BỘ
NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1758/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NỘI VỤ GIAI ĐOẠN
2011-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg
ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực
Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng
hợp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ
giai đoạn 2011-2020 như sau:
1. Mục tiêu và
quan điểm phát triển
a) Mục tiêu
Mục tiêu phát triển nhân lực ngành
Nội vụ đến năm 2020 là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên
nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu hợp
lý, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị cao nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nội vụ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội chung của đất nước và đáp ứng những đòi hỏi mới của quá trình hội
nhập quốc tế.
b) Quan điểm
- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà
nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế thế giới.
- Phát triển nhân lực theo hướng vừa
tăng quy mô và phải nâng cao chất lượng (phát triển theo cả chiều rộng và chiều
sâu), tăng số lượng cán bộ, công chức, viên chức trẻ có năng lực, trình độ, đồng
thời chú trọng đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với cán bộ,
công chức, viên chức đương nhiệm.
- Quy hoạch phát triển nhân lực phải
đảm bảo tính kế thừa và từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức.
- Coi trọng việc bồi dưỡng, thu hút
và sử dụng nhân tài.
- Nâng cao trình độ nhân lực của
ngành Nội vụ dần ngang tầm với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và
trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của Việt Nam
trên trường quốc tế, hội nhập vững chắc, có hiệu quả, chú trọng đến yêu cầu hội
nhập và liên thông thị trường lao động Việt Nam với quốc tế.
- Xây dựng cơ cấu công chức hợp lý,
đảm bảo cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, cân đối về trình độ và các ngạch công
chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm.
- Phát triển nhân lực ngành Nội vụ
phải bảo đảm gắn liền với việc bố trí, sử dụng, phát huy đầy đủ năng lực, phẩm
chất của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phương hướng
phát triển nhân lực đến năm 2020
a) Tổng nhu cầu nhân lực chuyên môn
nghiệp vụ
Dự tính nhân lực của ngành Nội vụ
tăng thêm do yêu cầu phát triển ngành thời kỳ 2011 – 2015 mỗi năm tăng khoảng
6% và thời kỳ 2016 – 2020 mỗi năm tăng khoảng 3% - 4%. Tổng số nhân lực ngành Nội
vụ cần tuyển mới giai đoạn 2011 – 2015 mỗi năm khoảng trên 2.000 người, giai đoạn
2016 – 2020 mỗi năm khoảng 1.500 người.
b) Dự báo nhu cầu cán bộ lãnh đạo,
quản lý
Nhu cầu bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý giữ các chức vụ Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Sở Nội vụ và
tương đương giai đoạn 2011 – 2015 mỗi năm khoảng từ 20 - 25 người, cán bộ lãnh
đạo, quản lý giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Giám đốc Sở Nội
vụ và tương đương mỗi năm khoảng 60 người.
c) Dự báo nhu cầu nhân lực có trình
độ cao trong các lĩnh vực đột phá
- Nhân lực trong lĩnh vực tổ chức
nhà nước: khoảng 300 người.
- Nhân lực hoạch định chính sách và
luật quốc tế: khoảng 100 người.
- Nhân lực quản lý nhà nước về tôn
giáo: khoảng 30 người.
d) Dự báo nhu cầu về trình độ đào tạo
Đến năm 2020, số cán bộ, công chức,
viên chức của ngành Nội vụ có trình độ đào tạo từ cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ khoảng
35.700 người, chiếm 70% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ.
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức
ngành Nội vụ cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệm vụ giai đoạn
2011 – 2015 là 30%, giai đoạn 2016 – 2020 là 25% tổng số cán bộ, công chức,
viên chức (khoảng 11.000 người).
3. Những giải pháp
phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011-2020
a) Giải pháp phát triển nhân lực
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.
- Phát triển các cơ sở đào tạo, đội
ngũ cán bộ, giảng viên và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nhân lực.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực.
b) Các dự án đào tạo ưu tiên
- Dự án “Đào tạo đội ngũ chuyên
gia, nhà quản lý chất lượng cao của ngành Nội vụ”.
- Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức ngành Nội vụ ở địa phương đến năm 2020”.
- Dự án “Bồi dưỡng, nâng cao trình
độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành Nội vụ tại
các cơ quan Trung ương”.
- Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành Nội vụ”.
- Dự án “Hợp tác quốc tế về đào tạo
công chức chuyên nghiệp, chuyên gia trình độ cao của ngành Nội vụ”.
c) Tuyển dụng, sử dụng nhân lực
- Tuyển dụng, bổ sung nhân lực căn
cứ vào Quy hoạch nhân lực và tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
- Giữ và thu hút chuyên gia trình độ
cao và nhân tài.
- Bố trí, sử dụng nhân lực căn cứ
vào Quy hoạch nhân lực và điều kiện cụ thể của Bộ, ngành và địa phương.
d) Đảm bảo vốn cho phát triển nhân
lực
Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2011 –
2020 khái toán khoảng: 3.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn
khác.
đ) Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo
nhân lực
- Phát triển hệ thống các cơ sở đào
tạo ngành Nội vụ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo
nhân lực.
- Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo
nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao và nhân lực trong các lĩnh vực ưu
tiên, lĩnh vực cần khuyến khích.
4. Tổ chức thực hiện
a) Kế hoạch thực hiện
- Năm 2011, Bộ Nội vụ tổng hợp nhu
cầu đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực ngành Nội vụ để xây dựng kế hoạch
thực hiện vào các năm từ 2012 đến 2020. Xây dựng 05 Dự án đào tạo ưu tiên nêu tại
Điểm 2, Phần III, Điều 1 của Quyết định này.
- Năm 2012, thành lập, nâng cấp các
cơ sở đào tạo chuyên ngành Nội vụ và triển khai xây dựng cơ sở vật chất, đội
ngũ cán bộ, giảng viên phục vụ công tác đào tạo của các học viện, trường đại học,
cao đẳng, trung cấp của Bộ Nội vụ. Tổ chức tuyển sinh vào các hệ đào tạo đại học,
cao đẳng và trung cấp ngành Nội vụ. Triển khai thực hiện 05 Dự án đào tạo ưu
tiên nêu tại Điểm 2, Phần III, Điều 1 của Quyết định này.
- Năm 2013, tiếp tục củng cố cơ sở
vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên cho các cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ.
- Năm 2014 – 2015 các cơ sở đào tạo
của Bộ Nội vụ đi vào ổn định để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
nhân lực ngành Nội vụ.
- Từ năm 2016 đến 2020: Năm 2016 tổ
chức sơ kết giai đoạn I thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ để
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn II
từ năm 2016 - 2020. Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức, viên chức để bố trí, sắp xếp phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực
ngành Nội vụ giai đoạn 2011 – 2020.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Thành lập Ban Điều hành và Văn
phòng giúp việc Ban Điều hành thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội
vụ giai đoạn 2011 – 2020. Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Trưởng ban Ban Điều hành,
thành viên Ban Điều hành gồm đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ, một số bộ, ngành, địa
phương và người đứng đầu một số tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.
- Giao Vụ Tổng hợp là cơ quan thường
trực Ban Điều hành, Văn phòng giúp việc Ban Điều hành thuộc Vụ Tổng hợp và được
bố trí một số chuyên viên kiêm nhiệm và một số chuyên viên chuyên trách.
- Nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức
thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ căn cứ vào Quy hoạch này để phân công thực hiện.
- Các bộ, ngành và địa phương căn cứ
vào Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011 – 2020 để triển
khai các nội dung liên quan tại các bộ, ngành và địa phương.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Tổng hợp, Thủ trưởng các tổ chức thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ và các
cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó TTCP Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng và các đ/c Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TH (05).
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Thái Bình
|