Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2020
Số hiệu | 1860/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/07/2019 |
Ngày có hiệu lực | 31/07/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Trần Anh Thư |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1860/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 31 tháng 7 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo nội dung hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 723/TTr-SKHCN ngày 12 tháng 7 năm 2019 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2020, với các nội dung cụ thể như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ
1. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ.
Năm 2018, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2163/QĐ- UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hoạt động tổ chức hội đồng xác định danh mục, nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, đến ngày 31/12/ 2018 cơ bản các đề tài, dự án cấp tỉnh được xét duyệt nội dung đạt 100%, xây dựng Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018 - 2019 đúng hạn, góp phần đảm bảo quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018 đúng tiến độ. Các đề tài, dự án được chọn mang tính cấp thiết cao, có khả năng áp dụng vào thực tế, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 và Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Kết quả: Tỉnh đã triển khai thực hiện 92 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (67 nhiệm vụ cấp tỉnh1, 25 nhiệm vụ cấp cơ sở2). Đã chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển. Phát triển các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa; các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp; Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ: Một số kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nổi bật là cơ sở để người dân tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất góp phần tăng hiệu quả sản xuất của người dân như;
1. Về lĩnh vực nông nghiệp: Đã triển khai nhiệm vụ nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ phát triển huyện nông thôn mới (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) phát triển các mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch; Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh An Giang; Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang; Dự án Xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm qua đó đã tập huấn cho khoảng 730 nông hộ trồng xoài và 20 cán bộ kỹ thuật khuyến nông, xây dựng mô hình sản xuất xoài Ba màu đạt chứng nhận VietGAP, diện tích 500 ha, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất cho nhà vườn, xây dựng chuỗi liên kết trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa các Tổ hợp tác/Hợp tác xã trồng xoài với các cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh trái cây; Khảo nghiệm tính thích nghi của một số giống đậu phộng có triển vọng trên địa bàn huyện An Phú, An Giang, kết quả cho thấy giống đậu Sẽ và đậu Lạc lì có chiều cao thấp, ít sâu bệnh hơn các giống thử nghiệm trong cùng điều kiện, đây là cơ sở để chọn giống có triển vọng phục vụ định hướng phát triển giống rau mới, có năng suất trên địa bàn huyện An Phú; Nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost đã hoàn thành xây dựng nhà trồng nấm rơm compost và tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm rơm từ nguyên liệu compost cho nông dân tại xã Vĩnh Thành huyện Châu Thành; Thử nghiệm mô hình ương giống cá lăng nha bằng vèo trong ao đất với kỹ thuật tạo dòng chảy kết hợp bổ sung muối hữu cơ (KDF) vào thức ăn, kết quả cải tiến kỹ thuật nuôi đã góp phần tăng tỷ lệ sống, cải thiện tăng trưởng cho cá, giúp tăng hiệu quả mô hình ương; Sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới tự động đã trồng 4 vụ dưa lưới (3 vụ dưa giống Bảo Khuê và 1 vụ dưa giống Sweat 365) năng suất trên 4 tấn/vụ/100m2, dự kiến sau 10 ngày sẽ thu hoạch vụ 5 giống Bảo Khuê, đã mở rộng diện tích trồng lên 20.000m2 so với mức hỗ trợ là 3500 m2; Thử nghiệm mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tự động hóa canh tác, kết quả của nhiệm vụ sẽ tạo hướng đi mới cho các mô hình trồng cây trong nhà lưới tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh; Xây dựng mô hình trồng rau xà lách thủy canh đạt chứng nhận rau an toàn tại huyện Thoại Sơn đã xây dựng 01 nhà lưới và lắp đặt hệ thống thủy canh 1.000m2 và thực hiện trồng 4 loại rau xà lách, dự kiến sau 2 tuần sẽ thu hoạch 2 loại: xà lách OKALEAFT xanh, xà lách OKALEAFT tím, hộ trồng rau đã được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau trồng...
2. Về lĩnh vực du lịch: Đưa kết quả vào ứng dụng việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng thực vật kết hợp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng. Xây dựng mô hình đa canh ứng dụng công nghệ cao tạo cảnh quan phục vụ du lịch tại Thành phố Châu Đốc đã trồng các loại hoa kiểng các loại, hiện các giống hoa kiểng phát triển tốt, ngoài ra dự án đã thu hút được hơn 1000 khách du lịch thập phương đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm,...
3. Phát triển dược liệu: Đã triển khai thực hiện đề tài Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và đề tài nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang, hiện đã thu mua đủ dược liệu cho bài thuốc, xây dựng và khảo sát chất lượng nguồn nguyên liệu, nghiên cứu quy trình chiết xuất dược liệu, nghiên cứu độc tính cấp và hiệu quả dược lý của cao; đề tài nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang; triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc thoái hóa cột sống của lương y Nguyễn Thiện Chung, …
4. Khoa học môi trường và kỹ thuật công nghệ: Đã chuyển giao kết quả nghiên cứu các giải pháp tạo nguồn nước và xây dựng mô hình khai thác sử dụng tổng hợp để phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nước sinh hoạt cho 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Xây dựng thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc thương phẩm theo hướng VietGAP liên kết với sản xuất khô, mắm cá an toàn thực phẩm tại TP. Châu Đốc, An Giang, đã tạo ra sản phẩm cá lóc an toàn, không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong việc phòng và trị bệnh cho cá, đồng thời kết nối với cơ sở sản xuất khô, mắm tạo ra sản phẩm đặc sản đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương;…
Trong năm 2018 có 05 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đang triển khai trên địa bàn tỉnh: (1) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; (2) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn, mật độ cao tại tỉnh An Giang; (3) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá bống tượng tại tỉnh An Giang; (4) Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh An Giang; (5) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và phục hồi vùng ương giống cá tra theo hướng VietGAP tại tỉnh An Giang.
Thực hiện Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang đã dần thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp; phong trào năng suất chất lượng ở tỉnh An Giang đã được thúc đẩy hình thành và phát triển. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nhiều doanh nghiệp đã có sự nhận thức cơ bản về hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của đơn vị mình. Một số doanh nghiệp được hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất... điều này đã khích lệ động viên doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các giải pháp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Năm 2018 đã hướng dẫn thủ tục đăng ký 58 nhãn hiệu, 01 kiểu dáng, 05 sáng chế, 04 giải pháp hữu ích, gia hạn 03 nhãn hiệu; sửa đổi địa chỉ văn bằng bảo hộ 02 nhãn hiệu và chuyển nhượng quyền sở hữu 01 nhãn hiệu.
Nhìn chung các tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không chỉ là nhãn hiệu, đặc biệt bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích. Qua hướng dẫn, cung cấp thông tin về xác lập quyền mà tổ chức, cá nhân tránh được tình trạng sử dụng dấu hiệu trùng lắp, tương tự với nhãn hiệu, kiểu dáng hay sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích của người khác để đăng ký; hạn chế được tình trạng tranh chấp và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận An Giang (theo Quyết định số 23086/QĐ-SHTT ngày 11/4/2018).
Tổ chức Hội nghị giới thiệu nhãn hiệu chứng nhận An Giang đến Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan đơn vị cấp huyện và tổ chức, cá nhân trong tỉnh; xây dựng và phát hành tờ bướm tuyên truyền về nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”. Công bố nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” tại Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư của tỉnh. Trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho 08 doanh nghiệp, cơ sở đầu tiên đăng ký sử dụng. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền về nhãn hiệu chứng nhận An Giang.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đối với các thiết bị X quang y tế có nhiều chuyển biến, đa số cơ sở X quang y tế đã tiếp cận được quy định của pháp luật về quản lý an toàn bức xạ nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người vận hành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ và an toàn bức xạ được triển khai và phối hợp chặt chẽ, góp phần nâng cao an toàn việc sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán bệnh. Năm 2018 thẩm định và cấp Giấy xác nhận khai báo cho 03 thiết bị X quang chẩn đoán y tế; 13 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên phụ trách an toàn; 18 giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phê duyệt 13 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cho các cơ sở hoạt động X quang trên địa bàn; Cấp 44 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cơ sở và 07 nhiệm vụ cấp tỉnh;
Ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 03/10/2018 thành lập Ban Chỉ huy, Tổ giúp việc ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh An Giang (triển khai thực hiện Quyết định số 1927/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang). Hoàn thành dự án xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1860/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 31 tháng 7 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH AN GIANG NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Theo nội dung hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 723/TTr-SKHCN ngày 12 tháng 7 năm 2019 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2020, với các nội dung cụ thể như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
I. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ
1. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ.
Năm 2018, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Quyết định số 2163/QĐ- UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hoạt động tổ chức hội đồng xác định danh mục, nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, đến ngày 31/12/ 2018 cơ bản các đề tài, dự án cấp tỉnh được xét duyệt nội dung đạt 100%, xây dựng Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018 - 2019 đúng hạn, góp phần đảm bảo quy trình quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018 đúng tiến độ. Các đề tài, dự án được chọn mang tính cấp thiết cao, có khả năng áp dụng vào thực tế, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 và Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/02/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Kết quả: Tỉnh đã triển khai thực hiện 92 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (67 nhiệm vụ cấp tỉnh1, 25 nhiệm vụ cấp cơ sở2). Đã chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển. Phát triển các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa; các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp; Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ: Một số kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nổi bật là cơ sở để người dân tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất góp phần tăng hiệu quả sản xuất của người dân như;
1. Về lĩnh vực nông nghiệp: Đã triển khai nhiệm vụ nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ phát triển huyện nông thôn mới (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) phát triển các mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch; Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh An Giang; Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang; Dự án Xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm qua đó đã tập huấn cho khoảng 730 nông hộ trồng xoài và 20 cán bộ kỹ thuật khuyến nông, xây dựng mô hình sản xuất xoài Ba màu đạt chứng nhận VietGAP, diện tích 500 ha, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất cho nhà vườn, xây dựng chuỗi liên kết trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa các Tổ hợp tác/Hợp tác xã trồng xoài với các cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh trái cây; Khảo nghiệm tính thích nghi của một số giống đậu phộng có triển vọng trên địa bàn huyện An Phú, An Giang, kết quả cho thấy giống đậu Sẽ và đậu Lạc lì có chiều cao thấp, ít sâu bệnh hơn các giống thử nghiệm trong cùng điều kiện, đây là cơ sở để chọn giống có triển vọng phục vụ định hướng phát triển giống rau mới, có năng suất trên địa bàn huyện An Phú; Nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost đã hoàn thành xây dựng nhà trồng nấm rơm compost và tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm rơm từ nguyên liệu compost cho nông dân tại xã Vĩnh Thành huyện Châu Thành; Thử nghiệm mô hình ương giống cá lăng nha bằng vèo trong ao đất với kỹ thuật tạo dòng chảy kết hợp bổ sung muối hữu cơ (KDF) vào thức ăn, kết quả cải tiến kỹ thuật nuôi đã góp phần tăng tỷ lệ sống, cải thiện tăng trưởng cho cá, giúp tăng hiệu quả mô hình ương; Sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới tự động đã trồng 4 vụ dưa lưới (3 vụ dưa giống Bảo Khuê và 1 vụ dưa giống Sweat 365) năng suất trên 4 tấn/vụ/100m2, dự kiến sau 10 ngày sẽ thu hoạch vụ 5 giống Bảo Khuê, đã mở rộng diện tích trồng lên 20.000m2 so với mức hỗ trợ là 3500 m2; Thử nghiệm mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tự động hóa canh tác, kết quả của nhiệm vụ sẽ tạo hướng đi mới cho các mô hình trồng cây trong nhà lưới tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh; Xây dựng mô hình trồng rau xà lách thủy canh đạt chứng nhận rau an toàn tại huyện Thoại Sơn đã xây dựng 01 nhà lưới và lắp đặt hệ thống thủy canh 1.000m2 và thực hiện trồng 4 loại rau xà lách, dự kiến sau 2 tuần sẽ thu hoạch 2 loại: xà lách OKALEAFT xanh, xà lách OKALEAFT tím, hộ trồng rau đã được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm rau trồng...
2. Về lĩnh vực du lịch: Đưa kết quả vào ứng dụng việc nghiên cứu bảo tồn đa dạng thực vật kết hợp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng. Xây dựng mô hình đa canh ứng dụng công nghệ cao tạo cảnh quan phục vụ du lịch tại Thành phố Châu Đốc đã trồng các loại hoa kiểng các loại, hiện các giống hoa kiểng phát triển tốt, ngoài ra dự án đã thu hút được hơn 1000 khách du lịch thập phương đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm,...
3. Phát triển dược liệu: Đã triển khai thực hiện đề tài Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và đề tài nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang, hiện đã thu mua đủ dược liệu cho bài thuốc, xây dựng và khảo sát chất lượng nguồn nguyên liệu, nghiên cứu quy trình chiết xuất dược liệu, nghiên cứu độc tính cấp và hiệu quả dược lý của cao; đề tài nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang; triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc thoái hóa cột sống của lương y Nguyễn Thiện Chung, …
4. Khoa học môi trường và kỹ thuật công nghệ: Đã chuyển giao kết quả nghiên cứu các giải pháp tạo nguồn nước và xây dựng mô hình khai thác sử dụng tổng hợp để phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nước sinh hoạt cho 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Xây dựng thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc thương phẩm theo hướng VietGAP liên kết với sản xuất khô, mắm cá an toàn thực phẩm tại TP. Châu Đốc, An Giang, đã tạo ra sản phẩm cá lóc an toàn, không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong việc phòng và trị bệnh cho cá, đồng thời kết nối với cơ sở sản xuất khô, mắm tạo ra sản phẩm đặc sản đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương;…
Trong năm 2018 có 05 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đang triển khai trên địa bàn tỉnh: (1) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; (2) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn, mật độ cao tại tỉnh An Giang; (3) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá bống tượng tại tỉnh An Giang; (4) Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh An Giang; (5) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và phục hồi vùng ương giống cá tra theo hướng VietGAP tại tỉnh An Giang.
Thực hiện Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang đã dần thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp; phong trào năng suất chất lượng ở tỉnh An Giang đã được thúc đẩy hình thành và phát triển. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, nhiều doanh nghiệp đã có sự nhận thức cơ bản về hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của đơn vị mình. Một số doanh nghiệp được hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất... điều này đã khích lệ động viên doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng các giải pháp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Năm 2018 đã hướng dẫn thủ tục đăng ký 58 nhãn hiệu, 01 kiểu dáng, 05 sáng chế, 04 giải pháp hữu ích, gia hạn 03 nhãn hiệu; sửa đổi địa chỉ văn bằng bảo hộ 02 nhãn hiệu và chuyển nhượng quyền sở hữu 01 nhãn hiệu.
Nhìn chung các tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, không chỉ là nhãn hiệu, đặc biệt bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích. Qua hướng dẫn, cung cấp thông tin về xác lập quyền mà tổ chức, cá nhân tránh được tình trạng sử dụng dấu hiệu trùng lắp, tương tự với nhãn hiệu, kiểu dáng hay sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích của người khác để đăng ký; hạn chế được tình trạng tranh chấp và cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận An Giang (theo Quyết định số 23086/QĐ-SHTT ngày 11/4/2018).
Tổ chức Hội nghị giới thiệu nhãn hiệu chứng nhận An Giang đến Sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan đơn vị cấp huyện và tổ chức, cá nhân trong tỉnh; xây dựng và phát hành tờ bướm tuyên truyền về nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”. Công bố nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” tại Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư của tỉnh. Trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho 08 doanh nghiệp, cơ sở đầu tiên đăng ký sử dụng. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông trong tỉnh tổ chức tuyên truyền về nhãn hiệu chứng nhận An Giang.
Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đối với các thiết bị X quang y tế có nhiều chuyển biến, đa số cơ sở X quang y tế đã tiếp cận được quy định của pháp luật về quản lý an toàn bức xạ nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người vận hành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về công nghệ và an toàn bức xạ được triển khai và phối hợp chặt chẽ, góp phần nâng cao an toàn việc sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán bệnh. Năm 2018 thẩm định và cấp Giấy xác nhận khai báo cho 03 thiết bị X quang chẩn đoán y tế; 13 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên phụ trách an toàn; 18 giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phê duyệt 13 Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cho các cơ sở hoạt động X quang trên địa bàn; Cấp 44 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cơ sở và 07 nhiệm vụ cấp tỉnh;
Ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 03/10/2018 thành lập Ban Chỉ huy, Tổ giúp việc ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh An Giang (triển khai thực hiện Quyết định số 1927/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang). Hoàn thành dự án xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Kết quả thực hiện 03 cuộc thanh tra liên ngành trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, phương tiện đo nhóm 2 (trong lĩnh vực y tế và an toàn bức xạ) và đo lường taximet. Kết quả, đã phát hiện 05 cơ sở vi phạm (04 tổ chức, 01 cá nhân) về việc không trang bị đủ bình đong theo quy định; kinh doanh sai địa điểm; sử dụng phương tiện đo có chứng chỉ kiểm định hết hiệu lực và không có chứng chỉ kiểm định; vi phạm về an toàn bức xạ; sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ hết thời hạn hiệu lực và không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ. Qua đó, cần tiếp tục duy trì công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật phù hợp để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này tại địa phương.
Thực hiện 06 cuộc kiểm tra thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Đối với hoạt động khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, tuy mới đưa vào thực hiện trong năm 2018 nhưng rất hiệu quả, đã phát hiện được một số hàng hóa không đạt chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố, báo cáo kịp thời cho các đơn vị quản lý chuyên ngành để có biện pháp quản lý hiệu quả, ngăn chặn lượng hàng hóa kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc của các đơn vị sự nghiệp đang được đầu tư đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn và tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Công tác xây dựng cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện; theo đó năm 2018 và 06 tháng đầu năm 2019, tỉnh đã ban hành 22 văn bản, dự kiến trong năm 2019 sẽ ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật và 10 văn bản triển khai nhiệm vụ về lĩnh vực khoa học và công nghệ (phụ lục 1).
Ngoài ra, năm 2018 và 06 tháng đầu năm 2019 tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch như: Chương trình cải cách hành chính; Nâng cao hiệu quả công tác quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI) tỉnh An Giang; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, ...
Công tác tham mưu ban hành văn bản về chủ trương và chính sách của tỉnh về lĩnh vực KH&CN được đẩy mạnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về KH&CN, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đã tạo điều kiện cho hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phát triển; đồng thời tạo chính sách thông thoáng khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng mô hình công nghệ, đổi mới thiết bị và công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển tài sản trí tuệ.
Thực hiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ gắn với Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã cử CBCC-VC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn gồm: 05 CCVC học cao học, 02 viên chức nghiên cứu sinh, khoảng 145 lượt CCVC tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn.
Công tác đào tạo nâng cao chất lượng CBCC-VC ngành khoa học và công nghệ cũng được chú trọng và thực hiện kịp thời góp phần giúp cán bộ công chức, viên chức mở rộng kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và của ngành khoa học và công nghệ.
II. Tình hình thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ
1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:
1.1. Thực hiện Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ): Triển khai thực hiện Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ), năm 2018, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp tục triển khai Quyết định số 794/QĐ- UBND cho các doanh nghiệp và đã được các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cụ thể là: Hỗ trợ và giám sát 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng HTQLCL theo ISO 22000:2005 và công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S; 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 và công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S; Hỗ trợ 04 đơn vị đăng ký tham gia áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng 5S. Hỗ trợ cho 02 đơn vị đạt giải bạc (Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2017).
Sáu tháng đầu năm 2019: Tiếp tục phối hợp đơn vị tư vấn để hoàn tất việc tư vấn các nội dung sau: Hoàn thành việc tư vấn và thực hiện đánh giá chứng nhận việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 và công cụ 5S cho 02 doanh nghiệp. Tiếp nhận Bản đăng ký và tiến hành xem xét lựa chọn đơn vị tư vấn để tư vấn việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005 cho 01 doanh nghiệp.
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2019 thực hiện kế hoạch hoạt động Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2019 vận động 10 doanh nghiệp tham gia.
1.2. Thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 24/01/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống HCNN trên địa bàn tỉnh An Giang. Năm 2018 kiểm tra thực tế 19 cơ quan, đơn vị hành chính (11 cấp tỉnh; 04 UBND cấp huyện, thị , thành phố; 04 UBND phường, xã, thị trấn) . Kiểm tra thông qua hồ sơ báo cáo kết quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 của 72 cơ quan H C N N , trong đó: 32 cơ quan cấp tỉnh; 11 UBND huyện, thị, thành phố; 29 UBND phường, thị trấn. Kết quả: Các đơn vị đã xây dựng và áp dụng HTQLCL đối với toàn bộ hoạt động liên quan quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị; Hệ thống tài liệu của HTQLCL của các đơn vị đã được lãnh đạo xem xét ký ban hành gồm: Sổ tay chất lượng, Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng, 06 quy trình bắt buộc, các quy trình tác nghiệp theo bộ TTHC đã được phê duyệt. Tất cả đều tuân thủ theo TTHC, giải quyết hồ sơ đúng theo thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm giải quyết công việc giữa các bộ phận. Có một số đơn vị đang thực hiện phần mềm thủ tục hành chính một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ làm hồ sơ; Các đơn vị đều xây dựng tần suất đánh giá nội bộ 01 lần/năm (một số ít đơn vị áp dụng 02 lần/năm) và xem xét lãnh đạo 01 lần/năm. Tuy nhiên, vẫn còn có một số đơn vị chưa thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo do các đơn vị có sự thay đổi lãnh đạo và cán bộ phụ trách về ISO của đơn vị.
Sáu tháng đầu năm 2019, UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính tỉnh, UBND cấp huyện và Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra ISO đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh và UBND cấp huyện theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg. Tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg.
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2019: Triển khai thực hiện Kế hoạch 515/KH- UBND ngày 16/08/2018 của UBND tỉnh về chuyển đổi và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Sở, ngành tỉnh An Giang. Tổ chức thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ tổ chức đấu thầu quốc gia để lựa chọn nhà thầu tư vấn HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 cho 78 UBND xã, phường, thị trấn và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đấu thầu đơn vị tư vấn, ký hợp đồng tư vấn. Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 2710/CT-UBND ngày 13/9/2017 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nâng cao chỉ số cải cách hành chính tỉnh An Giang và Quyết định số 1608/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 phê duyệt hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh An Giang năm 2019, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đã xây dựng và triển khai việc mở thầu chọn nhà tư vấn để tư vấn hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 cho 25 UBND xã của huyện An Phú và Chợ Mới.
1.3. Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ): Đã hướng dẫn xác lập thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho: 02 nhãn hiệu tập thể, 56 nhãn hiệu cá thể; 05 sáng chế; 01 kiểu dáng công nghiệp; 04 giải pháp hữu ích; gia hạn 03 nhãn hiệu; sửa đổi địa chỉ văn bằng bảo hộ 02 nhãn hiệu và chuyển nhượng quyền sở hữu 01 nhãn hiệu.
Sáu tháng đầu năm 2019: Hướng dẫn thủ tục 14 nhãn hiệu3; 01 giải pháp hữu ích; Gia hạn, sửa đổi địa chỉ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho 01 doanh nghiệp; Quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho 01 hộ sản xuất kinh doanh; Hướng dẫn hộ kinh doanh giải trình việc đóng phí cấp văn bằng bảo hộ muộn. Tổ chức Hội thảo “Sở hữu trí tuệ với đổi mới sáng tạo” nhân kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4.
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2109, tiếp tục hướng dẫn khoảng 80 lượt tổ chức, cá nhân được hướng dẫn các thủ tục về sở hữu trí tuệ và số lượng đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ khoảng 50 đơn. Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức 03 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền phổ biến Sở hữu trí tuệ và cuộc sống trên báo An Giang và Đài Phát thanh –Truyền hình An Giang.
1.4. Triển khai các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 - 2025 (theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ), (gọi tắt là Chương trình Nông thôn - Miền núi):
Trong năm 2018 triển khai 05 dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi triển khai trên địa bàn tỉnh: (1) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; (2) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn, mật độ cao tại tỉnh An Giang; (3) Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá bống tượng tại tỉnh An Giang; (4) Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh An Giang; (5) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và phục hồi vùng ương giống cá tra theo hướng VietGAP tại tỉnh An Giang. Nhìn chung các dự án đều triển khai kịp tiến độ và bám sát nội dung. Dự kiến cuối năm 2019 tổ chức nghiệm thu dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
1.5. Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2018, đã triển khai Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020: thực hiện 41 dự án cấp tỉnh theo Quyết định số 567/QĐ-UBND (trong đó có 30 dự án chuyển tiếp, 11 dự án triển khai mới). Tổng kinh phí thực hiện là 91,4 tỷ đồng, (trong đó, kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ là 17,3 tỷ đồng tương đương 18,92%, từ nguồn xã hội hóa 71,4 tỷ đồng, tương đương 81.07 %).
Sáu tháng đầu năm 2019, triển khai mới 04 dự án, tiếp tục tổ chức hội đồng thẩm định 06 dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp ứng công nghệ cao. Dự kiến đến cuối năm 2019, tiếp tục hỗ trợ 05 dự án.
1.6. Chương trình Quốc gia phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ):
Năm 2018, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực sau:
Chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp: Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang; Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi giống dê lai theo hướng chuyên thịt từ dê Boer thuần với dê Bách Thảo thuần phục vụ định hướng phát triển chăn nuôi; sinh sản nhân tạo một số loại cá nước ngọt như: nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang; Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá Sửu bạc Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên địa bàn tỉnh An Giang; Thử nghiệm mô hình nuôi cá mè vinh (Barbodes gonionotus) trong lồng/bè sử dụng thức ăn đậu tằm để tăng độ dai và giòn cho thịt cá.
Ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển cụ thể như: Triển khai thử nghiệm giống dưa lưới Gilden Emeral trong nhà màng ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt tại huyện An Phú; đã xây dựng mô hình trồng rau xà lách thủy canh đạt chứng nhận rau an toàn tại huyện Thoại Sơn; triển khai xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm tại huyện Chợ Mới; Mô hình khảo nghiệm cây cà tím gốc ghép tại thành phố Long Xuyên, huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn cho năng suất cao từ 3-4 tấn/1.000m2 tỉ lệ cây kháng bệnh héo tươi vi khuẩn trên 90%, kháng bệnh khảm trên 90%, lợi nhuận của mô hình đạt từ 7-13 triệu đồng/1.000m2/vụ. Các mô hình khảo nghiệm thực hiện cho thấy hiệu quả mang lại của cây cà tím gốc ghép là rất lớn cây có khả năng kháng bệnh cao, năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng; Tiếp tục khảo nghiệm các giống đậu phộng tại hai huyện An Phú và Tịnh Biên cho thấy: giống có năng suất cao nhất là giống LDH.12 đạt 10,4 tấn/ha (đậu tươi), giống có năng suất cao thứ 2 là giống LDH.20 đạt 9,82 tấn/ha, kế đến là giống LDH.09 năng suất 7,29 tấn/ha, giống LDH.08 năng suất 7,04 tấn/ha (An Phú), tại Tịnh Biên giống có năng suất cao nhất là giống LDH.09 đạt 8,15 tấn/ha (đậu tươi), giống có năng suất cao thứ 2 là giống LDH.20 đạt 7,27 tấn/ha.
Phát triển mới các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa điển hình như: Xây dựng mô hình nhà sấy bằng năng lượng mặt trời và thử nghiệm sấy các sản phẩm: ớt, khô cá sặc, khô cá lóc và triển khai mô hình nhà sấy bánh phồng bằng năng lượng mặt trời tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (48m2); Ứng dụng máy tách màu 16F-6SXM-1008F trong dây chuyền chế biến để nâng cao chất lượng gạo thành phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất chế biến gạo. Ứng dụng máy CL2A.CT trong dây chuyền làm sạch hạt giống; các mô hình đều mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp như: Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất thử nghiệm giống dưa lưới Sakura trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; triển khai thực hiện mô hình trồng thử nghiệm trồng cam xoàn theo hướng VietGAP điều khiển từ smartphone tại huyện An Phú; Ứng dụng hệ thống chuồng kín trong chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại huyện Châu Phú; Thử nghiệm mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học tại huyện An Phú, An Giang;
Lĩnh vực nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ như: Đang nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc thoái hóa cột sống của lương y Nguyễn Thiện Chung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang, hiện đã thu mua đủ dược liệu cho bài thuốc, xây dựng và khảo sát chất lượng nguồn nguyên liệu, nghiên cứu quy trình chiết xuất dược liệu, nghiên cứu độc tính cấp và hiệu quả dược lý của cao; Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme Acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer; Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme α - Glucosidase của một số rau củ, quả trồng tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường; Nghiên cứu lựa chọn sàng lọc một số loại cây dược liệu có khả năng phòng trị sâu khoang (Spodoptera liteura), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) ở tỉnh An Giang;
Sáu tháng đầu năm 2019, tổ chức thực hiện 74 nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC (68 nhiệm vụ cấp tỉnh, 06 nhiệm vụ cấp cơ sở). Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực sau:
Chọn tạo được một số loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp điển hình là nhiệm vụ: Đánh giá tốc độ tăng trưởng của bê con qua gieo tinh nhân tạo từ giống Brahman đỏ trên địa bàn An Phú, bê lai từ bò cái zebu và bò đực Brahman đỏ có tốc độ tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện của địa phương;...
- Ứng dụng và chuyển giao các quy trình canh tác mới, hiệu quả và có triển vọng phát triển cụ thể như: Ứng dụng công nghệ nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt trong sản xuất dưa lưới TAKI tại thành phố Long Xuyên, An Giang đã xây dựng nhà màng 1.000m2, năng suất đạt: 3.200 kg/vụ/1.000m2, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hiệu quả kinh tế tăng 30% và đăng ký nhãn hiệu GIVING’s FARM cho sản phẩm dưa lưới của dự án;
- Phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng ƯDCNC đã phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp Cụ thể: Mô hình trồng cây dưa leo bằng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp nuôi ong thụ phấn trong nhà lưới tại xã Bình Thạnh, Châu Thành, tỉnh An Giang; Đánh giá tính thích nghi một số giống cà chua gốc ghép tại TP. Châu Đốc; Nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost đã nhân rộng 15 nhà trồng nấm, mỗi nhà trồng diện tích 80m2, thực hiện 200 bao compost, năng suất nấm rơm đạt 1,2kg nấm tươi/bao, lợi nhuận mỗi vụ trồng cao hơn 30% so với trồng nấm rơm ngoài trời;...
- Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ như nhiệm vụ: Chế biến lạp xưởng từ nguồn nguyên liệu cá lóc sạch, Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây huệ trắng (Polianthes tuberosa), kết quả tạo ra nguồn giống sạch bệnh, phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân.;
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2019, tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các đề tài, dự án, kế hoạch, mô hình. Các nội dung nghiên cứu tập trung nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh An Giang, trong đó vẫn bám sát định hướng và mục tiêu thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp UDCNC giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.7. Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại:
Năm 2018, Văn phòng TBT-AGI đã cập nhật lên website TBT-AGi 1.173 tin, bài liên quan đến tin tức sự kiện, văn bản pháp luật, Quy chuẩn quốc gia; thông báo từ thành viên WTO, danh sách sản phẩm công bố hợp quy, .... trung bình có 20.000 lượt truy cập/tháng.
Trong năm 2019, tiếp tục cập nhật khoảng 700 bản tin về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các bản tin tháng, thông báo từ thành viên WTO, các văn bản thông tin liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), ... và tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ trong lĩnh vực TBT.
1.8. Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 và Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025:
Năm 2018, tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Hoa Sen thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển khởi nghiệp và thu hút đầu tư tại tỉnh An Giang nhằm đánh giá thực trạng khởi nghiệp và tình hình thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp vả du lịch của tỉnh. Phân tích hệ số khởi nghiệp. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp. Xây dựng mô hình mẫu về khởi nghiệp và đề xuất chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến nay về cơ bản đã hoàn thành 04/05 mục tiêu.
Phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Trường Đại học An Giang tổ chức sự kiện Techfest vùng ĐBSCL năm 2918 tại An Giang. Tổ chức đoàn công tác tham gia sự kiện Techfest Viet Nam 2018 tại Đà Nẵng, đồng thời giới thiệu và hỗ trợ 01 dự án khởi nghiệp tham gia vòng bán kết cuộc thi cấp quốc gia.
Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tỉnh và Trường Đại học An Giang tổ chức Hội thảo Thúc đẩy hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang” năm 2019. Đồng thời, phát tờ rơi, tuyên truyền, phát động cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang lần III năm 2019 và cuộc thi Viet Nam startup wheel 2019.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở:
2.1. Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh:
Năm 2018, có 72 đề tài triển khai thực hiện (trong đó có 55 đề tài chuyển tiếp từ các năm trước, 17/22 đề tài phê duyệt trong danh mục 2017- 2018 và 2018-2019) và có 12 đề tài đã tổ chức hội đồng nghiệm thu. Dự kiến có 10 đề tài phê duyệt trong năm 2019-2020.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 72 đề tài trong năm 2018 là 22,680 tỷ đồng, trong đó: 12,936 tỷ đồng cho 55 đề tài chuyển tiếp và 9.744 tỷ đồng cho 17 đề tài thuộc danh mục nhiệm vụ năm 2018-2019.
Năm 2019, số lượng đề tài cấp tỉnh triển khai là 73, trong đó đang triển khai thực hiện 63 đề tài (61 chuyển tiếp năm 2018, 07 thuộc danh mục nhiệm vụ KH&CN năm 2018-2019, 05 thuộc danh mục nhiệm vụ KH&CN năm 2019-2020). Dự kiến có 32 đề tài tổ chức hội đồng nghiệm thu.
Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 73 đề tài trong năm 2019 là 18,9 tỷ đồng, trong đó: 9,4 tỷ đồng cho 61 đề tài chuyển tiếp, 7,5 tỷ đồng cho 10 đề tài mới phê duyệt thực hiện.
Các nội dung nghiên cứu tập trung nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh An Giang, trong đó vẫn bám sát định hướng và mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Về công tác triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh: Trong năm 2018 tiếp tục triển khai thực hiện 07 chương trình của tỉnh: (1) Chương trình Phát triển các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (2) Chương trình Phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (3) Chương trình Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; (4) Chương trình Nghiên cứu phát triển bền vững các vùng sinh thái tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020; (5) Chương trình Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; (6) Chương trình Nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020; (7) Định hướng nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang theo hướng là một trong những trung tâm về nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN thực hiện 07 chương trình là 857 triệu đồng.
2.2. Đề tài cấp cơ sở:
Năm 2018 và 6 tháng năm 2019 có 74 nhiệm vụ KH&CN cơ sở được triển khai thực hiện, ban hành Quyết định dừng thực hiện 01 nhiệm vụ, tổ chức giám sát 65 lượt, nghiệm thu 40 nhiệm vụ triển khai thực hiện trên địa bàn. Kết quả đề tài được các đơn vị thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương nhằm thông tin cho người dân về những giống mới, đối tượng mới, các phương pháp sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong 6 tháng cuối năm 2019, ước phê duyệt hỗ trợ kinh phí thực hiện 17 nhiệm vụ với tổng kinh phí thực hiện là 2,5 tỷ đồng, nguồn sự nghiệp hỗ trợ 1,02 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa 1,4 tỷ đồng, tổ chức 30 lượt giám sát, nghiệm thu 19 nhiệm vụ đang triển khai trên địa bàn.
3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập:
Năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2018, đã hỗ trợ triển khai thực hiện 50 nhiệm vụ, nghiệm thu 24 nhiệm vụ. Thông qua đó, cơ quan chủ trì thực hiện đã tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm thông tin, nhân rộng kết quả của các mô hình được triển khai, đồng thời thông qua các nhiệm vụ đã đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, trang thiết bị của các tổ chức KH&CN công lập nhằm tăng cường tiềm lực KH&CN ở các tổ chức KH&CN góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Năm 2018, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập, UBND tỉnh theo phương án tự chủ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Khoa học và Công nghệ gồm: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm Công nghệ sinh học và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục TCĐLCL đã được phê duyệt. Thời gian thực hiện cơ chế tự chủ là 03 năm (2017-2019), tự chủ về tài chính thuộc loại tự đảm bảo chi thường xuyên và tự chủ về thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng nhiệm vụ thường xuyên. Các kế hoạch triển khai thực hiện đều hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Thuận lợi là được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, nhờ các đơn vị chủ động đề xuất hoặc được cấp trên giao, được tự chủ về tài chính: nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động để thực hiện nhiệm vụ được giao theo phương thức khoán chi từng phần theo nhiệm vụ (chi thực hiện nhiệm vụ và hoạt động bộ máy). Dự kiến 6 tháng cuối năm 2019, tiếp tục theo dõi, giám sát 02 đợt kiểm tra, nghiệm thu 17 nhiệm vụ.
Việc tăng cường tiềm lực cho các đơn vị được thực hiện qua các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn đầu tư tập trung của tỉnh.
4. Đánh giá tình hình hoạt thực hiện các hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước:
4.1. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
Năm 2018, tổ chức kiểm tra đo lường đối với các phương tiện đo (PTĐ) cột đo xăng dầu tại 14 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Kết quả: 01 cửa hàng trang bị bình đong, ca đong không đúng quy định; Kiểm tra sai số phép đo ngẫu nhiên 14 PTĐ cột đo xăng, dầu tại các cửa hàng kinh doanh đang sử dụng đều có sai số phù hợp theo quy định và có trang bị bình đong, ca đong đầy đủ, có tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định theo quy định. Kiểm tra đo lường hàng đóng gói sẵn đối với hàng hóa là nước lọc đóng chai, bình; nước mắm, nước tương trong sản xuất và lưu thông trên thị trường: Qua kiểm tra 06 cơ sở sản xuất, kinh doanh cho thấy các sản phẩm hàng hóa đóng gói sẵn tại các nơi kiểm tra đều được ghi nhãn đúng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP; lượng của hàng đóng gói sẵn tại các cơ sở đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư số 21/2014/TT-BKHCN. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, bình chưa trang bị phương tiện, thiết bị đo để tự kiểm soát về lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Thực hiện Kế hoạch số 656/KH-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu: Trong năm 2018, thực hiện dán 570 tem niêm phong cho 209 bộ đếm tổng của 80 cơ sở kinh doanh xăng dầu.
Hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn phương tiện đo: Số lượng phương tiện đo do Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn ước đạt 10.000 phương tiện đo (đạt trên 90% kế hoạch năm) bao gồm các lĩnh vực đo khối lượng, điện – điện tử, áp suất, dung tích, độ dài, nhiệt độ,...
Thống kê số lượng cân cấp 4 sử dụng trong bán lẻ tại các chợ, trung tâm thương mại: Hiện nay số lượng cân cấp 4 đang sử dụng trong thương mại bán lẻ tại 10 huyện, thị, thành phố trong tỉnh là 7.980 cân, trong đó cân sử dụng còn hiệu lực kiểm định 1.423 cân, cân quá hạn kiểm định 3.113 cân (huyện Châu Phú chưa báo cáo thống kê số lượng cân cấp 4).
Sáu tháng đầu năm 2019, đã triển thực hiện kiểm tra đo lường đối với 01 cuộc kiểm tra chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường; 01 cuộc kiểm tra chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường; 01 cuộc kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử.
Hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn phương tiện đo: Số lượng phương tiện đo do Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn ước đạt 5.000 phương tiện đo các loại, doanh thu ước đạt 1 tỷ đồng
Dự kiến 6 tháng cuối năm 2019: Tổ chức 01 cuộc kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn tiến hành thanh tra 10 cơ sở kinh doanh nước sơn tường, phân bón, thuốc trừ sâu. 01 cuộc kiểm tra về đo lường (lô hàng thức ăn chăn nuôi).
Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường cho kết quả tương đối tốt, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã nâng cao ý thức chấp hành tốt quy định của pháp luật.
4.2. Sở hữu trí tuệ:
Hoạt động năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2018: (1) Hướng dẫn thủ tục đăng ký: 02 nhãn hiệu tập thể, 68 nhãn hiệu cá thể; 05 sáng chế; 01 kiểu dáng công nghiệp; 04 giải pháp hữu ích; gia hạn 03 nhãn hiệu; sửa đổi địa chỉ văn bằng bảo hộ 02 nhãn hiệu; chuyển nhượng quyền sở hữu 01 nhãn hiệu và giải trình việc đóng phí cấp văn bằng bảo hộ muộn 01 nhãn hiệu.
Cho phép hợp tác xã trái cây GAP Chợ Mới sử dụng địa danh “Chợ Mới An Giang” và cho phép hợp tác xã sản xuất rau an toàn Bình Thạnh sử dụng địa danh “Bình Thạnh” để đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Đề xuất 03 công trình sáng tạo tham gia Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018. Kết quả có 01 giải pháp được Ủy ban Mặt trận Trung ương đăng vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2018 (Máy tính đa năng NCALC+ của Ông Trần Lê Duy, học sinh Trường trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Châu Thành).
Đã khảo sát chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và trao đổi hệ thống tổ chức OCOP tại Quảng Ninh, Hà Nam từ đó định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của tỉnh,...
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện hoạt động tuyên truyền Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26-4.
Dự kiến 06 tháng cuối năm 2019: Hướng dẫn trên 80 lượt tổ chức, cá nhân các thủ tục về SHTT và số lượng đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ khoảng 50 đơn. Tổ chức 03 lớp tập huấn các nội dung về sở hữu trí tuệ và các chuyên mục sở hữu trí tuệ và cuộc sống; Khảo sát tình hình sử dụng sau khi hỗ trợ xác lập quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm.
Thực hiện Quyết định số 1607/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu chứng nhận An Giang (theo Quyết định 23086/QĐ-SHTT ngày 11/4/2018). Tổ chức Hội nghị giới thiệu nhãn hiệu chứng nhận An Giang đến Sở ban ngành, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan đơn vị cấp huyện và tổ chức, cá nhân trong tỉnh; xây dựng và phát hành tờ bướm tuyên truyền về nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”; thiết kế pano tuyên truyền nhãn hiệu chứng nhận “ANGIANG”; Đã phê duyệt Kế hoạch chào hàng cạnh tranh lắp đặt pano tuyên truyền nhãn hiệu chứng nhận “ANGIANG”; triển khai đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng pano nhãn hiệu chứng nhận An Giang; tổ chức lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “ANGIANG”; Đã tổ chức Hội nghị trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho 08 doanh nghiệp, cơ sở đầu tiên đăng ký sử dụng.
Nộp lệ phí để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận An Giang (theo Công văn số 3142/SHTT-CDNH ngày 07/02/2018 của Cục Sở hữu trí tuệ). Tiếp tục phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung tiếp theo của Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu, biên tập tài liệu, quảng bá và khảo sát đánh giá hiệu quả của nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”; Tổ chức sự kiện công bố nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”, Triển khai phát sóng trực tiếp và phát lại trên truyền hình VTV, HTV, THVL và ATV.
Công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được đẩy mạnh, hoạt động hướng dẫn, cung cấp thông tin về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp được tăng cường, tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên vẫn còn xảy ra tình trạng xâm phạm bản quyền của người khác.
4.3. An toàn bức xạ hạt nhân:
Đã ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 03/10/2018 của UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ huy, Tổ giúp việc ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh An Giang (triển khai thực hiện Quyết định số 1927/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2018 phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang). Nghiệm thu Dự án Xây dựng Kế hoạch Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Năm 2018 và 06 tháng đầu năm 2019: Cấp Giấy xác nhận khai báo cho 03 thiết bị X quang chẩn đoán y tế; 13 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho nhân viên phụ trách an toàn; 18 giấy phép tiến hành công việc bức xạ và phê duyệt 13 Kế hoạch UPSCBX cho các cơ sở hoạt động X quang trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến 06 tháng cuối năm 2019: Tiếp tục thẩm định, cấp phép hoạt động bức xạ và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cho các cơ sở X quang trong tỉnh. Tổ chức 02 đợt kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở hoạt động bức xạ trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trong y tế chuyển biến tích cực, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực X-quang đã chủ động nộp hồ sơ khai báo, xin cấp phép, gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
4.4. Thông tin, thống kê về KH&CN:
Năm 2018 và 06 tháng đầu năm 2019, hoàn tất việc thực hiện Báo cáo thống kê KH&CN năm 2018 gởi Cục Thông tin KH&CN quốc gia, UBND tỉnh và Cục Thống kê tỉnh; Theo dõi giám sát việc thông tin KH&CN đối với các tổ chức, cá nhân triển khai thông tin KH&CN theo quy định; Thực hiện rà soát dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ An Giang; Xây dựng và cập nhật thông tin lên fanpage Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. Triển khai Kế hoạch thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh: Cấp 44 giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (07 nhiệm vụ cấp tỉnh và 37 nhiệm vụ cấp cơ sở). Giao nộp kết quả đăng ký 57 kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Phối hợp với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia hoàn thành 02 cuộc điều tra nghiên cứu phát triển và điều tra nhận thức công chúng về KH&CN năm 2018.
Dự kiến 06 tháng cuối năm 2018: Tiếp tục thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh; Theo dõi giám sát việc thông tin KH&CN đối với tổ chức, cá nhân và triển khai thông tin KH&CN theo quy định; Tổ chức tập huấn thông tin thống kê KH&CN năm 2019 cho tổ chức, cá nhân có liên quan; Triển khai kế hoạch thống kê KH&CN năm 2019; Giao nộp kết quả đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN năm 2019.
Hoạt động đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, cấp tỉnh đã được quan tâm hơn. Được sự tuyên truyền phổ biến, các tổ chức, cá nhân cũng đã liên hệ để nộp hồ sơ đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo yêu cầu. Công tác thống kê KH&CN đã triển khai thực hiện hàng năm, tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân chưa quan tâm phối hợp thực hiện, báo cáo thống kê cơ sở còn gửi chậm so với thời gian hạn định, một số báo cáo thiếu số liệu phải nhắc nhở và yêu cầu bổ sung.
Năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2018, đã phát hành 07 số Tạp chí KH&CN An Giang, Phối hợp với Báo An Giang đăng 30 bài về KH&CN. Phối hợp với Đài PT-TH An Giang thực hiện 30 chuyên mục về KH&CN; Cập nhật 584 tin lên Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2019, phát hành 3 số Tạp chí KH&CN, đăng 06 bài trên Báo An Giang, phát hình 06 chuyên mục KH&CN trên Đài PT-TH An Giang, cập nhật 300 tin lên Cổng thông tin điện tử.
4.5. Công tác thanh tra về khoa học và công nghệ:
Năm 2018, thực hiện 08 cuộc (có thành lập đoàn) gồm: 01 cuộc thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng, 07 cuộc thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đối với 124 cơ sở (109 tổ chức, 15 cá nhân). Phát hiện 08 cơ sở vi phạm. ban hành 05 quyết định xử phạt VPHC (04 tổ chức, 01 cá nhân) với tổng số tiền xử phạt 228,5 triệu đồng. Kết quả 05 tổ chức, cá nhân đã thực hiện xong quyết định xử phạt.
Sáu tháng đầu năm 2019 tiến hành thực hiện 04 cuộc thanh tra (có thành lập đoàn): 02 cuộc thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và phương tiện đo nhóm 2 trong lĩnh vực y tế; 01 cuộc thanh tra về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, gas, 01 cuộc thanh tra về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng nhãn hiệu hàng hóa và an toàn bức xạ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ.
- Tổng số cơ sở (tổ chức, cá nhân) được thanh tra: 70.
- Tổng số cơ sở vi phạm là 02, tổng số tiền xử phạt VPHC số tiền là 18 triệu đồng.
Ngoài ra, còn tham gia phối hợp Đoàn Kiểm tra liên ngành 389 tỉnh kiểm tra thị trường tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019; thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Dự kiến 06 tháng cuối năm 2019, Thanh tra Sở sẽ triển khai và hoàn thành các cuộc thanh tra theo Kế hoạch năm 2019 đã được phê duyệt.
4.6. Hoạt động phát triển công nghệ:
Thực hiện Chương trình hỗ trợ cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016): Năm 2018, đã hỗ trợ thực hiện 32 dự án (25 dự án chuyển tiếp, 07 dự án mới). Tổng kinh phí thực hiện là 67,25 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ 13,180 tỷ đồng (chiếm 19,6%). Các dự án cho kết quả nổi bật và được hội đồng KHCN đánh giá nghiệm thu trong năm 2017 như: (1) * Dự án Ứng dụng công nghệ nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt trong sản xuất dưa lưới TAKI tại thành phố Long Xuyên, An Giang (đã nghiệm thu). Kết quả: Xây dựng nhà màng: 1.000m2; Năng suất đạt: 3.200 kg/vụ/1.000m2 (năng suất vượt hơn so với mục tiêu là trên 4.000 kg/vị/1.000 m2 ; Sản phẩm loại 1 đạt >95% (Trọng lượng trung bình > 1,3 kg, brix >13, hàm lượng nước < 80%). Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiệu quả kinh tế tăng 30% (hiệu quả sử dụng đất tăng 30% so với mô hình truyền thống). Đồng thời , để nâng cao giá trị sản phẩm, chủ dự án sẽ tiến hành phối hợp với các đơn vị chuyên môn thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm dưa lưới của dự án. Nhãn hiệu: GIVING’s FARM; (2) Dự án Nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng nguyên liệu compost. Kết quả: Hỗ trợ xây dựng nhân rộng 15 nhà trồng nấm tại các huyện, thị trong tỉnh. Mỗi nhà trồng diện tích 80 mét vuông, thực hiện 200 bao compost. Năng suất nấm rơm đạt 1,2kg nấm tươi/bao (năng suất thực tế vượt hơn mục tiêu đề ra). Trong đó: 1kg nấm loại một và 0,2kg nấm loại hai. Sản lượng đạt 240kg/nhà trồng. Thời gian mỗi vụ trồng nấm 30 ngày. Lợi nhuận mỗi vụ trồng cao hơn 30% so với trồng nấm rơm ngoài trời; (3) Dự án Xây dựng mô hình thử nghiệm trồng cà chua cao sản trong nhà lưới tại Châu Đốc. Kết quả: Xây dựng 01 mô hình ứng dụng CNC với diện tích 1.300 m2 trồng cà chua cao sản theo hướng nông sản an toàn, bao gồm: Xây dựng 01 nhà màng và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt với diện tích 1.300 m2. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống cà chua Doufu và cà chua Savior (giống đối chứng), trồng 02 vụ, mỗi vụ 6 tháng. So sánh sản lượng đạt được mỗi vụ cà chua Doufu là 12,5 tấn/vụ cao hơn 2 lần so với trồng cà chua Savior. Sản phẩm dự án được bán qua kênh bán lẻ, khách địa phương và khách du lịch mua trực tiếp tại vườn nên giá bán cao hơn so với những nông trại sản xuất hàng hóa bán giá sỉ. Quan trọng nhất là người thực hiện trực tiếp mô hình là ông Hồ Tấn Phong, ông là người rất mạnh dạn đầu tư những thiết bị vào sản xuất và đầu ra sản phẩm của mô hình sản xuất được không bị ứ đọng và bị hạ giá bán; (4) Dự án Xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm (dự án đang thực hiện): Tập huấn cho khoảng 730 nông hộ trồng xoài (35-40 hộ/lớp) sẽ được tổ chức thành 20 lớp tập huấn, mỗi lớp 04 ngày. Tổ chức 02 lớp tập huấn kiểm tra nội bộ: 01 lớp cho 50 hộ nông dân chủ chốt được tổ chức trong 02 ngày và 01 lớp tập huấn cho 20 cán bộ kỹ thuật khuyến nông trong 05 ngày. Mô hình sản xuất xoài Ba màu đạt chứng nhận VietGAP, diện tích 500 ha. Nâng cao chất lượng sản phẩm (trái xoài đạt chuẩn VietGAP), trình độ quản lý nhóm (khoảng 50 người, sau khi đã được tập huấn kiểm tra nội bộ) và hiệu quả sản xuất cho nhà vườn (khoảng 730 người). Xây dựng chuỗi liên kết trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa các Tổ hợp tác/Hợp tác xã trồng xoài với các cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh trái cây (Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Bến Tre và Công ty TNHH ORGA Việt Nam - TP HCM). Mở rộng diện tích Hợp tác xã xoài VietGAP huyện Chợ Mới, An Giang (thêm 500ha). Chia làm 05 Tổ hợp tác để thuận tiện cho việc theo dõi, mỗi Tổ hợp tác là 140 - 150 hộ sản xuất xoài ba màu.
Sáu tháng đầu năm 2019, đã triển khai hỗ trợ thực hiện 10 dự án, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp ứng công nghệ cao. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2018 tiếp tục hỗ trợ 05 dự án.
Nhìn chung, các dự án được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp KHCN theo Quyết định số 567/QĐ-UBND của UBND tỉnh thực hiện đúng tiến độ, phần lớn các dự án đều góp phần phát triển ngành nghề theo hướng ổn định và bền vững, nâng cao nguồn thu nhập cho người dân góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cập nhật được 40 tin tức về thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tin tức về sản phẩm, công nghệ; hội thi sáng tạo kỹ thuật,...và 35 sản phẩm chào bán trên website www.atte.vn. Thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN của công ty TNHH SXTM Tiến Dũng;
4.7. Hợp tác quốc tế về KH&CN, liên kết với các Viện, trường và các tổ chức nghiên cứu KH&CN ngoài tỉnh:
Năm 2018 và 06 tháng đầu năm 2019, phối hợp với một số tổ chức và công ty trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên gia và kinh phí để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu KH&CN, nhất là phát triển lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, trồng rau theo hướng hữu cơ, khảo nghiệm giống dưa lưới của Nhật, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn tiến đến nông nghiệp hữu cơ và đào tạo chuyên môn kỹ thuật như: Công ty Joint Grass Roots Fukuoka - Nhật Bản, Công ty Hagihara - Nhật Bản, Trường Đại học RMIT - Úc; Công ty TNHH Covestro - Thái Lan... Đồng thời, Sở Khoa học và Công nghệ đã cử 07 CBCCVC tham gia các lớp tập huấn và chương trình thực tập ở nước ngoài.
Hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện dự án Hỗ trợ công nhận và phát triển sản xuất giống lúa cộng đồng (TS. Huỳnh Quang Tín thực hiện từ 01/2015 đến 12/2017): dự án đã tổ chức hội đồng cấp cơ sở và đang chuẩn bị Hội đồng xét Giống cấp quốc gia trong tháng 12/2018.
Tham dự cuộc họp nhóm khởi nghiệp dự án hợp tác giữa An Giang - Thụy Điển và làm việc với đoàn công tác Thụy Điển nhằm trao đổi và thảo luận kế hoạch hoạt động năm 2019; Tiếp và làm việc với đoàn Hàn quốc về hợp tác sản xuất rau an toàn quy mô pilot; Làm việc với Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt về việc hợp tác triển khai một số mô hình sản xuất thử nghiệm tại Trung tâm CNSH.
4.8. Hoạt động KH&CN cấp huyện:
Khảo sát, vận động cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quảng bá thương hiệu. Hướng dẫn các hộ xây dựng nhãn hiệu cá thể.
Xây dựng Kế hoạch phối hợp với Đài Truyền thanh tuyên truyền các văn bản, các chính sách pháp luật có liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ;
Hoạt động KH&CN cấp huyện trên các lĩnh vực đã phát triển vượt bậc, nhất là phổ biến văn bản pháp luật về KH&CN đến các tầng lớp nhân dân rộng rãi hơn, các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được triển khai đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, năng lực cán bộ KH&CN địa phương được đào tạo và nâng cao, hoạt động của các hội đồng khoa học có chất lượng hơn. Nhận thức và hiểu biết về SHTT của doanh nghiệp được nâng cao, cụ thể đã có nhiều doanh nghiệp, cơ sở quan tâm đến hoạt động bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
5. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn sự nghiệp KH&CN để tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ:
Việc thực hiện sử dụng vốn sự nghiệp KH&CN để tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN cho các tổ chức khoa học và công nghệ không thực hiện năm 2018. Trong năm 2019, đơn vị không thực hiện nội dung này do chưa có nhu cầu.
6. Đánh giá hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN:
Tỉnh đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh An Giang (tại Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 26/01/2016); tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng trong việc cấp kinh phí và thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN thông qua Quỹ, thiếu nguồn vốn của điều lệ từ doanh nghiệp góp vào. Vì vậy, đến nay Quỹ chưa được tổ chức triển khai hoạt động chính thức.
7. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho khoa học và công nghệ:
Nhằm tăng cường tiềm lực về KH&CN, tỉnh đã triển khai đầu tư xây dựng các dự án bắt đầu từ năm 2016, tỉnh đã triển khai thực hiện 04 dự án phát triển cơ sở vật chất về khoa học và công nghệ, 01 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 – 2020) với tổng mức đầu tư của 05 dự án là 407,144 tỷ đồng gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang;
- Dự án Tăng cường trang thiết bị Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang;
- Dự án Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020;
- Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020;
- Dự án đầu tư xây dựng Trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Nhìn chung, việc đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh cho các tổ chức KH&CN của các Sở, ngành rất được quan tâm và tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, cụ thể:
- Năm 2016 bố trí kế hoạch vốn 40,578 tỷ đồng, trong đó chuẩn bị đầu tư: 0,2 tỷ đồng, thực hiện đầu tư: 40,378 tỷ đồng, giải ngân: 40,341 tỷ đồng.
- Năm 2017 bố trí kế hoạch vốn 78,555 tỷ đồng, trong đó thực hiện đầu tư: 78,555 tỷ đồng, giải ngân: 67,043 tỷ đồng.
- Năm 2018 bố trí kế hoạch vốn 49,474 tỷ đồng, trong đó thực hiện đầu tư: 49,474 tỷ đồng, giải ngân: 48,075 tỷ đồng. Có 01 dự án kết thúc (Dự án Đầu tư mua sắm thay thế thiết bị chuẩn đo lường giai đoạn 2016-2020)
- Năm 2019 04 dự án còn lại được bố trí kế hoạch vốn 30,463 tỷ đồng, trong đó thực hiện đầu tư: 30,463 tỷ đồng, ước giải ngân: 30,050 tỷ đồng.
8. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ:
Năm 2018, thực hiện theo cơ chế, chính sách đã được điều chỉnh, đổi mới, trong đó về mặt tài chính đã chuyển dịch theo hướng tập trung, trọng điểm từ các nguồn sự nghiệp khoa học, nguồn đầu tư phát triển cho KH&CN và từng bước tiến tới xã hội hóa đầu tư cho KH&CN. Tổng kinh phí sự nghiệp KH&CN được sử dụng là 50,697 tỷ đồng (dự toán chuyển nguồn là 20,525 tỷ đồng), đã sử dụng 47.688 tỷ đồng.
Năm 2019, tổng dự toán được sử dụng 49,950 tỷ đồng (dự toán chuyển nguồn đã tạm ứng là 14,092 tỷ đồng; dự toán còn lại ở Kho bạc Nhà nước 2,556 tỷ đồng), thực hiện giải ngân 06 tháng đầu năm 2019 là 28.072 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2019 là 49,000 tỷ đồng.
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm và chỉ đạo của của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giúp Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN, phát triển các mô hình, công nghệ sản xuất; đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Trong hoạt động đã có sự chủ động, kịp thời gắn kết và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để thúc đẩy hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm; phối hợp chặt chẽ với các Viện, trường trong hoạt động tư vấn, thẩm định nhiệm vụ KH&CN. Trong công tác quản lý nhà nước về đo lường chất lượng có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, trao đổi thông tin và kinh nghiệm của các thành viên, cũng như nhận được sự hỗ trợ các nguồn tin chính xác của các cơ quan chuyên ngành, người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
Nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp huyện đang được địa phương quan tâm nhiều hơn, đã hỗ trợ nhiều mô hình đạt hiệu quả cao được nông dân quan tâm áp dụng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả trong sản xuất.
Công tác tuyên truyền KH&CN được đẩy mạnh. Các cuộc thanh tra chuyên đề, chuyên ngành được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó, đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm, gian lận trong kinh doanh, đồng thời kết hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh và hiệu lực, hiệu quả quản lý tại địa phương.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chủ yếu xuất phát từ các tranh chấp về quyền và lợi ích của các chủ thể sở hữu công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh được thực hiện tốt nên không có trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài vượt cấp. Công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường, việc ngăn chặn các yếu tố dễ phát sinh tham nhũng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao được đảm bảo, do đó, chưa xảy ra trường hợp tham nhũng tại đơn vị.
Hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, an toàn bức xạ đối với các thiết bị X quang y tế được tăng cường và được các tổ chức, cá nhân quan tâm và chấp hành nghiêm chỉnh hơn. Nhiều tổ chức, cá nhân đã chủ động nộp hồ sơ khai báo, xin cấp phép, gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ cấp chứng chỉ nhân việc bức xạ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ... nhằm đảm bảo quyền lợi của tổ chức và người dân xung quanh.
Công tác triển khai các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ phê duyệt. Chất lượng dịch vụ, tư vấn KHCN được đẩy mạnh, việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KHCN được tăng cường. Hoạt động hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học các Viện, Trường trong và ngoài nước về nghiên cứu, khảo sát, triển khai các đề tài, dự án ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất cũng được đẩy mạnh.
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đã tạo điều kiện thuận lợi triển khai các kế hoạch khảo nghiệm, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc đang được đầu tư đổi mới (nhiều thiết bị được trang bị cho phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô,...) thuận lợi cho việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
2. Hạn chế:
Doanh nghiệp thực hiện ứng dụng, đổi mới công nghệ còn ít do khó khăn về vốn (đối ứng); đồng thời do số đơn vị tư vấn thực hiện ứng dụng, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ đổi mới công nghệ trong sản xuất và đời sống.
Kết quả các nhiệm vụ KH&CN cơ sở chưa được ứng dụng rộng rãi do còn thiếu kinh phí chuyển giao và chưa có sự tham gia chủ trì thực hiện của các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN ngoài công lập. Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ KH&CN cơ sở còn thấp nên việc triển khai thực hiện còn khó khăn, chưa thu hút cá nhân, tổ chức tham gia đề xuất nghiên cứu.
Công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh còn nhiều bất cập do quá trình triển khai nghiên cứu trong thực tế có nhiều nội dung phát sinh không giống với đề cương đã phê duyệt, bên cạnh đó, đa số chủ nhiệm và đơn vị chủ trì còn chậm trễ trong việc nộp hồ sơ nghiệm thu, bàn giao sản phẩm và thực hiện thanh quyết toán đúng quy định.
Số lượng tin đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ còn hạn chế, nguyên nhân do việc nâng chất lượng tin bài và chọn lọc đăng bài có liên quan đến hoạt động KH&CN và thù lao nhuận bút còn thấp nên chưa thu hút được các cộng tác viên viết bài cộng tác.
Công tác kiểm định cân cấp 4 tại các huyện, thị, thành phố chưa đạt hiệu quả cao do đa số các tiểu thương muốn tiết kiệm chi phí nên không quan tâm thực hiện kiểm định cân định kỳ theo quy định.
Hoạt động tư vấn dịch vụ KH&CN và Sàn giao dịch công nghệ chưa có nhiều kết quả nổi bật và còn nhiều hạn chế; Dịch vụ tư vấn đổi mới công nghệ và một số hoạt động dịch vụ khác còn chậm trễ, chưa đảm bảo đúng thời gian và hiệu quả chưa cao.
2. Nguyên nhân:
Cơ chế chính sách đã có nhưng tính thực thi chưa cao như: chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động KH&CN; chính sách trọng dụng đãi ngộ các nhà khoa học; chính sách khoán về thanh quyết toán trong nghiên cứu khoa học còn nhiêu khê; chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học vào mô hình thực nghiệm, nhân rộng kết quả vào thực tiễn cuộc sống nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển; chính sách khuyến khích phát triển hệ thống nghiên cứu triển khai trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ NĂM 2020
1. Xác định tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN:
a) Tổng mức kinh phí cho hoạt động KH&CN năm 2020: 68,012 tỷ đồng
b) Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định phân bổ và hỗ trợ cho tỉnh hàng năm cũng như từ các nguồn kinh phí hỗ trợ, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
2. Xác định cơ cấu kinh phí cho các loại hình hoạt động KH&CN:
a) Kinh phí sự nghiệp KH&CN: |
50,012 tỷ đồng |
- Hoạt động sự nghiệp KH&CN: |
38,767 tỷ đồng |
- Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: |
8,500 tỷ đồng |
- Hỗ trợ đơn vị trực thuộc: |
2,745 tỷ đồng |
b) Các dự án đầu tư và phát triển KH&CN |
18,000 tỷ đồng |
Tổng cộng: (a+b): |
68,012 tỷ đồng |
(Sáu mươi tám tỷ, không trăm, mười hai triệu đồng)
3. Dự toán ngân sách năm 2020 cho các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:
- Danh mục nhiệm vụ và mức kinh phí dành cho các nhiệm vụ chuyển tiếp thực hiện trong năm 2020 (sẽ bổ sung sau khi được UBND tỉnh phê duyệt - Phụ lục 2);
- Danh mục nhiệm vụ và mức kinh phí dành cho nhiệm vụ KH&CN mới đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (Phụ lục 3).
II. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:
1. Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 (Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Tiếp tục thực hiện Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang giai đoạn 2016 -2020, dự kiến trong năm 2020 sẽ hỗ trợ kinh phí cho 02 doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, 02 doanh nghiệp xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
2. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh An Giang, tiến hành kiểm tra tại đơn vị là 40 Sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký quyền bảo hộ nhãn hiệu cá thể, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp,sáng chế, giải pháp hữu ích, ...Tiếp tục nâng cao nhận thức về tạo lập, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ và hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong tỉnh xác lập, khai thác và nâng cao hiệu quả của đối tượng đã được bảo hộ; xây dựng và phát triển nhãn hiệu cho sản phẩm đặc thù, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Tiếp tục thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ), theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thực hiện Nghị quyết số 09/TU của Tỉnh ủy, trong đó ưu tiên: Ứng dụng mô hình, quy trình sản xuất công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nhân rộng mô hình và tập huấn cho nông dân trong tỉnh; Nhận chuyển giao các quy trình công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thủy sản, chế biến thực phẩm, ...
5. Triển khai thực hiện 07 chương trình nghiên cứu khoa học, đề án theo Quyết định số 2532/QĐ- UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
6. Tiếp tục thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 và Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025:
Triển khai chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Tổ chức ngày hội, phiên chợ, cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho ít nhất 30 huấn luyện viên, cán bộ phụ trách và 150 cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ hình thành 01 tổ chức hỗ trợ ươm tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ 05 ý tưởng, dự án và 03 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
III. Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và cơ sở năm 2020:
1. Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh:
Có 49 đề tài, dự án được thực hiện, trong đó có 39 đề tài, dự án chuyển tiếp của năm 2019; nghiệm thu 30 đề tài, dự án; Tổ chức 05 Hội đồng khoa học công nghệ tư vấn xác định danh mục; 10 Hội đồng tư vấn tuyển chọn và xét duyệt đề cương; 10 Tổ thẩm định kinh phí.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở:
Dự kiến có 47 đề tài được triển khai thực hiện, bao gồm: 17 đề tài được chuyển tiếp từ năm 2019 và 30 đề tài được phê duyệt năm 2019-2020. Trong số 47 đề tài này, có 40 đề tài nghiệm thu trong năm 2020. Tổ chức 04 Hội đồng tư vấn xét duyệt danh mục đề tài, 02 Hội đồng tư vấn xét duyệt đề cương, nghiệm thu đề tài, tổ chức 50 lượt giám sát tiến độ thực hiện các đề tài.
Tổ chức hội thảo giới thiệu các kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học các cấp, kết hợp sơ kết hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về khoa học và công nghệ cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương.
3. Hoạt động quản lý thực hiện các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi.
Tổ chức 02 Hội đồng xác định danh mục đề xuất đặt hàng thực hiện; 02 Hội đồng thẩm định, xét duyệt đề cương dự án; 04 Hội đồng nghiệm thu.
Tổ chức triển khai thực hiện 01 dự án thuộc Chương trình ủy quyền cho địa phương quản lý. Thực hiện công tác giám sát các dự án triển khai trên địa bàn. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ quản lý thuộc Chương trình nông thôn miền núi.
4. Đối ứng đề tài, dự án cấp quốc gia năm 2020 (ủy quyền cho địa phương).
- Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh phát triển thượng nguồn Mê Kông và biến đổi khí hậu”.
IV. Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN:
Nâng cấp và sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ chuyên môn và nghiên cứu KH&CN (mua máy đo chỉ số Octan cho Thanh tra sở).
V. Các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN:
Tiếp tục triển khai thực hiện 01 dự án đầu tư phát triển cho KH&CN, cụ thể:
Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang đăng ký kế hoạch vốn năm 2020 là 18,0 tỷ đồng (phụ lục 4).
VI. Kế hoạch các hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN:
1. Hoạt động phát triển công nghệ và thị trường công nghệ:
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện 30 dự án (có 15 dự án chuyển tiếp từ năm trước, 15 dự án mới), Tập trung nghiên cứu ứng dụng một số lĩnh vực như: công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang. Hỗ trợ các dự án ứng dụng đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như: công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, trong đó, nghiên cứu hoàn thiện, phát triển các quy trình công nghệ sản xuất nhằm nâng cao nâng suất, chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ưu tiên cho 08 sản phẩm quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, các chương trình nghiên cứu và chương trình hợp tác với viện, trường theo Chương trình hỗ trợ cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 10/3/2016 của UBND tỉnh).
- Tổ chức 30 hội đồng thẩm định các dự án mới và nghiệm thu 15 dự án đến hạn; 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án đang triển khai.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. Tham gia hội nghị, hội thảo và các lớp đào tạo, tập huấn chuyên đề do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tỉnh về phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Triển khai Chương trình hợp tác giữa An Giang và Đại học Cần Thơ.
2. Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:
- Công tác kiểm tra: (1) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống HCNN tỉnh An Giang (40 đơn vị); (2) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra chất lượng xăng dầu (12 doanh nghiệp); (3) Tổ chức 01 cuộc kiểm tra chất lượng 01 mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử (12 cơ sở); Khảo sát việc áp dụng các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với áp kế lò xo, áp kế điện tử trong kinh doanh.
- Tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia.
- Xây dựng HTQLCL:Hỗ trợ huyện Tịnh Biên và Tri Tôn xây dựng HTQLCL theo TCVN 9001: 2015 cho 25 xã, thị trấn.
- Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra: Tham gia Đoàn Kiểm ra liên ngành 389 tỉnh; Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Tổng cục TCĐLCL tổ chức.
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền văn bản pháp luật về TCĐLCL: Mở 02 lớp tập huấn các văn bản pháp luật về TCĐLCL.
- Về quản lý đo lường: Tổ chức 01 cuộc kiểm tra hàng đóng gói sẵn lưu thông trên thị trường (14 cơ sở). Tổ chức 01 cuộc kiểm tra phương tiện đo nhóm 2 là tiêu cự kính mắt trên địa bàn tỉnh (18 cơ sở); Tổ chức 01 cuộc kiểm tra đo lường đối với phương tiện đo là cân cấp 4; Kiểm tra đo lường, chất lượng trong kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ; Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 656/KH-UBND của UBND tỉnh về các giải pháp chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu.
Hoạt động của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: Thực hiện 01 cuộc thanh tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với hàng hóa thép cốt bê tông (09 cơ sở) và 01 cuộc thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang và 05 cửa hàng trực thuộc Công ty).
- Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong các đợt kiểm định cân cấp 4 tại các chợ trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền cho tiểu thương biết các quy định của pháp luật về việc phải kiểm định đối với phương tiện đo nhóm 2.
- Phối hợp thực hiện chương trình công tác tuyên truyền KH&CN về các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, Thông tư, Nghị định về quản lý đo lường, chất lượng trong SX-KD.
- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng TBT Việt Nam để khai thác thông tin hỗ trợ phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Tham gia 02 lớp đào tạo về tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN cho cán bộ địa phương và về quản lý đo lường, chất lượng do Trung ương tổ chức;
- Tuyên truyền phổ biến: Đăng các bài viết liên quan đến tuyên truyền hoạt động TCĐLCL trên Tạp chí KH&CN An Giang. Phối hợp với Tổng cục TCĐLCL mở lớp tập huấn liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật về TCĐLCL cho một số cơ quan ban ngành. Tổ chức Đoàn kiểm tra các cơ quan HCNN theo Quyết định số 19/2014/TTg về ISO hành chính công.
3. Quản lý sở hữu trí tuệ:
- Hướng dẫn khoảng 200 lượt tổ chức, cá nhân các thủ tục về sở hữu trí tuệ với số lượng đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ khoảng 100 đơn.
- Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh An Giang, trong năm 2020 dự kiến hỗ trợ 50 nhãn hiệu cá thể trong nước, 05 nhãn hiệu cá thể ngoài nước, 03 nhãn hiệu tập thể, 03 nhãn hiệu chứng nhận, 05 kiểu dáng công nghiệp, 01-03 sáng chế/giải pháp hữu ích. Triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu, biên tập tài liệu, quảng bá và khảo sát đánh giá hiệu quả của nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”; Đẩy mạnh quảng bá và phát triển nhãn hiệu vào các siêu thị ,..
- Tổ chức khảo sát tình hình sử dụng sau khi hỗ trợ xác lập quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tham gia trưng bày tại các hội chợ, triển lãm.
- Tổ chức 03 lớp tập huấn, 01 hội thảo về kiến thức sở hữu trí tuệ. Tuyên truyền phổ biến sở hữu trí tuệ trên Báo An Giang, Đài PT-TH An Giang
4. An toàn bức xạ hạt nhân:
- Tiếp tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến văn bản QPPL về an toàn bức xạ, kiểm tra hoạt động an toàn bức xạ của các cơ sở bức xạ có sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thanh, kiểm tra công tác quản lý an toàn bức xạ tại các cơ sở X quang. Mời chuyên gia Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Trung tâm Hạt nhân TP. Hồ Chí Minh tập huấn về kiến thức an toàn bức xạ hạt nhân.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến KH&CN:
- Duy trì và cập nhật thường xuyên thông tin các mục, chuyên mục đã có. Cập nhật 700 tin, bài lên Cổng thông tin KH&CN An Giang;
- Thường xuyên cập nhật các tin tức, nâng cao chất lượng tin bài (tăng tỷ trọng tin viết), duy trì và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, thực hiện tốt các quy định, quy chế về biên tập và quản lý Cổng thông tin điện tử.
- Xuất bản định kỳ 06 số Tạp chí KH&CN An Giang, mỗi số 500 quyển (40 trang/quyển, có chủ đề phục vụ yêu cầu phát triển KH&CN ở từng giai đoạn. Nâng cao chất lượng bài viết chuyên sâu phù hợp với đặc điểm của Tạp chí.
- Phối hợp với Đài PT-TH An Giang phát hình và phát thanh 12 chuyên mục KH&CN. Phối hợp với Báo An Giang đăng 12 kỳ, nội dung được gắn liền với chủ đề đã tuyên truyền trên Đài PT-TH.
- Củng cố và mở rộng mạng lưới cộng tác viên, tăng cường vai trò của các thành viên trong Ban Biên tập.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng chương trình công tác tuyên truyền KH&CN, ...
6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:
- Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng 02 cuộc: Thanh tra các nhiệm vụ được giao năm 2020 và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với 02 đơn vị trực thuộc Sở.
- Thanh tra chuyên ngành: Triển khai 06 cuộc thanh tra gồm:
+ 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và phương tiện đo nhóm 2 trong lĩnh vực y tế;
+ 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về TCĐLCL và nhãn hàng hóa trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vàng và an toàn bức xạ;
+ 02 cuộc thanh tra chuyên ngành về TCĐLCL và nhãn hàng hóa trong kinh doanh xăng dầu, gas;
+ 01 cuộc thanh tra liên ngành về TCĐLCL nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
+ 01 cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định và thực hiện thanh tra đột xuất khi phát hiện vi phạm hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN hoặc theo chỉ đạo của cấp trên.
- Xây dựng và triển khai Chương trình thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực KH&CN năm 2020.
- Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN:
Tiếp tục tổ chức thu thập, đăng ký lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN. Triển khai thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ áp dụng đối với Sở Khoa học và Công nghệ theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHCN. Đầu tư trang thiết bị để tổ chức kết nối, khai thác, sử dụng nguồn tin khoa học và công nghệ qua mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). Tổng kết, phân tích và cập nhật cơ sở dữ liệu của địa phương, thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2020 và các cuộc điều tra thống kê về khoa học và công nghệ khác (nếu có). Xử lý dữ liệu, tổng hợp, phân tích và công bố kết quả thống kê khoa học và công nghệ của địa phương. Tập huấn nghiệp vụ thống kê khoa học và công nghệ .
8. Hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện:
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện, thị như:
- Hợp đồng với Đài truyền thanh 11 huyện, thị, thành phố tuyên truyền về các hoạt động KH&CN để tuyên truyền cho người dân biết về những chủ trương chính sách và các tiến bộ khoa học và công nghệ mới đang được thực hiện.
- Tổ chức các hội đồng xác định danh mục đề xuất đề tài cấp huyện (2 đợt/năm), với khoảng 100 đề tài được đề xuất hỗ trợ; và hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở.
- Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 11 lớp tập huấn về nghiên cứu khoa học, quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ, quản lý an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tuyên truyền tập huấn các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ,
- Tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ KH&CN trong và ngoài tỉnh.
- Tổ chức 04 chuyến khảo sát và nghiên cứu các mô hình ứng dụng mới, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có thể ứng dụng tại địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp.
9. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp:
9.1. Trung tâm Công nghệ sinh học:
Tiếp tục triển khai các hoạt động như: Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho CBVC đơn vị; Khảo sát, đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển công nghệ; Tổ chức hội thảo nhằm thu thập ý kiến, đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân,...; Khảo sát thu thập, bảo tồn, đánh giá tiềm năng và phát triển nguồn gen và tiềm năng phát triển công nghệ. Nghiên cứu, khảo nghiệm, hoàn thiện các quy trình công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến thực phẩm, dược liệu, vi sinh, nuôi cấy mô, thủy sản, ... Thực hiện thí điểm vườn ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học.
9.2. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN:
- Tập trung đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo sau đại học cho CBVC. Tổ chức học tập các mô hình ứng dụng tiến bộ sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực vật liệu mới, thủy sản, chăn nuôi, xử lý môi trường, …
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng và chuyển giao sở hữu trí tuệ, công tác khảo nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng các tiến bộ KH&CN, tìm kiếm đối tác trong và ngoài tỉnh để khai thác, giới thiệu những công nghệ mới, ... Liên kết và hợp tác với các Viện, trường để tìm kiếm những công nghệ, thiết bị mới có thể ứng dụng trong địa phương.
- Nghiên cứu, tham mưu việc đầu tư tiềm lực cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN giai đoạn 2016-2020.
10. Hoạt động hợp tác trong và ngoài nước:
- Tổ chức hợp tác KH&CN với các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Thụy Điển,…) theo kế hoạch chung của tỉnh.
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị, đoàn thể, hội thảo khoa học (dự kiến 20 cuộc), thực hiện chương trình phát triển thanh niên về khoa học và công nghệ.
- Hoạt động hợp tác khoa học và công nghệ giữa các tỉnh, khu vực; Liên kết các Viện, trường đại học; hoạt động khác, …
- Triển khai thực hiện Chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh An Giang với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và với Trường Đại học Cần Thơ.
- Hợp tác về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ; thống kê KH&CN trong các kỳ Hội thảo và Hội chợ về sản phẩm làng nghề do Trung ương hoặc Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ năm 2020, các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2020;
- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ: hàng tháng, quý, 06 tháng và báo cáo năm để Văn phòng Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định
Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỐNG KÊ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT |
Số văn bản, tên văn bản |
Cơ quan ban hành |
|
Năm 2018 |
|
I |
Văn bản quy phạm pháp luật |
|
II |
Văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN |
|
01 |
Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm” |
UBND tỉnh |
02 |
Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm gà thịt an toàn dịch bệnh theo mô hình chuồng kín” |
UBND tỉnh |
03 |
Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 06/02/2018 phê duyệt đề tài “Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động ở nông thôn”. |
UBND tỉnh |
04 |
Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm” |
UBND tỉnh |
05 |
Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 01/3/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang” |
UBND tỉnh |
06 |
Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 Điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” |
UBND tỉnh |
07 |
Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
08 |
Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 phê duyệt đề tài “Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường” |
UBND tỉnh |
09 |
Quyết định số 873/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 phê duyệt đề tài “Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang” |
UBND tỉnh |
10 |
Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
11 |
Quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang”. |
UBND tỉnh |
12 |
Quyết định số 1047/QĐ-SKHCN ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
13 |
Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt kinh phí đối ứng thực hiện đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh phát triển thượng nguồn Mê Kông và biến đổi khí hậu” |
UBND tỉnh |
14 |
Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
15 |
Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 UBND tỉnh phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025” |
UBND tỉnh |
16 |
Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 06/8/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá Sửu bạc Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên địa bàn tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
17 |
Quyết định số 1965/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020” |
UBND tỉnh |
18 |
Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 18/09/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
19 |
Quyết định số 2481/QĐ-UBND ngày 08/10/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình đất ngập nước nhân tạo thay thế mô hình 3 vụ lúa trong vùng đê bao khép kín, tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
20 |
Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 12/12/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc thoái hóa cột sống của lương y Nguyễn Thiện Chung (Giai đoạn 1)” |
UBND tỉnh |
|
Năm 2019 |
|
I |
Văn bản quy phạm pháp luật |
|
II |
Văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN |
|
01 |
Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang (Giai đoạn 1)” |
UBND tỉnh |
02 |
Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 28/06/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương đề tài khoa học cấp tỉnh “Ảnh hưởng của môi trường nhà trường đến hiệu quả giảng dạy, sự thỏa mãn nghề nghiệp và áp lực công việc của giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang” |
UBND tỉnh |
DANH MỤC NHIỆM VỤ CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2019-2020
STT |
Nội dung |
01 |
Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm tái cơ cấu tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập. |
02 |
Nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình địa du lịch tại tỉnh An Giang. |
03 |
Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch lao động (sự di dân) từ nông thôn An Giang đến thành thị và các tỉnh khác; và ảnh hưởng của nó đến tình trạng học sinh bỏ học và an sinh xã hội tỉnh An Giang. |
04 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình ương cá tra nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống quy mô hàng hóa |
05 |
Nghiên cứu chọn tạo giống xoài đặc hữu phục vụ xuất khẩu tại tỉnh An Giang. |
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nội dung |
Số lượng |
Tổng giá trị hợp đồng |
Kinh phí đã cấp |
Kinh phí |
|
|
|
50.012 |
||
A |
NHIỆM VỤ NĂM 2019 CHUYỂN SANG NĂM 2020 |
|
|
|
14.056 |
I |
Đề tài dự án cấp tỉnh |
|
|
|
10.586 |
01 |
Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang - PGS TS Lê Việt Dũng |
|
|
|
50 |
02 |
“Bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên kết hợp phục vụ phát triển du lịch” do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang chủ trì và KS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh. |
|
|
|
200 |
03 |
“Tuyển chọn các giống lúa mùa nổi chất lượng cao phù hợp điều kiện tỉnh An Giang” do Trường Đại học An Giang chủ trì và TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân. |
|
|
|
150 |
04 |
“Nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống và hoàn thiện qui trình nuôi dưỡng nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đàn bò thịt tại tỉnh An Giang” do Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang chủ trì và GS.TS. Nguyễn Văn Thu. |
|
|
|
500 |
05 |
“Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng các giống bản địa và phát triển các giống cây ăn quả tiềm năng phục vụ phát triển ngành cây ăn quả cho tỉnh An Giang” do Viện cây ăn quả miền Nam chủ trì và ThS. Nguyễn Nhật Trường chủ nhiệm. |
|
|
|
200 |
06 |
Nghiên cứu thử nghiệm trục liên thông kết nối một một số phần mềm tỉnh An Giang – Đại học Cần Thơ, Ts Ngô Bá Hùng |
|
|
|
200 |
07 |
Nghiên cứu xây dựng và phát triển các loại cây ăn quả vùng Bảy Núi phục vụ du lịch tỉnh An Giang - Trần Sỹ Hiếu |
|
|
|
200 |
08 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng từ thân rễ cây Ngải trắng (Curcuma aromatica) - Ts Bs Huỳnh Thanh Tuấn |
|
|
|
300 |
09 |
Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế chế phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu ăn lá (Azadirachta sp.) tại An Giang - PGs Ts Dương Xuân Chữ |
|
|
|
300 |
10 |
Nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang - ThS Dương Thị Mộng Ngọc |
|
|
|
300 |
11 |
Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt chuẩn VietGAP - Ts Lý Thị Thanh Loan |
|
|
|
300 |
12 |
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng (Monopterus albus) tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP - ThS Nguyễn Hoàng Huy |
|
|
|
200 |
13 |
Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch tại Núi Cấm, tỉnh An Giang” - Tiến sĩ Dương Hoa Xô |
|
|
|
126 |
14 |
Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vàm Nao (khu vực sạt lở xã Mỹ Hội Đông)” do Tiến sĩ Nguyễn Trần Nhẫn Tánh - làm chủ nhiệm đề tài. |
|
|
|
500 |
15 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu” - PGs Ts Lê Thanh Hải |
|
|
|
200 |
16 |
Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm” - Tiến sĩ Phan Phương Loan |
|
|
|
360 |
17 |
Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang” do Tiến sĩ Lưu Hồng Minh + Trần Thị Kim Liên |
|
|
|
68 |
18 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang” - Thạc sĩ Lê Văn Lễnh Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang”-Thạc sĩ Trần Xuân Hiển |
|
|
|
218 |
19 |
|
|
|
220 |
|
20 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H - Ts Nguyễn Công Thành |
|
|
|
401 |
21 |
Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có tại tỉnh An Giang đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường” do Phó Giáo sư Tiến sĩ Đái Thị Xuân Trang |
|
|
|
450 |
22 |
Cơ sở dữ liệu phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại” do Thạc sĩ Trần Trung Chánh |
|
|
|
100 |
23 |
Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt Nốt (Borassus flabellifer L.) tại An Giang - ThS. Trần Thị Quế |
|
|
|
400 |
24 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang - KS. Vũ Khắc Tùng |
|
|
|
300 |
25 |
Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang - ThS. Nguyễn Công Kha |
|
|
|
200 |
26 |
Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang - PGS.TS Võ Văn Thắng |
|
|
|
200 |
27 |
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nghành nông nghiệp và du lịch tỉnh An Giang - Đại học An Giang - Ts Võ Lâm |
|
|
|
100 |
28 |
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá Sửu bạc Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên địa bàn tỉnh An Giang”- PGS Ts Nguyễn Phú Hòa - ĐH Nông Lâm TPHCM |
|
|
|
450 |
29 |
Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang - Ts Võ Thái dân - ĐH Nông Lâm TPHCM |
|
|
|
300 |
30 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình đất ngập nước nhân tạo thay thế mô hình 3 vụ lúa trong vùng đê bao khép kín, tỉnh An Giang - GS Ts Nguyễn Hữu Chiếm - ĐH Cần Thơ |
|
|
|
300 |
31 |
Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc thoái hóa cột sống của lương y Nguyễn Thiện Chung |
|
|
|
482 |
32 |
Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang (Giai đoạn 1) |
|
|
|
311 |
33 |
Chọn lọc một số giống lúa mùa ruộng trên có chất lượng tốt tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang |
|
|
|
200 |
34 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch thị xã Tân Châu giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến năm 2030 |
|
|
|
200 |
35 |
Ảnh hưởng của môi trường nhà trường đến hiệu quả giảng dạy, sự thỏa mãn nghề nghiệp và áp lực công việc của giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang. |
|
|
|
300 |
36 |
Thực trạng, định hướng, xây dựng mô hình và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng ở An Giang giai đoạn đến 2025 - 2030; tập trung cho mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp. |
|
|
|
300 |
37 |
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. |
|
|
|
300 |
38 |
Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sạt lở sớm từ xa và tự động ở An Giang. |
|
|
|
400 |
39 |
Nghiên cứu khai thác thị trường khách du lịch đường thủy và trekking An Giang giai đoạn 2020 - 2030. |
|
|
|
300 |
II |
Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở |
|
|
|
510 |
01 |
Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung thân cây đậu nành rau tươi vào khẩu phần ăn lên tốc độ tăng trưởng của dê thịt tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
02 |
Thử nghiệm mô hình ếch Thái Lan (Rana tigrina) thương phẩm trong nhà lưới có mái che tại huyện Châu Phú, An Giang |
|
|
|
30 |
03 |
Thử nghiệm mô hình nuôi gà Quý phi (Hoàng gia) tại huyện Châu Thành, An Giang năm 2019 |
|
|
|
30 |
04 |
Thử nghiệm mô hình trồng nấm rơm dạng trụ tại huyện Châu Thành, An Giang năm 2019 |
|
|
|
30 |
05 |
Thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương (Viverricula indica) quy mô nông hộ tại huyện Tịnh Biên, An Giang |
|
|
|
30 |
06 |
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh dân tộc thiểu số khối Trung học cơ sở tại huyện Tịnh Biên, An Giang” |
|
|
|
30 |
07 |
Nghiên cứu phát triển vùng trồng sâm đại hành và xạ đen trên địa bàn huyện Tịnh Biên,tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
08 |
Hoàn thiện quy trình nuôi luân trùng siêu nhỏ Brachionus Angularis |
|
|
|
30 |
09 |
Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme α – Glucosidase của một số rau củ, quả trồng tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường |
|
|
|
30 |
10 |
Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm yến sào chưng nước thốt nốt tại An Giang |
|
|
|
30 |
11 |
Xây dựng quy trình trồng và nhân giống hoa hồng cổ Sapa và Hải Phòng tại Long Xuyên, An Giang |
|
|
|
30 |
12 |
Thử nghiệm mô hình trồng dưa hấu (Citrullus lanatus) trên đất ruộng bằng phương pháp leo giàn ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
13 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến khô và lạp xưởng từ thịt dê tại An Giang |
|
|
|
30 |
14 |
Nghiên cứu thiết kế sợi tinh thể quang tử nhằm nâng cao chất lượng truyền tải thông tin trong mạng viễn thông |
|
|
|
30 |
15 |
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nền giá thể khác nhau đến sinh trưởng và năng suất cây măng tây |
|
|
|
30 |
16 |
Khảo sát hiệu lực của một số biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên nhóm rau ăn lá theo hướng tổng hợp tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang |
|
|
|
30 |
17 |
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở, nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Long Xuyên, An Giang |
|
|
|
30 |
III |
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
|
2.960 |
01 |
Ứng dụng máy tách màu 16F-6SXM-1008F trong dây chuyền chế biến để nâng cao chất lượng gạo thành phẩm tại Doanh nghiệp tư nhân Nam Thành |
|
|
|
65 |
02 |
Xây dựng quy trình sản xuất khoai môn giống từ cây cấy mô phù hợp điều kiện tỉnh An Giang |
|
|
|
35 |
03 |
Sản xuất thử nghiệm giống dưa lưới Sakura trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt |
|
|
|
90 |
04 |
Ứng dụng hệ thống chuồng kín trong chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại huyện Châu Phú |
|
|
|
70 |
05 |
Dự án Ứng dụng đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm nước đá cây (huyện Thoại Sơn) |
|
|
|
200 |
06 |
Dự án Ứng dụng thiết bị đo dòng chảy bằng công nghệ ADCP và thiết bị đo độ sâu đơn tia 01 tần số để quan trắc cảnh báo sạt lỡ |
|
|
|
150 |
07 |
Dự án Ứng dụng hệ thống SCADA để giám sát chất lượng nước online của hệ thống cấp nước Long Bình (An Phú) và hệ thống cấp nước Hòa Bình (Chợ Mới) |
|
|
|
150 |
08 |
Dự án Ứng dụng, đổi mới công nghệ máy sàng lồng quay trong sản xuất phân bón (huyện Châu Thành) |
|
|
|
200 |
09 |
Dự án Thử nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chạch lấu quy mô nông trại tại tỉnh An Giang |
|
|
|
300 |
10 |
Dự án Sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành |
|
|
|
200 |
11 |
Dự án nhân rộng mô hình nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt điều khiển từ xa vào sản xuất dưa lưới tại thành phố Châu Đốc |
|
|
|
200 |
12 |
Dự án Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất đậu phộng tại huyện Tịnh Biên |
|
|
|
500 |
13 |
Dự án Sản xuất thử nghiệm tinh dầu chúc tại huyện Tri Tôn |
|
|
|
300 |
14 |
Dự án phát triển bền vững mô hình nuôi cá lóc trên bể bạt trên nền ứng dụng công nghệ plasma lạnh và công nghệ 4.0 |
|
|
|
300 |
15 |
Dự án xây dựng mô hình trồng dâu tằm theo hướng hữu cơ và tưới, phun xịt thuốc tự động tại huyện Phú Tân |
|
|
|
200 |
B |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2020 |
|
|
|
35.956 |
BI |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NĂM 2020 (Khối Văn phòng Sở) |
|
|
|
24.711 |
I |
Đề tài dự án cấp tỉnh (Chương trình nghiên cứu trọng điểm theo QĐ 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/203 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18- Ctr/TU ngày 28/2/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế". Và Nghị quyết số 09- NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) |
|
|
|
5.000 |
|
05 Nhiệm vụ xét duyệt trong năm 2019-2020 triển khai trong năm 2020 và 05 nhiệm vụ xét duệt trong năm 2020-2021 (Bình quân: 500 triệu đồng /1 nhiệm vụ) |
10 |
500 |
|
5.000 |
II |
Chương trình khoa học công nghệ theo QĐ 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/2/2013 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và Hội nhập quốc tế". |
|
|
|
807 |
01 |
Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
87 |
02 |
Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển dược liệu và y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
128 |
03 |
Chương trình khoa học và công nghệ về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016- 2020 |
|
|
|
107 |
04 |
Chương trình “Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
88 |
05 |
Chương trình Phát triển nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
87 |
06 |
Chương trình “Phát triển nghiên cứu bền vững các vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
110 |
07 |
Chương trình "Nghiên cứu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang " |
|
|
|
200 |
III |
Hỗ trợ các đề tài cấp cơ sở năm 2019 (30 đề tài) |
|
|
|
900 |
|
Hỗ trợ 30 đề tài cấp cơ sở |
30 |
30 |
|
900 |
IV |
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016) 15 mô hình, dự án x 350 triệu đồng |
|
|
|
5.250 |
01 |
Hỗ trợ 15 mô hình, dự án theo Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016) |
15 |
350 |
|
5.250 |
V |
Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
|
402 |
01 |
Hỗ trợ các công ty, chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ và hỗ trợ phí, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước và ngoài nước |
|
|
|
152 |
|
Nhãn hiệu trong nước : 50 triệu đồng |
50 |
1 |
|
50 |
|
Nhãn hiệu nước ngoài : 50 triệu đồng |
|
|
|
50 |
|
Nhãn hiệu tập thể: 10 triệu đông |
|
|
|
10 |
|
Nhãn hiệu chứng nhận : 10 triệu đồng |
|
|
|
10 |
|
Kiểu dáng công nghiệp: 6 triệu đồng |
5 |
1,5 |
|
6 |
|
Sáng chế/GPHI : 26 triệu đồng |
4 |
7 |
|
26 |
02 |
Triển khai Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 |
|
|
|
50 |
03 |
Hỗ trợ phát triển quyền sở hữu công nghiệp |
|
|
|
200 |
VI |
Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến 2020 |
|
|
|
400 |
|
Kiểm tra giám sát |
|
|
|
100 |
|
Xúc tiến các mô hình tiên tiến |
|
|
|
300 |
VII |
Đối ứng đề tài cấp quốc gia thực hiện năm 2020 (Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 14/05/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt kinh phí đối ứng thực hiện đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh phát triển thượng nguồn Mê Kông và biến đổi khí hậu”) |
|
|
|
300 |
|
Đối ứng NS địa phương 01 đề tài x 300 triệu đồng |
|
|
|
300 |
VIII |
Thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 và Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025: |
|
|
|
3.120 |
|
Xây dựng, triển khai chương trình truyền thông về hoạt động KNĐMST, phổ biến, tuyên truyền các điển hình KNĐMST của tỉnh hàng năm |
|
|
|
100 |
|
Tổ chức Ngày hội, phiên chợ, cuộc thi KNĐMST |
|
|
|
200 |
|
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về KNĐMST cho ít nhất 30 huấn luyện viên, cán bộ phụ trách KNĐMST và 150 cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án KNĐMST, doanh nghiệp KNĐMST |
|
|
|
200 |
|
Hỗ trợ hình thành ít nhất 01 tổ chức hỗ trợ ươm tạo |
|
|
|
500 |
|
Hỗ trợ ý tưởng, dự án KNĐMST |
5 |
100 |
|
500 |
|
Hỗ trợ doanh nghiệp KNĐMST |
3 |
500 |
|
1.500 |
|
Tổ chức hội đồng KH&CN |
8 |
15 |
|
120 |
IX |
Hoạt động Quản lý KH&CN |
|
|
|
8.532 |
01 |
Hoạt động Quản lý Khoa học |
|
|
|
1.413 |
|
Làm việc về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2020 và định hướng nghiên cứu năm 2021 với sở ban ngành, UBND huyện, thị, thành phố và các viện, trường đại học trong và ngoài tỉnh |
15 |
5 |
|
75 |
|
Giám sát, kiểm tra tình hình triển khai tiến độ các đề tài, dự án cấp tỉnh; Kiểm tra tình hình thực hiện kết quả đề tài sau nghiệm thu; Giám sát tổ chức KH&CN; các Chương trình theo QĐ số 2532/QĐ- UBND |
60 |
4 |
|
240 |
|
Thông báo tuyển chọn đơn vị chủ trì đề tài, dự án năm 2020 |
4 |
12 |
|
48 |
|
Hội đồng KHCN tư vấn xác định danh mục: 5 hội đồng x 12 triệu đồng/Hội đồng = 60 triệu đồng |
5 |
12 |
|
60 |
|
Hội đồng tư vấn tuyển chọn và xét duyệt đề cương: 10 Hội đồng x 15 triệu đồng/Hội đồng = 150 triệu đồng |
10 |
15 |
|
150 |
|
Tổ thẩm định kinh phí: 10 Hội đồng x 2,5 triệu đồng/Hội đồng = 25 triệu đồng |
10 |
2,5 |
|
25 |
|
Hội đồng nghiệm thu: 30 Hội đồng x 15 triệu đồng/Hội đồng = 450 triệu đồng |
30 |
15 |
|
450 |
|
Chi phí đưa rước chuyên gia tham dự họp Hội đồng: - 30 chuyến LX-HCM-LX (đi và về) x 7 triệu đồng/chuyến = 210 triệu đồng - 10 chuyến LX-CT-LX (đi và về) x 4 triệu đồng/chuyến = 40 triệu đồng '- Long Xuyên - Hà Nội (máy bay) 6 chuyến x 5 triệu = 30 triệu đồng |
|
|
|
280 |
|
Hội nghị, hội thảo khác + Tổ chức hội thảo cấp tỉnh: 1 cuộc x 50 triệu/cuộc = 50 triệu + Tham gia các hội thảo, hội nghị khác: 5 đợt x 3 triệu đồng/đợt = 15 triệu đồng |
|
|
|
65 |
|
Hỗ trợ đề xuất ý tưởng nhiệm vụ KH&CN |
10 |
1 |
|
10 |
|
Hỗ trợ lấy ý kiến chuyên gia độc lập |
20 |
0,5 |
|
10 |
02 |
Hoạt động Quản lý Công nghệ và TTCN |
|
|
|
622 |
|
Khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh |
4 |
10 |
|
40 |
|
Tuyên truyền, phổ biến CT hỗ trợ giai đoạn 2016- 2020 và VBPL liên quan |
3 |
10 |
|
30 |
|
Tổ chức 40 đợt kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện mô hình, dự án |
40 |
2 |
|
80 |
|
Hội đồng KH&CN thẩm định |
15 |
10 |
|
150 |
|
Hội đồng thẩm định kinh phí |
10 |
2,5 |
|
25 |
|
Hội đồng KH&CN nghiệm thu cấp tỉnh |
27 |
11 |
|
297 |
03 |
Hoạt động Quản lý Sở hữu trí tuệ (P. Chuyên ngành) |
|
|
|
210 |
|
Phối hợp huyện, thị, thành, doanh nghiệp tập huấn về “SHTT trong gia nhập TPP” |
2 |
25 |
|
50 |
|
Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tập huấn về SHTT tại TP. Long Xuyên |
1 |
30 |
|
30 |
|
Tham gia trưng bày triển lãm tại các hội chợ trên địa bàn tỉnh An Giang |
|
|
|
80 |
|
Khảo sát tình hình sử dụng nhãn hiệu sau khi được hỗ trợ xác lập quyền bảo hộ |
|
|
|
30 |
|
Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến sở hữu trí tuệ trong năm |
|
|
|
20 |
04 |
Hoạt động Quản lý an toàn bức xạ (P. Chuyên ngành) |
|
|
|
110 |
|
Mời chuyên gia Cục ATBX hoặc Trung tâm hạt nhân TP. HCM tập huấn về kiến thức ATBXHN |
|
|
|
30 |
|
Kiểm tra thực thi ứng phó sự cố ATBX hạt nhân tại các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
60 |
|
Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến bức xạ, hạt nhân trong năm |
|
|
|
20 |
05 |
Hoạt động Thống kê KH&CN (P. Chuyên ngành) |
|
|
|
180 |
|
Triển khai báo cáo thống kê KH&CN năm 2020 |
|
|
|
30 |
|
Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thống kê KH&CN |
|
|
|
30 |
|
Các nhiệm vụ khác liên quan đến thông tin, thống kê trong năm |
|
|
|
100 |
|
Các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến thông tin, thống kê trong năm |
|
|
|
20 |
06 |
Hoạt động Thanh tra KH&CN |
|
|
|
250 |
|
Thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng |
2 |
|
|
5 |
|
Thanh tra về an toàn bức xạ và hạt nhân và PTĐ nhóm 2 (y tế) |
2 |
|
|
30 |
|
Thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong kinh doanh vàng |
1 |
|
|
45 |
|
Thanh tra về đo lường và chất lượng xăng, dầu, gas |
2 |
|
|
45 |
|
Thanh tra chuyên đề diện rộng năm 2020 theo chỉ đạo cấp trên |
2 |
|
|
45 |
|
Thanh tra liên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường (BCĐ 389 theo QĐ 35/QĐ-BCĐ ngày 31/7/2015) |
1 |
|
|
30 |
|
Thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên hoặc theo phản ánh, giải quyết khiếu nại tố cáo |
1 |
|
|
15 |
|
Thanh tra phối hợp (Đoàn kiểm tra của BCĐ 389, Chi cục TCĐLCL, Thanh tra Tổng cục,…) |
1 |
|
|
35 |
07 |
Hoạt động Quản lý KH&CN cấp cơ sở |
|
|
|
382 |
|
Công tác quản lý, giám sát tiến độ thực hiện và tham gia hội đồng xét duyệt đề cương và nghiệm thu đề tài cơ sở tại các huyện. Giám sát kiểm tra nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, giám sát các tổ chức KH&CN |
45 |
0,5 |
|
23 |
|
Xúc tiến viện trường khảo sát hiện trạng và đề xuất ý tưởng triển khai các nhiệm vụ KH&CN cho các địa phương. |
1 |
30 |
|
30 |
|
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cán bộ quản lý thuộc Chương trình nông thôn miền núi, quản lý thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức KH&CN |
|
|
|
15 |
|
Hội thảo giới thiệu kết quả nghiên cứu đề tài cơ sở và kết hợp sơ kết hoạt động KH&CN cấp huyện |
|
|
|
30 |
|
Tuyên truyền phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế |
11 |
12 |
|
132 |
|
Hội đồng tư vấn xét duyệt danh mục đề tài cơ sở |
4 |
15 |
|
60 |
|
Hội đồng thẩm định xét duyệt đề cương đề tài cơ sở, dự án nông thôn miền núi |
2 |
8 |
|
16 |
|
Hội đồng thẩm định kinh phí |
4 |
3 |
|
12 |
|
Hội đồng nghiệm thu đề tài cơ sở |
8 |
8 |
|
64 |
08 |
Hoạt động Thông tin và Truyền thông KH&CN |
|
|
|
120 |
|
Phát hình chuyên đề KHCN trên Đài truyền hình (4 kỳ tháng) bao gồm 2 chuyên mục KH&CN, 02 chuyên mục NNCNC |
2 |
7 |
|
84 |
|
Chuyên mục KHCN trên báo An Giang (4 kỳ /tháng) bao gồm 2 chuyên mục KH&CN, 02 chuyên đề NNCNC |
12 |
3 |
|
36 |
09 |
Hoạt động QL KH&CN địa phương |
|
|
|
1.100 |
|
Hỗ trợ hoạt động KH&CN các huyện, thị, thành phố |
|
|
|
1.100 |
10 |
Hoạt động QL KH&CN khác (Văn phòng) |
|
|
|
1.690 |
|
Công tác tham mưu tư vấn, hợp tác quốc tế |
|
|
|
100 |
|
Tham dự Hội nghị, hội thảo do Bộ KH&CN tổ chức |
|
|
|
160 |
|
Đào tạo, tập huấn theo chuyên đề về các lĩnh vực KHCN…do Bộ KHCN tổ chức |
6 |
30 |
|
180 |
|
Triển khai Chương trình hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ |
1 |
60 |
|
60 |
|
Tổ chức hội nghị, hội thảo cấp tỉnh |
4 |
60 |
|
240 |
|
Tổ chức ngày Khoa học và Công nghệ 18/5 |
|
|
|
150 |
|
Tham gia các phiên chợ thiết bị công nghệ, hội thảo, hội nghị khác |
|
|
|
250 |
|
Khảo sát các mô hình Ứng dụng tiến bộ KHCN ở các tỉnh cho các huyện thị |
5 |
60 |
|
300 |
|
Hoạt động hợp tác KHCN giữa các tỉnh, khu vực; Liên kết các Viện, trường đại học; hoạt động khác,…(QLKH: 50 triệu; QLCN: 50 triệu; QLCS: 50 triệu; QLCNg: 50 triệu; Thanh tra: 30 triệu; Văn phòng: 20 triệu; ) |
|
|
|
250 |
11 |
Tăng cường tiềm lực phục vụ nghiên cứu và quản lý KHCN |
|
|
|
500 |
|
Mua máy đo chỉ số Octan (Thanh tra sở) |
|
|
|
450 |
|
Nâng cấp và sửa chữa trang TB phục vụ chuyên môn và quản lý nghiên cứu KHCN |
|
|
|
50 |
12 |
Hỗ trợ hoạt động khác |
|
|
|
1.955 |
|
- Liên Hiệp các hội KHKT tỉnh AG |
|
|
|
1.600 |
|
- Hội Khoa học lịch sử An Giang (tổ chức hội thảo KHLS) |
|
|
|
280 |
|
- Hiệp hội nghề nghiệp và Chế biến Thủy sản |
|
|
|
75 |
II |
NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2016/NĐ-CP |
|
|
|
8.500 |
I |
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN |
|
|
|
3.000 |
|
Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong hoặc ngoài nước. |
|
|
|
500 |
|
Tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch công nghệ, điểm kết nối cung cầu tại địa phương . |
|
|
|
450 |
|
Xuất bản tạp chí khoa học và công nghệ năm 2020 |
|
|
|
300 |
|
Khảo nghiệm, chuyển giao và nhân rộng các mô hình tiên tiến, hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang (khổ qua gốc ghép, dưa lê, xạ đen, cây trồng cạn,…) |
|
|
|
550 |
|
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật chế biến thực phẩm đối với một số sản phẩm nông sản của An Giang |
|
|
|
500 |
|
Khảo sát, đánh giá an toàn bức xạ và đề xuất các giải pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
480 |
|
Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn theo kịch bản đã được phê duyệt. |
|
|
|
220 |
II |
Trung tâm Công nghệ sinh học |
|
|
|
5.500 |
|
Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn; Tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật và giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông ghiệp |
|
|
|
400 |
|
Ứng dụng hệ thống nuôi cấy vi khí hậu trong vi nhân giống một số giống hoa kiểng (lan, hồng, cúc,…) và cây lâm nghiệp (tràm Úc, keo,…) |
|
|
|
650 |
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò khép kín với quy mô trang trại tại Trung tâm CNSH tỉnh An Giang |
|
|
|
700 |
|
Hoàn thiện quy trình chế biến thực phẩm từ một số loại dược liệu (cây huyền tinh, cây chúc,…) tỉnh An Giang |
|
|
|
800 |
|
Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số loại rau ăn quả; cây dược liệu giá trị cao theo hướng hữu cơ |
|
|
|
650 |
|
Nghiên cứu tạo đa dạng các sản phẩm có giá trị dược liệu từ nấm đông trùng hạ thảo và tảo spirulina platensis |
|
|
|
700 |
|
Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất một số giống nấm dược liệu (nấm đầu khỉ, nấm tâm trúc,…) có giá trị kinh tế cao |
|
|
|
600 |
|
Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm thuốc trừ sâu, bệnh bằng công nghệ nano từ thực vật (cây trâm ổi, cóc rừng, cỏ hôi,…) phục vụ cho phát triển nông nghiệp bền vững |
|
|
|
500 |
|
Ứng dụng vi khuẩn Agrobacterium sp tăng khả năng tạo rễ tóc cây dược liệu như đinh lăng, ba kích, ... |
|
|
|
500 |
BIII |
Chi sự nghiệp hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
|
2.745 |
|
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
|
|
|
2.745 |
I |
Thực hiện Chương trình, đề án Quốc gia |
|
|
|
400 |
|
Kinh phí thực hiện "Kế hoạch Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh An Giang giai đoạn 2016- 2020" theo QĐ số 794/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 |
|
|
|
400 |
II |
Hoạt động quản lý, tiêu chuẩn chất lượng |
|
|
|
1.745 |
|
Hỗ trợ tư vấn Hệ thống quản lý chất lượng tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn |
25 xã |
|
|
660 |
|
Kiểm tra việc xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo QĐ số 19/2014/TTg |
40 đơn vị |
|
|
60 |
|
Khảo sát, thẩm định trình lãnh đạo Sở cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận An Giang |
|
|
|
50 |
|
Khảo sát chất lượng mặt hàng phân bón lưu thông trên thị trường |
10 mẫu |
|
|
40 |
|
Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng xăng dầu |
01 cuộc |
|
|
40 |
|
Kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đối với mặt hàng mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện - điện tử |
01 cuộc |
|
|
30 |
|
Hỗ trợ tư vấn chuyển đổi và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 |
42 đơn vị |
|
|
840 |
|
Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2020 ( Hoạt động của Hội đồng sơ tuyển GTCLQG tỉnh ) |
5 |
5 |
|
25 |
III |
Hoạt động quản lý đo lường |
|
|
|
155 |
|
Dán tem niêm phong bộ đếm tổng cột đo xăng dầu theo KH số 656/KH-UBND của UBND tỉnh |
|
|
|
40 |
|
Khảo sát việc áp dụng các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với áp kế lò xo, áp kế điện tử |
01 cuộc |
|
|
10 |
|
Kiểm tra về đo lường đối với phương tiện đo là cân cấp 4 |
01 cuộc |
|
|
15 |
|
Kiểm tra về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 là tiêu cự kính mắt |
01 cuộc |
|
|
20 |
|
Kiểm tra hàng đóng gói sẵn lưu thông trên thị trường |
01 cuộc |
|
|
20 |
|
Kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ |
01 cuộc |
|
|
30 |
|
Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL trong các đợt kiểm định cân cấp 4, tuyên truyền cho các tiểu thương trên địa bàn tỉnh biết các quy định của pháp luật về việc phải kiểm định phương tiện đo nhóm 2 |
|
|
|
20 |
IV |
Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về TCĐLCL và hàng rào kỹ thuật trong thương mại |
|
|
|
50 |
|
Chi Ban biên tập |
|
|
|
15 |
|
Chi nhuận bút |
|
|
|
35 |
V |
Hoạt động của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành |
|
|
|
70 |
|
Thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu |
|
|
|
30 |
|
Thanh tra về chất lượng thép cốt bê tông lưu thông trên thị trường. |
|
|
|
40 |
VI |
Hoạt động khác |
|
|
|
325 |
|
Công tác tuyên truyền pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng |
|
|
|
40 |
|
Tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ |
|
|
|
80 |
|
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh |
|
|
|
10 |
|
Phối hợp các Đoàn thanh tra, kiểm tra |
|
|
|
40 |
|
Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ. |
|
|
|
25 |
|
Sửa chữa, đầu tư mua sắm trang thiết bị |
|
|
|
50 |
|
Công tác kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị phục vụ công tác quản lý |
|
|
|
50 |
|
Gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với thiết bị thử nghiệm chất lượng đồ chơi trẻ em |
|
|
|
30 |
C |
PHẦN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ( ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016- 2020) |
|
|
|
18.000 |
01 |
Dự án: "Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 - Tổng kinh phí 91,975 tỷ đồng |
91,975 |
|
|
18.000 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
68.012 |
TỔNG HỢP
|
PHẦN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC |
|
|
|
50.012 |
A |
NHIỆM VỤ NĂM 2018 CHUYỂN SANG NĂM 2019 |
|
|
|
14.056 |
|
Đề tài, dự án cấp tỉnh |
|
|
|
10.586 |
|
Đề tài, dự án cấp cơ sở |
|
|
|
510 |
|
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016) |
|
|
|
2.960 |
B |
NHIỆM VỤ NĂM 2020 |
|
|
|
35.956 |
B.I |
Nhiệm vụ năm 2020 (Khối Văn phòng) |
|
|
|
24.711 |
I |
Đề tài, dự án cấp tỉnh |
|
|
|
5.000 |
II |
Chương trình nghiên cứu trọng điểm theo QĐ số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/2/2013 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế". |
|
|
|
807 |
III |
Đề tài, dự án cấp cơ sở |
|
|
|
900 |
IV |
Chương trình hỗ trợ Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang (theo QĐ số 567/QĐ-UBND ngày 10/03/2016): 15 mô hình, dự án. |
|
|
|
5.250 |
V |
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ |
|
|
|
402 |
VI |
Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến 2020 |
|
|
|
400 |
VII |
Đối ứng Đề tài cấp quốc gia năm 2020 |
|
|
|
300 |
VIII |
Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 và Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2025: |
|
|
|
3.120 |
IX |
Hoạt động Quản lý KH&CN |
|
|
|
8.532 |
B.II |
Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng |
|
|
|
8.500 |
I |
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN |
|
|
|
3.000 |
II |
Trung tâm Công nghệ sinh học |
|
|
|
5.500 |
B.III |
Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc |
|
|
|
2.745 |
|
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lương chất lượng |
|
|
|
2.745 |
C |
PHẦN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN |
|
|
|
18.000 |
|
Dự án: "Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 - Tổng kinh phí 91,967 tỷ đồng |
91,967 |
|
|
18.000 |
|
TỔNG CỘNG |
68.012 |
(Bằng chữ: Sáu mươi tám tỷ, không trăm, mười hai triệu đồng)
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2020
TT |
Tên dự án/công trình |
Quyết định phê duyệt |
Kinh phí đầu tư (Triệu đồng) |
Ghi chú |
||
Tổng mức |
Được bố trí trong năm 2018 |
Dự kiến kinh phí năm 2019 |
|
|||
|
Cấp tỉnh |
|
91.967 |
23.500 |
18.000 |
|
1 |
Dự án Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 |
QĐ số 2124/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 |
91.967 |
23.500 |
18.000 |
|
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN NĂM 2019
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Danh mục |
Kế hoạch Trung ương giao 2019 |
Kế hoạch UBND tỉnh giao năm 2019 |
Kinh phí được sử dụng năm 2019 |
Tình hình thực hiện (ước thực hiện năm 2019) |
Ghi chú |
I |
Vốn đầu tư phát triển KH&CN |
|
30.463 |
30.463 |
30.463 |
|
II |
Vốn sự nghiệp KHCN |
33.302 |
33.302 |
49.950 |
49.000 |
Chuyển nguồn năm 2018 sang 2019 16.648 triệu đồng) |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
1 |
Chi nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ |
|
16.468 |
32.196 |
32.136 |
|
2 |
Chi cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước (TĐC, SHTT, thông tin, công nghệ, ATBX, …) |
|
8.808 |
9.808 |
9.308 |
|
3 |
Chi cho các đơn vị sự nghiệp Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. |
|
6.856 |
6.856 |
6.556 |
|
4 |
Chi khác (hỗ trợ Liên hiệp các hội KHKT tỉnh An Giang, Hội Sử học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Điều hành NN CNC) |
|
1.090 |
1.090 |
1.000 |
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2018 – 2019
TT |
Tên nhiệm vụ KH&CN |
Chủ nhiệm và Đơn vị chủ trì |
Năm thực hiện |
Ghi chú |
Lĩnh vực |
|||
|
KHNN (23 đề tài) |
|
|
|||||
1 |
Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp ngắn ngày, chất lượng tốt cho huyện Phú Tân, tỉnh An Giang |
CNĐT: PGS.TS. Võ Công Thành CQCT: Trường ĐH Cần Thơ |
2013 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
2 |
Phục tráng và xây dựng quy trình canh tác theo hướng hữu cơ giống lúa đặc sản Nàng Nhen thơm vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang |
CNĐT: PGS.TS. Lê Việt Dũng CQCT: Trường ĐH Cần Thơ |
2014 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
3 |
Nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn đàn cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan) bố mẹ có chất lượng cao |
CNĐT: TS. Bùi Minh Tâm CQCT: Trường ĐH Cần Thơ |
2015 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
4 |
Tuyển chọn các giống lúa mùa nổi chất lượng cao phù hợp điều kiện tỉnh An Giang |
CN: TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân CQCT: Trường Đại học An Giang |
2015 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
5 |
Khảo nghiệm, chọn tạo các giống hoa và cây kiểng tiềm năng phục vụ phát triển du lịch vùng Bảy Núi, An Giang |
CN: ThS. Nguyễn Hoài Vững CQCT: Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang |
2015 |
Đã nghiệm thu |
NN |
|||
6 |
Nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống và hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng nhằm tăng hiệu quả kinh tế của đàn bò thịt tại tỉnh An Giang |
CN: GS.TS. Nguyễn Văn Thu CQCT: Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang |
2015 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
7 |
Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng các giống bản địa và phát triển các giống cây ăn quả tiềm năng phục vụ phát triển ngành cây ăn quả cho tỉnh An Giang |
CN: ThS. Nguyễn Nhật Trường CQCT: Viện cây ăn quả miền Nam |
2015 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
8 |
Sản xuất xoài Ba Màu đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chế biến và chuỗi tiêu thụ sản phẩm |
CN: PGS.TS. Trần Văn Hâu CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2016 |
Đã nghiệm thu |
NN |
|||
9 |
Nghiên cứu cải tạo một số vườn tạp trên địa bàn tỉnh An Giang phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng kết hợp phát triển du lịch |
CN: ThS. Nguyễn Văn Sơn CQCT: Viện Cây ăn quả Miền Nam |
2016 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
10 |
Nghiên cứu sưu tập, bảo tồn đa dạng thực vật phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng |
CN: TS. Hà Thị Loan CQCT: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM |
2016 |
Đã nghiệm thu |
NN |
|||
11 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xây dựng mô hình cây ăn trái đặc sản huyện Tịnh Biên phục vụ phát triển du lịch |
CN: ThS. Võ Hồng Tú CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2016 |
Đã nghiệm thu |
NN |
|||
12 |
Nghiên cứu và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Lê Văn Hòa CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2016 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
13 |
Bảo tồn nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên kết hợp phục vụ phát triển du lịch |
CN: KS. Nguyễn Thị Ngọc Trinh CQCT: Trung tâm Giống thủy sản An Giang |
2016 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
14 |
Nghiên cứu xây dựng và phát triển các loại cây ăn quả vùng Bảy Núi phục vụ du lịch, tỉnh An Giang |
CN: ThS, Trần Sỹ Hiếu CQCT: Trường đại học Cần Thơ |
2016 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
15 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Dương Nhựt Long CQCT: Đại học Cần Thơ |
2016 |
Đã nghiệm thu |
NN |
|||
16 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H |
CN: TS. Nguyễn Công Thành CQCT: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS) |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
17 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình lúa - cá sạch tại tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Nguyễn Duy Cần CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
18 |
Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tỉnh An Giang |
CN: TS. Phạm Thị Minh Tâm CQCT: Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
19 |
Nghiên cứu phát triển mô hình nông nghiệp đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang |
CN: TS. Cao Quốc Nam CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
20 |
Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ phát triển huyện nông thôn mới (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) |
CN: TS. Võ Văn Dứt CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2017 |
Đã nghiệm thu |
NN |
|||
21 |
Nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị lúa Jasmine đạt chuẩn GlobalGAP |
CN: PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
22 |
Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP |
CN: TS. Lý Thị Thanh Loan CQCT: Trung Tâm Nghiên cứu và TV Thủy sản Thanh Loan |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
23 |
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng (Monopterus albus) tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP |
CN: ThS. Nguyễn Hoàng Huy CQCT: Trung Tâm Giống Thủy sản An Giang |
2017 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
|
Khoa học kỹ thuật và công nghệ (10 đề tài) |
|
|
|
||||
24 |
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ tạo nguồn nước và xây dựng mô hình khai thác sử dụng tổng hợp để phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nước sinh hoạt cho 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên |
CNĐT: ThS. Nguyễn Đình Vượng CQCT: Trung tâm Nghiên cứu thủy nông và cấp nước (Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) |
2015 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
25 |
Nghiên cứu quản lý nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy tại rừng tràm Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang |
CN: KS. Trần Phú Hòa CQCT: Chi cục Kiểm lâm An Giang |
2015 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
26 |
Nghiên cứu giải pháp tăng cường đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ các vùng trồng màu chuyên canh trên địa bàn huyện An Phú |
CN: TS. Bùi Việt Hưng CQCT: Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) |
2015 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
27 |
Nghiên cứu thử nghiệm trục liên thông kết nối một số phần mềm tỉnh An Giang |
CN: TS. Ngô Bá Hùng CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2016 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
28 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu |
CN: KS. Lưu Văn Ninh CQCT: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang |
2016 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
29 |
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh An Giang |
CN: TS. Trần Thái Bình CQCT: Viện Địa lý tài nguyên TP.Hồ Chí Minh |
2016 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
30 |
Nghiên cứu xây dựng bản đồ GIS trực tuyến phục vụ du lịch tỉnh An Giang |
CN: TS. Đoàn Thanh Nghị CQCT: Trường Đại học An Giang |
2016 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
31 |
Nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang |
CN: TS. Nguyễn Văn Hòa CQCT: Trường Đại học An Giang |
2016 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
32 |
Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro về lũ, hạn, mặn trong sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang |
CN: TS. Bùi Chí Nam CQCT: Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu |
2017 |
Đã nghiệm thu |
CN |
|||
33 |
Áp dụng mô hình TELEMAC 3D để mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích tại khu vực ngã ba sông Hậu và sông Vảm Nao (khu vực sạt lỡ xã Mỹ Hội Đông) |
CN: TS. Nguyễn Trần Nhẫn Tánh CQCT: Trường Đại học An Giang |
2017 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
|
Khoa học xã hội (09 đề tài) |
|
|
|||||
34 |
Nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên phổ thông và dạy nghề ở An Giang đến năm 2030 |
CN: ThS. Trần Thị Kim Liên CQCT: Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân Văn- Trường Đại học An Giang |
2015 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
35 |
Xây dựng mô hình phát triển du lịch văn hóa sinh thái lòng hồ Tân Trung – Vàm Nao, Phú Tân, An Giang |
CN: PGS.TS. Bùi Loan Thùy CQCT: Đại học Tôn Đức Thắng |
2015 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
36 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tịnh Biên |
CN: TS. Nguyễn Hữu Đặng CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2015 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
37 |
Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phục vụ quy hoạch sản xuất và phát triển kinh tế xã hội thị xã Tân Châu |
CN: ThS. Trần Cẩm Linh CQCT: Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam |
2015 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
38 |
Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang) |
CN: TS. Phú Văn Hẳn CQCT: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ |
2015 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
39 |
Nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Võ Văn Sen CQCT: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM |
2016 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
40 |
Nghiên cứu xây dựng các mô hình du lịch trọng điểm dựa vào cộng đồng tỉnh An Giang |
CN: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH CQCT: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
2016 |
Đã nghiệm thu |
KHXH |
|||
41 |
Đánh giá tiềm năng phát triển khởi nghiệp và thu hút đầu tư vào khởi nghiệp tỉnh An Giang |
CN: TS. Trần Thị Út CQCT: Trường Đại học Hoa Sen |
2017 |
Đang thực hiện |
KHXH |
|||
42 |
Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở ở trường chính trị Tôn Đức Thắng thực trạng và giải pháp |
CN: ThS. Võ Minh Hoàng CQCT: Trường Chính trị Tôn Đức Thắng |
2017 |
Đang thực hiện |
KHXH |
|||
|
Khoa học nhân văn (02 đề tài) |
|
|
|||||
43 |
Đánh giá thực trạng và đề xuất mục tiêu, giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Óc Eo - Ba Thê trở thành trọng điểm du lịch |
CN: ThS. Nguyễn Thuận Thảo CQCT: Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang |
2015 |
Đã nghiệm thu |
KHNV |
|||
44 |
Nghiên cứu, sưu tầm di sản Hán Nôm An Giang phục vụ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch |
CN: PGS.TS. Nguyễn Kim Châu CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2017 |
Đã nghiệm thu |
KHNV |
|||
|
Khoa học giáo dục và y dược (12 đề tài) |
|
|
|||||
45 |
Điều tra hiện trạng, lập danh lục cây dược liệu có chỉ dẫn địa lý trên vùng đồi núi tỉnh An Giang |
CN: Trương Quang Lực CQCT: Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM |
2015 |
Đã nghiệm thu |
YD |
|||
46 |
Nghiên cứu, đánh giá thành phần hóa học và sinh học, kết hợp sản xuất thực phẩm chức năng từ cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Trần Công Luận CQCT: Trường Đại học Tây Đô |
2015 |
Đã nghiệm thu |
YD |
|||
47 |
Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ cao chùm ngây trồng tại vùng Bảy núi, An Giang dưới dạng viên nang |
CN: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương CQCT: Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. HCM |
2015 |
Đã nghiệm thu |
YD |
|||
48 |
Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và điều chế kẹo ngậm từ tinh dầu Chúc (Citrus hystrix) được trồng tại An Giang |
CN: PGS.TS. Phạm Thành Suôl CQCT: Trường đại học Y dược Cần Thơ |
2016 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
49 |
Nghiên cứu qui trình sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư từ cao chiết củ từ cây ngải trắng (hay còn gọi là nghệ trắng) (Curcuma aromatica) phân bố tại tỉnh An Giang |
CN: TS. Huỳnh Thanh Tuấn CQCT: Đại học Y Dược TpHCM |
2016 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
50 |
Nghiên cứu phát triển chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị từ cây Ngải đen (Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker), tỉnh An Giang |
CN: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Đan CQCT: Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
51 |
Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang hỗ trợ điều trị bệnh cao mỡ máu |
CN: ThS. Dương Thị Mộng Ngọc CQCT: Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
52 |
Nghiên cứu qui trình chiết xuất nguyên liệu có tác dụng chống viêm khớp, giảm đau và thành phần các hoạt chất từ Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) ở Tịnh Biên, An Giang |
CN: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
53 |
Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng hạ đường huyết và bào chế viên nang hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ dược liệu lá cây sầu đâu ăn lá (Azadirachta indica Jus.F.) tại An Giang |
CN: PGS.TS. Dương Xuân Chữ CQCT: Khoa Dược – Đại học Y Dược Cần Thơ |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
54 |
Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch tại Núi Cấm, tỉnh An Giang |
CN: TS. Dương Hoa Xô CQCT: Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
55 |
Nghiên cứu qui trình chiết xuất nguyên liệu có tác dụng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư tụy và thành phần các hoạt chất từ củ Ngải Bún (Boesenbergia pandurata) ở Tịnh Biên, An Giang |
CN: PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
56 |
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất, chế biến và tạo sản phẩm đặc sản từ cây huyền (Tacca leontopetaloides (Linnaeus) Kuntze) tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Lê Thị Kim Phụng CQCT: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM |
2017 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
|
Năm 2018 |
|
||||||
|
Khoa học nông nghiệp (05 đề tài) |
|
|
|||||
57 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang |
CN: KS. Vũ Khắc Tùng CQCT: Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên |
2018 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
58 |
Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang |
CN: ThS. Lê Văn Lễnh CQCT: Trường Đại học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
59 |
Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm |
CN: TS. Phan Phương Loan CQCT: Trường Đại học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
60 |
Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang |
CN: TS. Võ Thái Dân CQCT: Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM |
2018 |
Chuẩn bị triển khai |
NN |
|||
61 |
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá sửu (Boesemania) trên địa bàn tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa CQCT: Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM |
2018 |
Chuẩn bị triển khai |
NN |
|||
|
Khoa học kỹ thuật và công nghệ (06 đề tài) |
|
|
|||||
62 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu |
CN: PGS.TS. Lê Thanh Hải CQCT: Viện Môi trường và Tài nguyên |
2018 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
63 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nhiệm vụ và tiềm lực khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang |
CN: ThS. Huỳnh Lý Thanh Nhàn CQCT: Trường Đại học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
64 |
Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang |
CN: ThS. Trần Xuân Hiển CQCT: Trường Đại học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
65 |
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu y tế cộng đồng tỉnh An Giang |
CN: TS. Trương Quốc Định CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2018 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
66 |
Cơ sở dữ liệu phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại |
CN: ThS. Trần Trung Chánh CQCT: Trung tâm Dịch vụ Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
67 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình đất ngập nước nhân tạo thay thế mô hình 3 vụ lúa trong vùng đê bao khép kín, tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Nguyễn Hữu Chiếm CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2018 |
Đang thực hiện |
CN |
|||
|
Khoa học xã hội (04 đề tài) |
|
|
|||||
68 |
Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang |
CN: TS. Lưu Hồng Minh CQCT: Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học An Giang) |
2018 |
Đang thực hiện |
KHXH |
|||
69 |
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành kinh tế nông nghiệp và du lịch |
CN: PGS.TS. Võ Lâm CQCT: Trường Đại học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
KHXH |
|||
70 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch thị xã Tân Châu giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 |
CN: PGS.TS. Bùi Loan Thùy CQCT: Trường Đại học Tôn Đức Thắng |
2018 |
Chuẩn bị triển khai |
KHXH |
|||
71 |
Xác định phương pháp đánh giá sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế tỉnh An Giang |
CN: ThS. Nguyễn Vương CQCT: Trường Đại học Kiên Giang |
2018 |
Chuẩn bị triển khai |
KHXH |
|||
|
Khoa học nhân văn (01 đề tài) |
|
|
|||||
72 |
Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang |
CN: PGS.TS. Võ Văn Thắng CQCT: Trường Đại học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
KHNV |
|||
|
Khoa học giáo dục và y dược (05 đề tài) |
|
|
|||||
73 |
Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có hướng đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư, điều trị đái tháo đường tại An Giang |
CN: PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang CQCT: Trường Đại học Cần Thơ |
2018 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
74 |
Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt nốt tại An Giang (Borassus flabellifer L.) |
CN: ThS. Trần Thị Quế CQCT: Trung tâm Công nghệ Sinh học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
75 |
Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang |
CN: ThS. Nguyễn Công Kha CQCT: Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
76 |
Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện Chung |
CN: ThS. Nguyễn Văn Đàn CQCT: Trường Đại học Y dược TP.HCM |
2018 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
77 |
Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang |
CN: ThS. Nguyễn Ngọc Huỳnh Trân CQCT: Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang |
2018 |
Đang thực hiện |
YD |
|||
Năm 2019 |
||||||||
|
Chọn lọc một số giống lúa mùa ruộng trên có chất lượng tốt tại huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang |
CN: PGs Ts. Nguyễn Thị Lang CQCT: Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long |
2019 |
Đang thực hiện |
NN |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TT |
Tên tổ chức nghiên cứu phát triển |
Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động |
Nhân lực hiện có đến 30/6/2019 |
Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2017 (tr.đ) |
Ghi chú (công lập/ngoài công lập) |
|||||||||||||
Tổng số |
Trong đó hưởng lương SNKH |
|||||||||||||||||
Tổng số |
Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp |
Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính |
Nghiên cứu viên/Kỹ sư |
Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên |
||||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
||||||||
I |
Các đơn vị do cấp Bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
1 |
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh An Giang |
Số 01/2010 ĐK lần đầu, ngày 15/6/2010 |
14 |
14 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
2 |
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn (thuộc trường ĐH An Giang) |
Số 07/2010 ĐK lần đầu, ngày, 16/7/2010 |
16 |
16 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
3 |
Trung tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật tài nguyên môi trường tỉnh An Giang |
Số 08/2010; ĐK lần đầu, ngày 20/7/2010 |
99 |
99 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
4 |
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông thôn(thuộc trường ĐH AG) |
Số 04/2010 ĐK lần đầu, ngày 30/6/2010 |
14 |
14 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
5 |
Trung tâm Giống thuỷ sản An Giang |
Số 02/2010; ĐK lần thứ 2, ngày 30/6/2010; ĐK lần đầu ngày 27/12/2005, số ĐK: 04-06 |
24 |
24 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
6 |
Trung tâm Khuyến nông An Giang |
Số 05/2010; ĐK lần đầu, ngày 8/7/2010 |
22 |
22 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
7 |
Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp An Giang |
Số 06/2010; ĐK lần đầu, ngày 14/7/2010 |
42 |
42 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
8 |
Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn |
Số 10/2010; ĐK lần đầu, ngày 28/7/2010 |
42 |
42 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
9 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành |
Số 02/2014; Đăng ký lần đầu, ngày 7/4/2014 |
8 |
8 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
10 |
Bệnh viện Mắt – tai mũi họng – răng hàm mặt- tỉnh An Giang |
Số 03/2014; Cấp lại lần 2, ngày 21 tháng 4 năm 2014 |
11 |
11 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
11 |
Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn |
Số 04/2014 Cấp mới ngày 11/6/2014 |
8 |
8 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
12 |
Chi cục Thủy sản An Giang |
Số 05/2014 Cấp mới ngày 24/6/2014 |
13 |
13 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
13 |
Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới |
Số 06/2014 Cấp mới ngày 14/7/2014 |
10 |
10 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
14 |
Trạm Bảo vệ Thực vật thị xã Tân Châu |
Số 07/2014 Cấp ngày 25/8/2014 |
6 |
6 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
15 |
Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân |
Số 08/2014 Cấp ngày 10/9/2014 |
6 |
6 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
16 |
Trường Trung học Y tế tỉnh An Giang |
Số 09/2014 Cấp ngày 10/9/2014 |
5 |
5 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
17 |
Trung tâm Y tế Thành phố Long Xuyên |
Số 10/2014 Cấp ngày 14/10/2014 |
9 |
9 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
18 |
Bệnh viện Tim mạch tỉnh An Giang |
Số 11/2014 Cấp ngày 29/11/2014 |
13 |
13 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
19 |
Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang |
Số 12/2014 ngày 27 tháng 11 năm 2014 |
761 |
760 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
20 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú |
Số 01/2015 Cấp ngày 12/02/2015 |
6 |
6 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
21 |
Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn |
Số 02/2015 Cấp ngày 26/3/2015 |
8 |
8 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
22 |
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công tỉnh An Giang |
Số 04/2015; ĐK cấp lại lần thứ 7, cấp ngày 12/6/2015; ĐK cấp lại lần thứ 6, cấp ngày 14/6/2013 số 01/2013 |
24 |
20 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
23 |
Trung tâm Y tế huyện Phú Tân |
Số 05/2015 Cấp ngày 25/6/2015 |
9 |
9 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
24 |
Bảo tàng tỉnh An Giang |
Số 07/2015 cấp lần thứ 2 ngày 22/9/2015 |
15 |
15 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
25 |
Trung tâm Y tế thị xã Tân Châu |
Số 08/2015, cấp lần đầu tiên ngày 28/9/2015 |
38 |
38 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
26 |
Trung tâm Tin học tỉnh An Giang |
Số 01/2016, Cấp ngày 01/02/2016 |
10 |
10 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
27 |
Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang |
Số 02/2016, Cấp ngày 03/02/2016 |
13 |
13 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
28 |
Trung tâm Dịch vụ công nghệ thông tin và Truyền thông |
Số 03/2016, Cấp ngày 31/3/2016 |
13 |
13 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
29 |
Trung tâm Y tế huyện Tịnh Biên |
Số 04/2016, Cấp ngày 27/4/2016 |
33 |
33 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
30 |
Trạm Khuyến nông huyện An Phú, tỉnh An Giang |
Số 05/2016, Cấp ngày 12/5/2016 |
7 |
7 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
31 |
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang |
Số 07/2016, Cấp lần thứ hai ngày 13/5/2016, Cấp lần thứ nhất ngày 23/4/2007 |
29 |
29 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
32 |
Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên |
Số 09/2016, cấp lần đầu ngày 25/7/2016 |
7 |
7 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
33 |
Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản An Giang |
Số 10/2016, cấp lần đầu ngày 04/8/2016 |
38 |
38 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
34 |
Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu |
Số11/2016, cấp lần đầu ngày 25/8/2016 |
17 |
17 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
35 |
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành |
Số 12/2016, cấp lần đầu09/12/2016 |
8 |
8 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
36 |
Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang |
Số 13/2016, Cấp lần thứ ba ngày 21/12/2106 lần thứ hai ngày 10/5/2016 Cấp lần thứ nhất ngày 01/01/2014 |
33 |
26 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
37 |
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thành phố Long Xuyên |
Số 14/2016 cấp lần hai , Số 06/2015 Cấp lần đầu ngày 29/6/2015 |
10 |
10 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
38 |
Trung tâm Y tế huyện Châu Thành |
Số 15/2016, cấp lần đầu ngày 26/12/2016 |
9 |
9 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
39 |
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Châu Đốc |
Số 16/2016, cấp ngày 21/12/2016 |
12 |
12 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
40 |
Công ty TNHH MTV Ngọc Thành Nhân |
Số 01/2017, cấp ngày 20/2/2017 |
8 |
8 |
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
||||||||
41 |
Công ty TNHH Tân Kỷ |
Số 02/2017, cấp ngày 29/3/2017 |
9 |
9 |
|
|
|
|
|
Ngoài công lập |
||||||||
42 |
Ban Quản lý khu di tích Óc Eo |
Số 02/2016 cấp ngày 3/02/2016 |
7 |
7 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
43 |
Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
Số 04/2014 cấp ngày 11/6/2014 |
23 |
23 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
44 |
Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang |
Số 10/2010 cấp ngày 30/7/2010 |
174 |
174 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
45 |
Trung tâm Y tế huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang |
Số 04/2016 cấp ngày 27/4/2016 |
6 |
6 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
46 |
Trạm Khuyến nông huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang |
Số 09/2016 cấp ngày 25/7/2016 |
7 |
7 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
47 |
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang |
Số 02/2015 cấp ngày 26/3/2015 |
23 |
23 |
|
|
|
|
|
Công lập |
||||||||
|
Tổng số: |
|
1.721 |
1.721 |
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SỐ LIỆU VỀ NGUỒN NHÂN SỰ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐVT: Người
TT |
Tên đơn vị |
Số cán bộ |
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ |
Ghi chú |
|||||
Tổng số |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Đại học |
Khác |
Đào tạo (sau đại học) |
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ |
|||
01 |
Văn phòng Sở |
25 |
0 |
14 |
09 |
02 |
02 |
60 |
02 học thạc sĩ tại trường ĐH Cần Thơ; 01 học TCCT; |
02 |
Chi cục TCĐLCL |
21 |
0 |
01 |
16 |
04 |
01 |
01 học thạc sĩ tại ĐH Cần Thơ |
|
03 |
Trung tâm ƯDTBKHCN |
29 |
- |
08 |
17 |
04 |
03 |
01 đào tạo tại Úc, 01 đào tạo tại ĐH An Giang. |
|
04 |
Trung tâm CNSH |
20 |
0 |
20 |
0 |
0 |
02 |
01 đào tạo tại Úc; 02 đào tạo tại trường ĐH Cần Thơ. |
|
Tổng |
115 |
0 |
54 |
51 |
10 |
06 |
60 |
7 |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
STT |
Tên sản phẩm/công trình/công nghệ |
Xuất xứ ( ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ …) |
Hiệu quả kinh tế-xã hội (Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế xã hội, môi trường…) |
Ghi chú |
01 |
Nghiên cứu đánh giá tác dụng và hiện đại hóa bài thuốc của lương y Trần Quang Trung từ nguồn dược liệu tỉnh An Giang |
Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang |
Giai đoạn 1: Xây dựng quy trình sản xuất sản : phẩm dạng viên nang và trà túi lọc. Nghiên cứu tính an toàn, hiệu lực của sản phẩm trên thực nghiệm tiền lâm sàng (trên các mô hình thử tác dụng dược lý). Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm các chế phẩm. Khảo sát độ ổn định của các chế phẩm (dạng trà, dạng viên nang). Giai đoạn 2: Xây dựng công thức và quy trình bào chế các sản phẩm : cao, trà và viên nang từ bài thuốc có tính an toàn có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu, bảo vệ gan thực nghiệm có thể ứng dụng trong ; Xây dựng vùng nguyên liệu các đối tượng dược liệu chính có trong bài thuốc; Đào tạo, nâng cao năng lực (nông dân , CBKT, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, …) về quy trình trồng, khai thác, bảo quản và sơ chế nguyên liệu và quy trình chế biến bảo quản; Xây dựng nhãn hiệu và hướng đến phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm. |
|
02 |
Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành phố Long Xuyên, An Giang (Giai đoạn 1) |
Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang |
Nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị chứng viêm xoan của cao chiết từ bài thuốc của bà Hồ Kim Phượng; Xây dựng công thức và quy trình chiết xuất cao từ bài thuốc dân gian của bà Hồ Kim Phượng Xây dựng và khảo sát chất lượng nguồn nguyên liệu, Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu để lập hồ sơ kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn cơ sở. Nghiên cứu quy trình chiết xuất cao/dịch trích tối ưu từ 02 dung môi: cồn và nước. Nghiên cứu độc tính cấp và hiệu quả dược lý của 02 dạng cao. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bán thành phẩm (cao chiết có tính an toàn và có tác dụng dược lý tốt nhất). |
|
03 |
Mô hình trồng cây dưa leo bằng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp nuôi ong thụ phấn trong nhà lưới tại xã Bình Thạnh, Châu Thành, tỉnh An Giang |
Trạm Trồng trọt và BVTV Châu Thành |
- Các dịch hại như rầy phấn trắng, bọ trĩ, sâu xanh da láng và bệnh khảm bên trong nhà lưới đều thấp hơn so với bên ngoài, với kết quả này giúp người sản xuất hạn chế sử dụng thuốc hóa học. - Nghiệm thức có nuôi ong thụ phấn năng suất đạt 3.984kg, cao hơn 2,23 lần so với thí nghiệm dưa leo trồng trong nhà lưới không có ong thụ phấn (nghiệm thức dưa leo trồng trong nhà lưới không có ong thụ phấn đạt 1.786 kg), cao hơn 1,89 lần so với nghiệm thức trồng trong điều kiện bình thường (đạt 2.106kg). |
|
04 |
Chế biến nước nhãn lồng-tim sen |
Đại học An Giang |
Tạo ra sản phẩm nước giải khát tiện ích, có lợi cho sức khỏe và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nước giải khát trên thị trường được chế biến từ nguồn thảo dược tự nhiên |
|
06 |
Dự án Xây dựng mô hình sản xuất xoài ba màu có quy mô 500 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm do TS. Võ Hữu Thoại |
Viện cây ăn quả miền Nam |
- Tập huấn cho khoảng 730 nông hộ trồng xoài (35- 40 hộ/lớp) sẽ được tổ chức thành 20 lớp tập huấn, mỗi lớp 04 ngày. Tổ chức 02 lớp tập huấn kiểm tra nội bộ: 01 lớp cho 50 hộ nông dân chủ chốt được tổ chức trong 02 ngày và 01 lớp tập huấn cho 20 cán bộ kỹ thuật khuyến nông trong 05 ngày. - Mô hình sản xuất xoài Ba màu đạt chứng nhận VietGAP, diện tích 500 ha. - Nâng cao chất lượng sản phẩm (trái xoài đạt chuẩn VietGAP), trình độ quản lý nhóm (khoảng 50 người, sau khi đã được tập huấn kiểm tra nội bộ) và hiệu quả sản xuất cho nhà vườn (khoảng 730 người). - Xây dựng chuỗi liên kết trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa các Tổ hợp tác/Hợp tác xã trồng xoài với các cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh trái cây (Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Bến Tre và Công ty TNHH ORGA Việt Nam - TP HCM). - Mở rộng diện tích Hợp tác xã xoài VietGAP huyện Chợ Mới, An Giang (thêm 500 ha). Chia làm 05 Tổ hợp tác để thuận tiện cho việc theo dõi, mỗi Tổ hợp tác là 140 - 150 hộ sản xuất xoài ba màu. |
|
07 |
Dự án Sản xuất thử nghiệm dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới tự động. |
|
- Xây dựng 01 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới và bón phân nhỏ giọt với tổng diện tích mô hình là 3.492 m2 (gồm 6 đơn vị nhà màng, mỗi đơn vị có diện tích 582 m2). - Quy trình sản xuất dưa lưới đạt chứng nhận VietGAP.Năng suất dưa lưới đạt tối 3 tấn/1.000 m2/vụ.Hiện chủ nhiệm đã mở rộng quy mô sản xuất lên 20.000m2 |
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
TT |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Kết quả đạt được (số lượng) |
|
Năm 2018 |
6 tháng đầu năm 2019 |
|||
I |
Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai |
|
|
|
1 |
Lĩnh vực tự nhiên |
N.vụ |
0 |
0 |
2 |
Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ |
N.vụ |
12 |
14 |
3 |
Lĩnh vực nông nghiệp |
N.vụ |
26 |
27 |
4 |
Lĩnh vực y dược |
N.vụ |
14 |
15 |
5 |
Lĩnh vực xã hội và nhân văn |
N.vụ |
8 |
8 |
6 |
Lĩnh vực nhân văn |
N.vụ |
0 |
0 |
II |
Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
26 |
9 |
1 |
Thẩm định dự án đầu tư |
DA |
0 |
0 |
2 |
Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ |
HĐ |
0 |
0 |
3 |
Giám định công nghệ |
CN |
30 |
15 |
III |
Công tác an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 |
Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở |
Cơ sở |
|
|
2 |
Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ |
Giấy phép |
22 |
5 |
3 |
Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ |
Cơ sở |
13 |
2 |
IV |
Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 |
Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ |
Hồ sơ |
74 |
18 |
2 |
Số đơn nộp đăng ký |
Đơn |
205 |
55 |
3 |
Số văn bằng được cấp |
Văn bằng |
125 |
25 |
4 |
Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp |
Vụ |
|
|
5 |
Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ |
DA |
|
|
6 |
Số sáng kiến, cải tiến được công nhận |
SK |
1.734 |
|
V |
Công tác thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
|
1 |
Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, ...) |
Tài liệu/biểu ghi/CSDL |
|
|
2 |
Ấn phẩm thông tin đã phát hành. |
AP, phút |
|
|
a |
Tạp chí/bản tin KH&CN |
Tạp chí/bản tin |
04 |
02 |
b |
Phóng sự trên đài truyền hình |
Buổi phát |
24 |
06 |
c |
Chuyên mục KH&CN” trên báo An Giang |
Kỳ |
24 |
06 |
d |
Chuyên mục “ Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” |
Buổi phát |
12 |
02 |
đ |
Số tin được đăng trên Website TBT AGI và Cổng thông tin điện tử KH&CN |
tin |
1.473 |
672 |
3 |
Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhật biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL, ...) |
CSDL/biểu ghi/trang tài liệu |
|
|
4 |
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
a |
Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành |
Nhiệm vụ |
145 |
90 |
b |
Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện |
Nhiệm vụ |
51 |
13 |
c |
Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng |
Nhiệm vụ |
66 |
13 |
5 |
Thống kê KH&CN |
|
|
|
a |
Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng |
Số cuộc/số phiếu |
01 |
0 |
b |
Báo cáo thống kê cơ sở |
Báo cáo |
46 |
0 |
c |
Báo cáo thống kê tổng hợp |
Báo cáo |
01 |
0 |
6 |
Kết quả khác (nếu nổi trội) |
|
|
|
VI |
Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 |
Số phương tiện đo được kiểm định |
Ph.tiện |
10.000 |
3.413 |
2 |
Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng |
Tiêu chuẩn |
0 |
0 |
3 |
Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng |
Quy chuẩn |
0 |
01 |
4 |
Số doanh nghiệp được cấp/gia hạn chứng chỉ áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 |
DN |
0 |
0 |
5 |
Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 |
Đơn vị |
39 UBND xã, phường, thị trấn |
0 |
6 |
Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
Cuộc |
04 |
01 |
7 |
Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả |
Mẫu |
17 |
|
VII |
Công tác thanh tra |
|
|
|
1 |
Số cuộc thanh tra |
Cuộc |
07 |
05 |
2 |
Số lượt đơn vị được thanh tra |
Đơn vị |
121 |
72 |
3 |
Số vụ vi phạm phát hiện xử lý |
Vụ |
07 |
05 |
4 |
Số tiền xử phạt (nếu có) |
Trđ |
140 |
30 |
VIII |
Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 |
Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt. |
Nhiệm vụ |
|
|
2 |
Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ |
DN |
2 |
3 |
3 |
Số doanh nghiệp có hoạt động SX, kinh doanh trong năm |
DN |
3 |
1 |
4 |
Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng |
Công nghệ |
1 |
1 |
5 |
Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện |
Hợp đồng |
|
|
6 |
Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ |
Tr.đ |
|
|
IX |
Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 |
Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ |
Người |
|
|
2 |
Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ |
Người |
|
|
3 |
Kéo dài thời gian công tác |
Người |
|
|
4 |
Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành |
Người |
|
|
5 |
Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng |
Người |
|
|
6 |
Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng |
Người |
|
|
X |
Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 |
Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN |
DN |
|
|
2 |
Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN (tập trung viện nghiên cứu, trường) |
Cơ sở |
|
|
3 |
Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN |
Đối tượng |
|
|
4 |
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN |
Đối tượng |
|
|
5 |
Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm |
Đơn vị |
|
|
XI |
Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 |
Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường |
Tr.đ |
|
|
2 |
Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ |
% |
|
|
|
|
|
|
|
XII |
Hỗ trợ “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” |
|
|
|
1 |
Số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành (DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới) |
Doanh nghiệp |
|
|
2 |
Số lượng dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ |
Dự án |
|
|
3 |
Số lượng DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ |
DN |
|
|
4 |
Số lượng doanh nghiệp tham gia Đề án gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị |
Doanh nghiệp/ tổng giá trị |
|
|
1 26 đề tài và 41 dự án;
2 trong đó 06 nhiệm vụ đang triển khai và nghiệm thu 19 nhiệm vụ;
3 (1) Hộ kinh doanh Võ Hồng Phương Thảo (TP Long Xuyên); (2) Công ty TNHH SX-XNK Hiệp Hưng (TP Châu Đốc); (3) Sở Công thương An Giang; (4) Hộ kinh doanh Nguyễn Hồng Thế Ngọc (TP Long Xuyên); (6) HTX Hà Bao (huyện An Phú); (6) Công ty May mặc Khang Anh; (7) HTX Tân Tuyến (huyện Tri Tôn); (8) Phòng kinh tế huyện Châu Phú; (9) Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn; (10) Nhãn hiệu Công ty P&T Vina; (11) Hộ kinh doanh sản xuất nấm linh chi (TP. Long Xuyên); (12) Hộ kinh doanh bột giặt tại TP. Long Xuyên; (13) Hộ kinh doanh Hoàng Mỹ (huyện Chợ Mới); (14) Cty TNHH MTV Trịnh Văn Phú (huyện Tri Tôn).