Quyết định 1740/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 1740/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/06/2022
Ngày có hiệu lực 15/06/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1740/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY, MẠNG LƯỚI VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển các cấp;

Căn cứ Công văn số 3059/BYT-TCDS ngày 20/4/2021 của Bộ Y tế về việc tổ chức triển khai Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số: 1821/TTr-SYT ngày 30/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y
tế ( báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo
cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo
cáo);
- Đài PTTH, Báo Khánh Hòa;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
-
Lưu: VT, NL, HN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY, MẠNG LƯỚI VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Phần I

QUAN ĐIỂM

Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.

Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với công tác dân số và phát triển.

Nhà nước chăm lo, nâng cao khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ về công tác dân số và phát triển cho mọi tầng lớp nhân dân.

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân số và phát triển; xây dựng mạng lưới, cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp với trọng tâm công tác dân số và phát triển, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Phần II

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG

I. SỰ CẦN THIẾT

Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân.

Công tác dân số không chỉ đơn thuần như trước đây là kế hoạch hoá gia đình mà công tác dân số và phát triển trong tình hình mới có rất nhiều mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng cần đạt được liên quan đến các yếu tố: quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; nên cần có một tổ chức đủ mạnh và được ổn định từ cấp tỉnh - huyện - xã và đội ngũ cộng tác viên dân số quản lý địa bàn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Bộ máy tổ chức làm công tác dân số không chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân số mà còn cung cấp các dịch vụ để thực hiện các giải pháp nhằm tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng, sinh sản, tử vong, di cư và còn phải phối hợp với các cơ quan có liên quan tác động đến và thích ứng với các thành tố nói trên (trước mắt, đến năm 2030 là thực hiện được 24 chỉ tiêu cụ thể nêu trong Nghị quyết số 21-NQ/TW). Mặt khác, tác động của dân số đến phát triển hiện nay cũng rất đa dạng (già hóa, di cư, mất cân bằng giới tính khi sinh, bệnh tật, chỉ số HDI,..) nên cần có sự phối hợp giữa cơ quan dân số và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Do đó, tổ chức bộ máy quản lý dân shiện nay phải phù hợp với nội dung quản lý nhà nước đã nêu trong Nghị quyết số 21-NQ/TW.

[...]