổ sung cây chuối cấy mô sau thu hoạch. |
30 |
21 |
Thử nghiệm mô hình nuôi cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) trong lồng bè sử dụng thức ăn đậu tằm để tăng độ dai và giòn cho thịt cá |
30 |
22 |
Ương cá lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn cá hương lên cá giống bằng vèo trong ao với kỹ thuật tạo dòng chảy + bổ sung thức ăn muối hữu cơ (KDF) để tăng tỷ lệ sống cá giống, tăng năng suất nuôi |
30 |
23 |
Ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất mật độ cao, kết hợp bố trí hệ thống nhà kính và sử dụng giá thể tre cho ao ương để tăng tỷ lệ sống tôm giống, tăng năng suất nuôi tôm thương phẩm |
30 |
24 |
Nghiên cứu sự đa dạng sinh học thành phần thực vật cây thân gỗ tại núi Chọi huyện Tri Tôn và khu vực thác nước Suối Tiên tại Núi Cấm huyện Tịnh Biên |
30 |
25 |
Đa dạng hóa sản phẩm từ giống giống nếp thơm CK92 của huyện Phú Tân |
30 |
III |
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
1.200 |
01 |
Ứng dụng công nghệ tưới tự động trồng dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới |
100 |
02 |
Ứng dụng đổi mới công nghệ trong chăn nuôi heo tại huyện Tri Tôn |
100 |
03 |
Xây dựng trang trại nuôi gà thịt theo hướng công nghệ cao tại huyện Châu Thành. |
100 |
04 |
Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trên giá thể sạch trong nhà lưới tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. |
100 |
05 |
Ứng dụng máy chiết rót, đóng gói, dán nhãn tự động sử dụng thiết bị điều khiển PLC comfile cho sản xuất nước khoáng SM. |
100 |
06 |
Ứng dụng máy CL2A.CT làm sạch hạt giống. |
100 |
07 |
Xây dựng trang trại nuôi heo thịt theo hướng công nghệ cao tại huyện Tịnh Biên. |
100 |
08 |
Xây dựng mô hình trồng rau an toàn UDCNC tại Châu Đốc. |
100 |
09 |
Chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi chim yến theo hướng an toàn dịch bệnh tại huyện Thoại Sơn. |
100 |
10 |
Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa DS1 Japonica tại Xã Ô Lâm, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang. |
100 |
11 |
Dự án đổi mới công nghệ nhà sơ chế sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã Bình Phước Xuân huyện Chợ Mới. |
100 |
12 |
Dự án Xây dựng mô hình trồng xoài đạt tiêu chuẩn Viet GAP tại huyện Chợ Mới với diện tích 500 ha. |
100 |
III |
Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
300 |
|
Hỗ trợ phát triển quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sáng chế/GPHI được cấp giấy chứng nhận hoặc được chấp nhận đơn hợp lệ) và sáng kiến đạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, .... |
300 |
|
TÔNG CỘNG |
10.400 |
PHỤ LỤC 4
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2018
TT |
Tên dự án/công trình |
Quyết định phê duyệt |
Kinh phí đầu tư (Triệu đồng) |
Ghi chú |
||
Tổng mức |
Được bố trí trong năm 2017 |
Dự kiến kinh phí năm 2018 |
|
|||
|
Cấp tỉnh |
|
407.144 |
91.700 |
54.711 |
|
1 |
Dự án: "Đầu Tư xây dựng Trung tâm Công nghệ Sinh học" |
QĐ số 1893/QĐ-UBND ngày 04/09/2013 |
265.838 |
51.000 |
25.000 |
|
2 |
Dự án: "Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ Sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
QĐ số 2124/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 |
91.967 |
23.000 |
12.359 |
|
3 |
Dự án: Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020 của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng An Giang |
QĐ số 2341/QĐ-UBND, ngày 29/10/2015 |
15.310 |
7.200 |
3.132 |
|
4 |
dự án: Đầu tư trang thiết bị Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang giai đoạn 2016 - 2020 ( 12,682 tỷ đồng) |
QĐ số 127/QĐ-UBND ngày 24/01/2016 |
12.541 |
4.000 |
4.220 |
|
5 |
Dự án:" Xây dựng trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang" |
QĐ số 2404/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 |
21.488 |
6.500 |
10.000 |
|
PHỤ LỤC 5
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN NĂM 2017
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Danh mục |
Kế hoạch Trung ương giao 2017 |
Kế hoạch UBND tỉnh giao năm 2017 |
Tình hình thực hiện (ước thực hiện năm 2017) |
Ghi chú |
I |
Vốn đầu tư phát triển KH&CN |
|
98.900 |
85.000 |
|
II |
Vốn sự nghiệp KHCN |
30.670 |
30.670 |
26.070 |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1 |
Chi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
|
10.487 |
8.914 |
|
2 |
Chi cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước(TĐC, SHTT, thông tin, công nghệ, ATBX, …) |
|
9.558 |
8.124 |
|
3 |
Chi cho các đơn vị sự nghiệp Nhiệm vụ TXTCN |
|
9.350 |
7.948 |
|
4 |
Chi khác (hỗ trợ Liên hiệp các hội KHKT tỉnh An Giang, Hội Sử học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Điều hành NN CNC) |
|
1.275 |
1084 |
|
PHỤ LỤC 6
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, TỈNH NĂM 2018
TT |
Tên nhiệm vụ |
Thời gian thực hiện |
Phân theo lĩnh vực |
Kinh phí (Triệu đồng) |
Cơ quan chủ trì |
Ghi chú |
I. Đề tài, dự án cấp tỉnh |
||||||
1 |
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, chất lượng tốt cho huyện Phú Tân, tỉnh An Giang |
42 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
983,684 |
Trường ĐH Cần Thơ |
Đang triển khai |
2 |
Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang |
44 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.209,635 |
Trường ĐH Cần Thơ |
Đang triển khai |
3 |
Nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn đàn cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan) bố mẹ có chất lượng cao |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
626,491 |
Trường ĐH Cần Thơ |
Đang triển khai |
4 |
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ tạo nguồn nước và xây dựng mô hình khai thác sử dụng tổng hợp để phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nước sinh hoạt cho 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
24 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
1.108,187 |
Trung tâm Nghiên cứu thủy nông và cấp nước (Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) |
Đang triển khai |
5 |
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về anh ninh, trật tự trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh An Giang |
13 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
293,032 |
Công an tỉnh An Giang |
Đang tiến hành thanh quyết toán để nghiệm thu |
6 |
Nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên phổ thông và dạy nghề ở An Giang đến năm 2030 |
24 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
511,3655 |
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học An Giang |
Đang triển khai |
7 |
Xây dựng mô hình phát triển du lịch văn hóa sinh thái lòng hồ Tân Trung - Vàm Nao, Phú Tân, An Giang |
24 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
388,352 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng |
Đang triển khai |
8 |
Điều tra hiện trạng, lập danh lục cây dược liệu có chỉ dẫn địa lý trên vùng đồi núi tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y dược |
1.374,359 |
Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM |
Đang triển khai |
9 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tịnh Biên |
18 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
471,241 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
10 |
Đánh giá thực trạng và đề xuất mục tiêu, giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Óc Eo - Ba Thê trở thành trọng điểm du lịch |
18 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
288,225 |
Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang |
Đang triển khai |
11 |
Nghiên cứu quản lý nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy tại rừng tram Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang |
24 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
522.595 |
Chi cục Kiểm lâm An Giang |
Đang triển khai |
12 |
Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ quy hoạch sản xuất và phát triển kinh tế xã hội thị xã Tân Châu |
12 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
315,261 |
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam |
Đang tiến hành thanh quyết toán để nghiệm thu |
13 |
Nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
520,64 500,00 |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM |
Đang triển khai |
14 |
Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ cao chùm ngây trồng tại vùng Bảy Núi, An Giang dưới dạng viên nang |
24 tháng |
Khoa học Y dược |
1.274,6595 |
Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM |
Đang triển khai |
15 |
Tuyển chọn các giống lúa mùa nổi chất lượng cao phù hợp điều kiện tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
877,8657 |
Trường Đại học An Giang |
Đang triển khai |
16 |
Khảo nghiệm, chọn tạo các giống hoa và cây kiểng tiềm năng phục vụ phát triển du lịch vùng Bảy Núi, An Giang |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.559,6178 |
Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang chủ trì |
Đang triển khai |
17 |
Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang) |
24 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
497,8714 |
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ |
Đang triển khai |
18 |
Nghiên cứu, đánh giá thành phần hóa học và sinh học, kết hợp sản xuất thực phẩm chức năng từ cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y dược |
1.098,43 |
Trường Đại học Tây Đô |
Đang triển khai |
19 |
Nghiên cứu giải pháp tăng cường đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ các vùng trồng màu chuyên canh trên địa bàn huyện An Phú |
24 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
895,785 |
Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) |
Đang triển khai |
20 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xây dựng mô hình cây ăn trái đặc sản huyện Tịnh Biên phục vụ phát triển du lịch |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
462,899 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
21 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xoài Ba Màu đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chế biến và chuỗi tiêu thụ sản phẩm |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.149,115 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
22 |
Nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống và hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đàn bò thịt tại tỉnh An Giang |
60 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
5.128,076 |
Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang |
Đang triển khai |
23 |
Nghiên cứu cải tạo một số vườn tạp trên địa bàn tỉnh An Giang phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng kết hợp phát triển du lịch |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
828,598 |
Viện cây ăn quả miền Nam |
Đang triển khai |
24 |
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng các giống bản địa và phát triển các giống cây ăn quả tiềm năng phục vụ phát triển ngành cây ăn quả cho tỉnh An Giang |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
982.166 |
Viện cây ăn quả miền Nam |
Đang triển khai |
25 |
Nghiên cứu bảo tồn đa dạng thực vật kết hợp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng |
26 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
623,050 |
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh |
Đang triển khai |
26 |
Nghiên cứu và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh An Giang |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
959,8215 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
27 |
Bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên kết hợp phục vụ phát triển du lịch |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
977,828 |
Trung tâm Giống thủy sản An Giang |
Đang triển khai |
28 |
Nghiên cứu xây dựng và phát triển các loại cây ăn quả vùng Bảy Núi phục vụ du lịch, tỉnh An Giang |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.224,053 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
29 |
Nghiên cứu phát triển mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
564,000 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
30 |
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ phát triển huyện nông thôn mới (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) |
18 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
535,00 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
31 |
Nghiên cứu xây dựng trục liên thông hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang |
18 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
808,579 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
32 |
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh An Giang |
18 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
1.040,45 |
Viện Đại lý Tài nguyên TP.HCM |
Đang triển khai |
33 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu |
24 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
949,938.704 |
Đài Khí tượng Thủy văn An Giang |
Đang triển khai |
34 |
Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro về lũ, hạn, mặn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
|
Phân viên Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH |
Đang triển khai |
35 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng biến đổi khí hậu |
18 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.200,00 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
36 |
Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
861,00 |
Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Thủy sản Thanh Loan |
Đang triển khai |
37 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.099,849 |
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang |
Đang triển khai |
38 |
Nghiên cứu xây dựng bản đồ GIS trực tuyến phục vụ du lịch tỉnh An Giang |
15 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
706,048 |
Trường Đại học An Giang |
Đang triển khai |
39 |
Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế viên nang hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ dược liệu lá cây sầu đâu ăn lá (Azadirachta indica Jus.F.) tại An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
1.200,00 |
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ |
Đang triển khai |
40 |
Nghiên cứu qui trình sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư từ cao chiết củ từ cây ngải trắng (hay còn gọi là nghệ trắng) (Curcuma aromatica) phân bố tại tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
1.335,69 |
Trường Đại học Y Dược TP.HCM |
Đang triển khai |
41 |
Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và điều chế kẹo ngậm từ tinh dầu Chúc (Citrus hystrix) được trồng tại An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
925,00 |
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ |
Đang triển khai |
42 |
Nghiên cứu các mô hình du lịch trọng điểm dựa vào cộng đồng tỉnh An Giang |
18 tháng |
Khoa học xã hội - nhân văn |
460,00 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
43 |
Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
935,00 |
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM |
Đang tiến hành ký hợp đồng |
44 |
Nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị lúa Jasmine đạt chuẩn GlobalGAP |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
653,168 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đã thẩm định kinh phí, đang trình phê duyệt
|
45 |
Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang hỗ trợ điều trị bệnh cao mỡ máu |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
920,00 (giai đoạn 1) 1.500,00 (giai đoạn 2) |
Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang |
Đang triển khai |
46 |
Nghiên cứu phát triển sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị từ cây ngải đen (Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker), tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
1.234,00 |
Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM |
Đang triển khai |
47 |
Sưu tầm, nghiên cứu di sản Hán Nôm An Giang phục vụ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch |
24 tháng |
Khoa học Xã hội - Nhân văn |
595,00 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đang triển khai |
48 |
Nghiên cứu qui trình chiết xuất nguyên liệu có tác dụng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư tụy và thành phần các hoạt chất từ củ Ngải Bún (Boesenbergia pandurata) ở Tịnh Biên, An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
1.092,00 |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM |
Đang triển khai |
49 |
Nghiên cứu qui trình chiết xuất nguyên liệu có tác dụng chống viêm khớp, giảm đau và thành phần các hoạt chất từ Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) ở Tịnh Biên, An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
1.262,00 |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM |
Đang triển khai |
50 |
Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ |
460,00 |
Trường Đại học An Giang |
Đang triển khai |
51 |
Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch tại Núi Cấm, tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
|
Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM |
Đã thẩm định kinh phí, đang chỉnh sửa đề cương |
52 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất, chế biến và tạo sản phẩm đặc sản từ cây huyền (Tacca leontopetaloides (Linnaeus) Kuntze) tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Y Dược |
1.400,00 |
Trường Đại học Bách Khoa TPHCM |
Đang triển khai |
53 |
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển khởi nghiệp và thu hút đầu tư tỉnh An Giang |
18 tháng |
Khoa học Xã hội – Nhân văn |
497,3254 |
Trường Đại học Hoa Sen |
Đã thẩm định kinh phí, đang chỉnh sửa đề cương để trình phê duyệt |
54 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H |
36 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
1.434,825 |
Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam |
Đã thẩm định kinh phí, đang chỉnh sửa đề cương để trình phê duyệt |
55 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - cá sạch tại tỉnh An Giang |
24 tháng |
Khoa học Nông nghiệp |
832,374728 |
Trường Đại học Cần Thơ |
Đã thẩm định kinh phí, đang chỉnh sửa đề cương để trình phê duyệt |
56 |
Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở Trường Chính trị Tôn Đức Thắng - Thực trạng và giải pháp |
18 tháng |
Khoa học Xã hội – Nhân văn |
300,689 |
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng |
Đang triển khai |
PHỤ LỤC 7
NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT |
Tên tổ chức nghiên cứu phát triển |
Nhân lực hiện có đến 30/6/2017 |
Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2017 (tr.đ) |
Ghi chú |
||||||
Tổng số |
Trong đó hưởng lương SNKH |
|||||||||
Tổng số |
Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp |
Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính |
Nghiên cứu viên/Kỹ sư |
Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
I |
Các đơn vị do cấp Bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh An Giang |
Số 01/2010 ĐK lần đầu, ngày 15/6/2010 |
14 |
14 |
|
1 |
2 |
11 |
|
Công lập |
2 |
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn (thuộc trường ĐH AG) |
Số 07/2010 ĐK lần đầu, ngày, 16/7/2010 |
16 |
16 |
|
4 |
12 |
|
|
Công lập |
3 |
Trung tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật tài nguyên môi trường tỉnh An Giang |
Số08/2010; ĐK lần đầu, ngày 20/7/2010 |
99 |
99 |
|
|
58 |
41 |
|
Công lập |
4 |
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông thôn(thuộc trường ĐH AG) |
Số04/2010 ĐK lần đầu, ngày 30/6/2010 |
14 |
14 |
|
9 |
5 |
|
|
Công lập |
5 |
Trung tâm Giống thuỷ sản An Giang |
Số02/2010; ĐK lần thứ 2, ngày 30/6/2010; ĐK lần đầu ngày 27/12/2005, số ĐK: 04-06 |
24 |
24 |
|
|
17 |
7 |
|
Công lập |
6 |
Trung tâm Khuyến nông An Giang |
Số 05/2010; ĐK lần đầu, ngày 8/7/2010 |
22 |
22 |
|
7 |
15 |
|
|
Công lập |
7 |
Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm giống nông nghiệp An Giang |
Số06/2010; ĐK lần đầu, ngày 14/7/2010 |
9 |
9 |
|
4 |
4 |
1 |
|
Công lập |
8 |
Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn |
Số10/2010; ĐK lần đầu, ngày 28/7/2010 |
42 |
42 |
|
3 |
11 |
28 |
|
Công lập |
9 |
Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản An Giang |
Số 01/2011 ĐK lần thứ 2, ngày 15/4/2011; ĐK lần đầu, ngày 26/7/2010 Số ĐK: 09/2010; |
19 |
19 |
|
1 |
16 |
2 |
|
Công lập |
10 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành |
Số 02/2014; Đăng ký lần đầu, ngày 7/4/2014 |
8 |
8 |
|
2 |
5 |
1 |
|
Công lập |
11 |
Bệnh viện Mắt – TMH – RHM tỉnh An Giang |
Số 03/2014; Cấp lại lần 2, ngày 21 tháng 4 năm 2014
|
11 |
11 |
3 |
5 |
2 |
1 |
|
Công lập |
12 |
Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn |
Số 04/2014 Cấp mới ngày 11/6/2014 |
8 |
8 |
|
2 |
6 |
|
|
Công lập |
13 |
Chi cục Thủy sản An Giang |
Số 05/2014 Cấp mới ngày 24/6/2014 |
13 |
13 |
|
2 |
11 |
|
|
Công lập |
14 |
Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới |
Số 06/2014 Cấp mới ngày 14/7/2014 |
10 |
10 |
|
5 |
5 |
|
|
Công lập |
15 |
Trạm Bảo vệ Thực vật thị xã Tân Châu |
Số 07/2014 Cấp ngày 25/8/2014 |
6 |
6 |
|
|
4 |
2 |
|
Công lập |
16 |
Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân |
Số 08/2014 Cấp ngày 10/9/2014 |
6 |
6 |
|
|
6 |
|
|
Công lập |
17 |
Trường Trung học Y tế tỉnh An Giang |
Số 09/2014 Cấp ngày 10/9/2014 |
5 |
5 |
1 |
4 |
|
|
|
Công lập |
18 |
Trung tâm Y tế Thành phố Long Xuyên |
Số 10/2014 Cấp ngày 14/10/2014 |
9 |
9 |
|
3 |
6 |
|
|
Công lập |
19 |
Bệnh viện Tim mạch tỉnh An Giang |
Số 11/2014 Cấp ngày 29/11/2014 |
13 |
13 |
2 |
10 |
1 |
|
|
Công lập |
20 |
Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang
|
Số 12/2014 ngày 27 tháng 11 năm 2014
|
761 |
760 |
3 |
48 |
65 |
644 |
|
Công lập |
21 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú |
Số 01/2015 Cấp ngày 12/02/2015 |
6 |
6 |
|
1 |
5 |
|
|
Công lập |
22 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn |
Số 02/2015 Cấp ngày 26/3/2015 |
8 |
8 |
|
1 |
5 |
2 |
|
Công lập |
23 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Phú |
Số 03/2015 Cấp ngày 27/5/2015 |
9 |
9 |
|
1 |
6 |
2 |
|
Công lập |
24 |
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công tỉnh An Giang |
Số 04/2015; ĐK cấp lại lần thứ 7, cấp ngày 12/6/2015; ĐK cấp lại lần thứ 6, cấp ngày 14/6/2013 số 01/2013 |
24 |
20 |
|
4 |
16 |
|
|
Công lập |
25 |
Trung tâm Y tế huyện Phú Tân |
Số 05/2015 Cấp ngày 25/6/2015 |
9 |
9 |
|
|
9 |
|
|
Công lập |
26 |
Bảo tàng tỉnh An Giang |
Số 07/2015 cấp lần thứ 2 ngày 22/9/2015 |
15 |
15 |
1 |
2 |
11 |
1 |
|
Công lập |
27 |
Trung tâm Y tế thị xã Tân Châu |
Số 08/2015, cấp lần đầu tiên ngày 28/9/2015 |
38 |
38 |
|
2 |
12 |
24 |
|
Công lập |
28 |
Trung tâm Tin học tỉnh An Giang |
Số 01/2016, Cấp ngày 01/02/2016 |
10 |
10 |
|
|
10 |
|
|
Công lập |
29 |
Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang |
Số 02/2016, Cấp ngày 03/02/2016 |
13 |
13 |
1 |
2 |
10 |
|
|
Công lập |
30 |
Trung tâm Dịch vụ công nghệ thông tin và Truyền thông |
Số 03/2016, Cấp ngày 31/3/2016 |
13 |
13 |
|
1 |
12 |
|
|
|
31 |
Trung tâm Y tế huyện Tịnh Biên |
Số 04/2016, Cấp ngày 27/4/2016 |
33 |
33 |
|
4 |
4 |
25 |
|
Công lập |
32 |
Trạm Khuyến nông huyện An Phú, tỉnh An Giang |
Số 05/2016, Cấp ngày 12/5/2016 |
7 |
7 |
|
|
7 |
|
|
Công lập |
33 |
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang |
Số 07/2016, Cấp lần thứ hai ngày 13/5/2016, Cấp lần thứ nhất ngày 23/4/2007 |
29 |
29 |
1 |
10 |
6 |
12 |
|
Công lập |
34 |
Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên |
Số 09/2016, cấp lần đầu ngày 25/7/2016 |
7 |
7 |
|
|
7 |
|
|
Công lập |
35 |
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản An Giang |
Số 10/2016, cấp lần đầu ngày 04/8/2016 |
38 |
38 |
1 |
3 |
9 |
25 |
|
Công lập |
36 |
Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu |
Số11/2016, cấp lần đầu ngày 25/8/2016 |
17 |
17 |
|
1 |
15 |
1 |
|
Công lập |
37 |
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành |
Số 12/2016, cấp lần đầu ngày 09/12/2016 |
8 |
8 |
|
|
7 |
1 |
|
Công lập |
38 |
Trung tâm Công nghệ sinh học AG |
Số 13/2016, Cấp lần thứ ba ngày 21/12/2106 lần thứ hai ngày 10/5/2016 Cấp lần thứ nhất ngày 01/01/2014 |
33 |
26 |
|
25 |
1 |
|
|
Công lập |
39 |
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Long Xuyên |
Số 14/2016 cấp lần hai , Số 06/2015 Cấp lần đầu ngày 29/6/2015 |
10 |
10 |
|
1 |
8 |
1 |
|
Công lập |
40 |
Trung tâm Y tế huyện Châu Thành |
Số 15/2016, cấp lần đầu ngày 26/12/2016 |
9 |
9 |
|
|
6 |
3 |
|
Công lập |
41 |
Trạm TT và Bảo vệ TV TP Châu Đốc |
Số16/2016, cấp ngày 21/12/2016 |
12 |
12 |
|
2 |
9 |
1 |
|
Công lập |
42 |
Công ty TNHH MTV Ngọc Thành Nhân |
Số 01/2017, cấp ngày 20/2/2017 |
8 |
|
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
43 |
Công ty TNHH Tân Kỷ |
Số 02/2017, cấp ngày 29/3/2017 |
7 |
|
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
|
Tổng số: |
|
1.343 |
1.316 |
13 |
165 |
354 |
784 |
|
|
PHỤ LỤC 8
SỐ LIỆU VỀ NGUỒN NHÂN SỰ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐVT: Người
TT |
Tên đơn vị |
Số cán bộ |
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ |
Ghi chú |
|||||
Tổng số |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Đại học |
Khác |
Đào tạo (sau đại học) |
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ |
|
||
01 |
Văn phòng Sở |
26 |
0 |
14 |
10 |
01 |
|
32 |
01 học CCCT; 01 học TCCT |
02 |
Chi cục TCĐLCL |
21 |
0 |
0 |
18 |
0 |
|
|
|
03 |
Trung tâm ƯDTBKHCN |
25 |
- |
05 |
18 |
0 |
03 |
01 đào tạo tại Úc, 01 đào tạo tại ĐH Bách Khoa; 01 đào tạo tại ĐH An Giang. |
|
04 |
Trung tâm CNSH |
17 |
0 |
17 |
0 |
0 |
02 |
01 đào tạo tại Úc; 01 đào tạo tại trường ĐH Cần Thơ |
|
Tổng |
89 |
0 |
36 |
46 |
|
05 |
31 |
|
PHỤ LỤC 9
KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT
NĂM 2016 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
TT |
Tên kết quả |
Xuất xứ của kết quả; Kinh phí đầu tư -Tên đề tài/dự án - Cơ quan chủ trì. |
Quy mô, Khối lượng sản phẩm tạo ra, chỉ tiêu KT-KT chủ yếu |
I |
Cấp tỉnh |
||
1 |
Quy trình phòng và trị bệnh cá lóc |
- Tên đề tài “Xây dựng quy trình phòng và trị bệnh cá lóc (Channa sp) từ giai đoạn ương giống đến nuôi thịt”. - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ |
Xác định được tác nhân gây bệnh trên cá lóc từ giai đoạn ương giống đên nuôi thịt. Xây dựng được quy trình phòng và trị bệnh cho cá lóc từ giai đoạn ương giống đến nuôi thịt đạt hiệu quả cao với tỉ lệ sống >50%, cá thịt >70%. |
2 |
Đánh giá tác động hệ thống kiểm soát lũ đối với sức sản xuất của đất và khả năng chịu tải của nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững |
- Tên đề tài “Đánh giá tác động hệ thống kiểm soát lũ đối với sức sản xuất của đất và khả năng chịu tải của nguồn nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững” - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ |
- Đánh giá động thái dinh dưỡng - độ phì và sức sản xuất của đất trong vùng đê bao khép kín. - Tác động của hệ thống đê bao khép kín kiểm soát lũ lên chất lượng môi trường nước bên trong đê bao và sức chịu tải của nguồn nước - Đa dạng sinh học về phiêu sinh động-thực vật, động vật đáy và cá, tôm trong và ngoài vùng đê bao khép kín của 4 huyện, tỉnh An Giang - Khả năng phục hồi của hệ sinh thái trong vùng đê bao khép kín trước và sau khi xả lũ của huyện Phú Tân (xả lũ năm 2015). - Từ những kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài đã cho thấy được những mặt lợi và hại của hệ thống đê bao khép kín. |
3 |
Giải pháp xây dựng chiến lược trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu. |
- Tên đề tài: “Đánh giá tổn thương tài nguyên đất của tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai” - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ |
- Xây dựng bản đồ hiện trạng và xác định các yếu tố do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh An Giang trong thời gian qua. - Xây dựng kịch bản dễ bị tổn thương do biến đỗi khí hậu trên địa bàn toàn tỉnh An Giang theo đơn vị hành chính cấp xã nhằm phục vụ cho tỉnh thực hiện quy hoạch sử dụng đất thích ứng với biển đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. - Đề xuất các định hướng, giải pháp xây dựng chiến lược trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu. |
4 |
Xây dựng mô hình thử nghiệm vườn ươm cây giống rau qui mô công nghiệp tại huyện An Phú và Chợ Mới, tỉnh An Giang |
- Cơ quan chủ trì.: Viện Khoa học KT NN miền Nam |
- Xây dựng được 2 mô hình vườm ươm các loại cây giống rau tại 2 huyện An Phú và Chợ Mới. Mỗi vườn có quy mô khoảng 900-1000 m2 nhà màng ươm cây, 150-200 m2 khu phụ trợ - Đào tạo chuyển giao kỹ thuật gieo ươm cây giống cho 15 người. - Xây dựng 2 quy trình: 1 quy trình gieo ươm cải tòa xại và cải bắp, 1 quy trình gieo ươm ớt cay và cà tím Trong thời gian thực hiện dự án đã sản xuất được 4,5 triệu cây giống (vượt 50% so với mục tiêu). Cây giống khỏe, không mang mầm mống sâu bệnh nguy hiểm. |
5 |
Ứng dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang |
Cơ quan chủ trì: TT Khuyến Nông AG |
Mô hình hỗ trợ đầu tư 07 bộ thiết bị máy cuốn rơm (hỗ trợ một phần chi phí) cho nông dân các huyện: Phú Tân, Châu Thành, Tri Tôn, thoại sơn, Châu Thành ứng dụng vào việc gom rơm trên đồng ruộng. - Vận hành thu gom 1.174 ha rơm nguyên liệu (tính cho 07 máy) - Công suất thu gom rơm đạt 0,7 hecta/giờ, trung bình 100 hecta/vụ. - Tiết kiệm chi phí: 20% so với gom rơm bằng thủ công (tính trên cùng đơn vị: hecta rơm) |
II |
Cấp cơ sở |
||
1 |
So sánh năng suất và hiệu quả mô hình trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm và lục bình ở huyện Phú Tân, An Giang vụ Thu Đông |
Trạm Khuyến nông Phú Tân |
Kết quả đề tài cho thấy hiệu quả kinh tế trồng nấm rơm từ nguyên liệu lục bình cao gấp 1,1 lần so với hiệu quả kinh tế trồng nấm rơm từ nguyên liệu rơm phối trộn lục bình và cao gấp 2,5 lần so với hiệu quả kinh tế trồng nấm rơm từ nguyên liệu hoàn toàn bằng rơm |
2 |
Nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân năm 2014- 2015 tại xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang |
Trạm BVTV huyện An Phú |
Kết quả cho thấy ruộng có bờ trồng hoa có áp dụng biện pháp “1 phải 5 giảm”, có lãi cao nhất (19,9 triệu/ha), tuy năng suất thấp hơn ruộng đối chứng, nhưng do đầu tư ít vì vậy lãi của ruộng áp dụng biện pháp “1 phải 5 giảm”, (16,92 triệu/ha) cao hơn lãi của ruộng đối chứng (16,40 triệu/ha) |
PHỤ LỤC 10
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NĂM 2016 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
TT |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Kết quả đạt được |
|
Năm 2016 |
6 tháng đầu năm 2017 |
|||
I |
Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai |
|
|
|
1 |
Lĩnh vực tự nhiên |
N.vụ |
0 |
0 |
2 |
Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ |
N.vụ |
10 |
0 |
3 |
Lĩnh vực nông nghiệp |
N.vụ |
20 |
05 |
4 |
Lĩnh vực y dược |
N.vụ |
06 |
06 |
5 |
Lĩnh vực xã hội và nhân văn |
N.vụ |
08 |
03 |
6 |
Lĩnh vực nhân văn |
N.vụ |
|
|
II |
Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
|
|
1 |
Thẩm định dự án đầu tư |
DA |
112 |
22 |
2 |
Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ |
HĐ |
|
0 |
3 |
Giám định công nghệ |
CN |
|
0 |
III |
Công tác an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 |
Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở |
Cơ sở |
22 |
0 |
2 |
Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ |
Giấy phép |
31 |
07 |
IV |
Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 |
Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ |
Hồ sơ |
100 nhãn hiệu, 09 sáng chế |
16 nhãn hiệu 02 sáng chế |
2 |
Số đơn nộp đăng ký |
Đơn |
215 |
|
3 |
Số văn bằng được cấp |
Văn bằng |
97 |
|
4 |
Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp |
Vụ |
|
|
5 |
Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ |
DA |
|
|
6 |
Số sáng kiến, cải tiến được công nhận |
SK |
|
|
V |
Công tác thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
|
1 |
Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, ...) |
Tài liệu/biểu ghi/CSDL |
|
|
2 |
Ấn phẩm thông tin đã phát hành. |
AP, phút |
06 |
02 |
a |
Tạp chí/bản tin KH&CN |
Tạp chí/bản tin |
|
|
b |
Phóng sự trên đài truyền hình |
Buổi phát |
12 |
9 |
c |
Chuyên mục KH&CN” trên báo An Giang |
Kỳ |
24 |
12 |
d |
Chuyên mục “ Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” |
Buổi phát |
11 |
3 |
đ |
Số tin được đăng trên Website TBT AGI và Cổng thông tin điện tử KH&CN |
tin |
2.149 |
406 |
3 |
Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhật biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL, ...) |
CSDL/biểu ghi/trang tài liệu |
|
|
4 |
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
a |
Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành |
Nhiệm vụ |
|
|
b |
Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện |
Nhiệm vụ |
|
|
c |
Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng |
Nhiệm vụ |
|
|
5 |
Thống kê KH&CN |
|
|
|
a |
Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng |
Số cuộc/số phiếu |
|
|
b |
Báo cáo thống kê cơ sở |
Báo cáo |
|
|
c |
Báo cáo thống kê tổng hợp |
Báo cáo |
|
|
6 |
Kết quả khác (nếu nổi trội) |
|
|
|
VI |
Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 |
Số phương tiện đo được kiểm định |
Ph.tiện |
11.920 |
2.393 |
2 |
Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng |
Tiêu chuẩn |
|
|
3 |
Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng |
Quy chuẩn |
|
|
4 |
Số doanh nghiệp được cấp/gia hạn chứng chỉ áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 |
DN |
|
|
5 |
Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 |
Đơn vị |
|
|
6 |
Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
Cuộc |
|
|
7 |
Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả |
Mẫu |
|
|
VII |
Công tác thanh tra |
|
|
|
1 |
Số cuộc thanh tra |
Cuộc |
07 |
02 |
2 |
Số lượt đơn vị được thanh tra |
Đơn vị |
164 |
01 |
3 |
Số vụ vi phạm phát hiện xử lý |
Vụ |
29 |
0 |
4 |
Số tiền xử phạt (nếu có) |
Trđ |
186 |
0 |
VIII |
Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 |
Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt. |
Nhiệm vụ |
|
|
2 |
DN |
|
|
|
3 |
Số doanh nghiệp có hoạt động SX, kinh doanh trong năm |
DN |
|
|
4 |
Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng |
Công nghệ |
|
|
5 |
Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện |
Hợp đồng |
|
|
6 |
Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ |
Tr.đ |
|
|
IX |
Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 |
Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ |
Người |
|
|
2 |
Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ |
Người |
|
|
3 |
Kéo dài thời gian công tác |
Người |
|
|
4 |
Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành |
Người |
|
|
5 |
Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng |
Người |
|
|
6 |
Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng |
Người |
|
|
X |
Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 |
Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN |
DN |
|
|
2 |
Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN (tập trung viện nghiên cứu, trường) |
Cơ sở |
|
|
3 |
Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN |
Đối tượng |
|
|
4 |
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN |
Đối tượng |
|
|
5 |
Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm |
Đơn vị |
|
|
XI |
Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 |
Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường |
Tr.đ |
|
|
2 |
Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ |
% |
|
|
XII |
Hỗ trợ “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” |
|
|
|
1 |
Số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành (DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới) |
Doanh nghiệp |
|
|
2 |
Số lượng dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ |
Dự án |
|
|
3 |
Số lượng DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ |
DN |
|
|
4 |
Số lượng doanh nghiệp tham gia Đề án gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị |
Doanh nghiệp/ tổng giá trị |
|
|
[1] Hiệp Hưng, nếp Phú Tân, Thái Bửu, Phú Thịnh, KABA, KasBA, Mỹ Hòa (Phú Tân); Hồng Ngọc Óc Eo, 05 Hiền, TOSHIRO, YURRI, Trí Thức, Gia Tường, 7 Chóp (Thoại Sơn); Bệnh viện sản nhi An Giang, Tấn Lộc, Rau Nhà Lưới, Rau An Toàn, Bửu Lộc, Milan, Sườn Cọng, Cừu Dolly, 247, Mong-Quế Phát, Bửu Lộc, Quế Phát, Tilo, logo AB, Nam Thành, Calinine, Châm Bông, Vina Phú Khánh, Vina Agi, Vi nas, logo Bún đậu Long Xuyên, NAGIMEX, mật ong rừng tràm Trà Sư, AFE, Hosanna, Sala, 2 Thuận, Herbagi, Vanagi, Phát Đạt, Ngọc Phương, Tiến Lợi, AnGia, Vũ Ly, Thế Minh, Gia Bảo Ngọc, logo Đại học An Giang, HD Land, HD Consumer, HD Distribution, HD Mineral, HD Organic, HD Logistics, JV Wood, HD Group (Long Xuyên); Đăng Tiến, Tấn Phát, Bảo Châu, logo TP, logo KC (Tân Châu); Nệm SUSU, RAANTO, Tân Hồng Thắm, Kim Linh, Thuận Mùa (Châu Thành); Cù Lao Giêng, Tuyết Oanh, Thanh Trúc, Ba Hưng, Phát Huy, Đức Hưng, Hưng Trang, Vĩnh Quang, VIQUA PHARM, Như Bình, Hiệp Hưng, logo HH, H HUNG - HUAN (Chợ Mới); Cô Yến, Ngọc Thu (Tri Tôn); Vĩnh Hòa, Phúc Hưng (An Phú). Gen My, Huyền My, Vương Ngọc Hồng Tiên, Vecta White, Sunny, Next White, Next top, Vina White, Amy top, Vani White, Thạch Thảo, Vương Ngọc (Châu Phú); Trương Hưng, Chắc Như Bắp (Châu Đốc).
[2]“thiết bị bơm bùn thoát nước ruộng” của ông Đặng Vũ Khương, “quy trình sản xuất nhang” của bà Huỳnh Thị Bích Tuyền (Thoại Sơn); “máy gieo hạt đậu phộng” của ông Trần Văn Phương (Tân Châu); “hệ thống đốt rác không khói” của ông Trần Minh Luân, “Anten loga DVB-T2” của ông Ngô Nhựt Tân, “Thiết bị tác khí H2 giảm khí thải CO, CO2 và tiết kiệm nhiên liệu động cơ đốt trong” của ông Nguyễn Công Đặng (Long Xuyên); “lò hầm tha” của ông Nguyễn Thành Tiến, “tinh dầu chúc” của bà Châu Hải Yến (Tri Tôn); “máy làm giá tự động” của Bùi Thanh Phúc (An Phú).
[3]1. Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và chuyên gia cho viên chức Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
2. Xúc tiến tiếp nhận mô hình, tiến bộ khoa học công nghệ tại các Viện, trường trong ngoài tỉnh; hợp tác quốc tế.
3. Tổ chức học tập các mô hình tiến bộ kỹ thuật cho các huyện, thị và nông dân sản xuất giỏi.
4. - Tổ chức hội thảo Giới thiết bị công nghệ; Tham dự Hội chợ công nghệ; Tổ chức phiên chợ giới thiệu các thành tựu KHCN năm 2016 tại trại thực nghiệm KHCN
5. Khảo nghiệm sản phẩm compost (Trung tâm sản xuất) tại Long Xuyên và Châu Phú
6. Kế hoạch vận hành Phòng giao dịch công nghệ năm 2016.
7. Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng Cúc pha lê và Cúc đại đóa trong chậu thuộc Chương trình phát triển thanh niên tỉnh An Giang năm 2016.
8. Khảo nghiệm trồng huệ trắng theo hướng ứng dụng công nghệ tưới phun
9. Hoàn thiện quy trình sản xuất các loại giống cây gốc ghép từ cây họ cà (cà tím, cà xanh mỡ, cà chua bi) trên gốc cà tím kháng bệnh EG203
10. Hoàn thiện quy trình “Kỹ thuật chiết cao bán thành phẩm từ nấm linh chi đỏ”
11. Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình sản xuất ‘snack’ từ nấm bào ngư
12. Hoàn thiện quy trình sản xuất sửa từ gạo dựa trên các đặc sản chủ lực của huyện miền núi.
13. Khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình trồng các loại nấm cận nhiệt đới
14. Tiếp nhận quy trình sản xuất giống cá rô biển
15. Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn