THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
169/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU AN GIANG, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An
Giang đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
1. Tính chất: là
trung tâm giao lưu phát triển kinh tế, gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch, dịch
vụ; là đầu mối giao thông quan trọng; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc
phòng;
2. Phạm vi, ranh
giới quy mô lập Quy hoạch chung xây dựng:
Khu kinh tế cửa khẩu An Giang có diện
tích tự nhiên khoảng 26.583 ha, bao gồm: khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, khu vực cửa
khẩu Khánh Bình và khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, trong đó:
a) Khu vực cửa khẩu Khánh Bình:
Phạm vi giới hạn khu vực cửa khẩu
Khánh Bình có diện tích tự nhiên khoảng 7.412 ha, gồm thị trấn Long Bình và các
xã Khánh Bình, Khánh An, Quốc Thái, Nhơn Hội và Phú Hữu thuộc huyện An Phú, có
ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp sông Bình Di và
Vương Quốc Campuchia;
- Phía Nam giáp xã Phú Hội, xã Phước
Hưng, huyện An Phú;
- Phía Đông giáp xã Phú Hữu, huyện
An Phú;
- Phía Tây giáp sông Bình Di và
Vương quốc Campuchia;
b) Khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương:
Phạm vi giới hạn khu vực cửa khẩu
Vĩnh Xương có diện tích tự nhiên khoảng 9.916 ha thuộc thị xã Tân Châu, bao gồm
các xã Tân An, Tân Thạnh (trước đây là xã Tân An); xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Phú
Lộc, Long An; phường Long Thạnh, Long Hưng, Long Châu, Long Sơn và Long Phú
(trước đây là thị trấn Tân Châu), có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp biên giới
Campuchia;
- Phía Nam giáp các xã phía Nam của
thị xã Tân Châu;
- Phía Đông giáp Sông Tiền đoạn từ
biên giới Campuchia tới Tân Châu;
- Phía Tây giáp huyện An Phú;
c) Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên:
Phạm vi giới hạn khu vực cửa khẩu Tịnh
Biên có diện tích tự nhiên khoảng 9.255 ha bao gồm thị trấn Tịnh Biên, thị trấn
Nhà Bàng và các xã: An Nông, An Phú, Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên, có ranh
giới như sau:
- Phía Tây giáp biên giới
Campuchia;
- Phía Nam giáp các xã Lê Trì, huyện
Tri Tôn;
- Phía Đông – Bắc giáp thị xã Châu
Đốc;
- Phía Đông giáp xã Thới Sơn, An
Cư, huyện Tịnh Biên.
3. Quy mô dân số
và đất đai:
a) Quy mô dân số:
- Dự kiến đến năm 2020 khoảng
160.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 50.000 người;
- Dự kiến đến năm 2030 khoảng
180.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 80.000 người;
b) Quy mô đất đai:
- Dự kiến đến năm 2020 khoảng 3.200
ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 750 – 1.000 ha;
- Dự kiến đến năm 2030 khoảng 4.500
ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.200 – 1.600 ha;
4. Mục tiêu:
Phát triển kinh tế Khu kinh tế cửa
khẩu An Giang, hình thành đầu mối giao lưu kinh tế, giao thông vận tải quan trọng
trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang và
vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng vùng biên giới Việt Nam – Campuchia hòa
bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
5. Các chỉ tiêu
chính:
a) Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị:
Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị bình
quân giai đoạn đến năm 2020 khoảng 100 – 120 m2/người; đến năm 2030
khoản 150 – 200 m2/người.
b) Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô
thị:
- Giao thông: diện tích đất dành cho
giao thông giai đoạn đến năm 2020 chiếm 12 – 15% đất xây dựng đô thị, giai đoạn
đến năm 2030 chiếm 18 – 20% đất xây dựng đô thị; mật độ đường chính đối với khu
vực cửa khẩu và đô thị giai đoạn đến năm 2020 đạt 3,5 km/km2, giai
đoạn đến năm 2030 đạt 4,5 km/km2;
- Cấp nước: chỉ tiêu cấp nước giai
đoạn đến năm 2020 khoảng 100 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước đạt 80% dân số;
giai đoạn đến năm 2030 khoảng 120 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước đạt 100%
dân số. Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp khoảng 40m3/ha;
- Cấp điện: chỉ tiêu cấp điện sinh
hoạt giai đoạn đến năm 2020 khoảng 600 kWh/người năm; đến năm 2030 khoảng 800
kWh/người năm; chỉ tiêu cấp điện công nghiệp khoảng 100 – 200 kW/ha; chỉ tiêu cấp
điện cho hoạt động dịch vụ, thương mại khoảng 40 – 50%.
- Thoát nước bẩn: chỉ tiêu tính
toán nước thải bằng 80% chỉ tiêu cấp nước. Nước thải được thu gom và xử lý đạt
tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt tỷ lệ 70%.
- Vệ sinh môi trường: chỉ tiêu rác
thải 1,2 kg/người ngày.
6. Các yêu cầu
nghiên cứu:
Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa
khẩu An Giang, gồm 3 khu vực cửa khẩu được xác định trong mối quan hệ kinh tế
xã hội với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, cả
nước và quốc tế, bao gồm:
a) Đề xuất mô hình phát triển đối với
từng khu vực của khẩu Vĩnh Xương, Tịnh Biên và Khánh Bình thuộc Khu kinh tế cửa
khẩu An Giang dựa trên nguyên tắc kết nối với hệ thống đô thị trong tỉnh và
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Đề xuất hướng phát triển không
gian của từng khu vực cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu An Giang.
c) Đề xuất các phương án phân khu
chức năng: xác định khu phi thuế quan, khu vực phát triển đô thị, các trung tâm
xã và điểm dân cư nông thôn, khu vực phát triển công nghiệp, khu vực dự trữ
phát triển, khu vực sinh thái, khu du lịch nghỉ dưỡng, vùng nông nghiệp, vùng
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vùng bảo tồn thiên nhiên … đối với từng khu
vực cửa khẩu Vĩnh Xương, Tịnh Biên và Khánh Bình.
d) Đề xuất phân khu chức năng và cơ
cấu tổ chức không gian của từng khu vực cửa khẩu thuộc Khu kinh tế cửa khẩu An
Giang bao gồm:
- Khu vực phi thuế quan;
- Khu vực đô thị, gồm khu hành
chính, khu dân cư đô thị, thương mại – dịch vụ, khu công viên, cây xanh …;
- Khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và hệ thống kho bãi;
- Khu du lịch, lâm viên …;
- Các khu dân cư nông thôn;
- Hệ thống các khu công viên xây
xanh, mặt nước, không gian mở;
- Các khu bảo tồn, cấm hoặc hạn chế
phát triển: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu an ninh, quốc phòng, hạn chế
phát triển tại các khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp có chức năng kết hợp là vành
đai sinh thái …
đ) Đề xuất định hướng kiến trúc, cảnh
quan cho từng khu vực cửa khẩu (Vĩnh Xương, Tịnh Biên và Khánh Bình) và đối với
các khu chức năng: khu vực Quốc môn, trạm kiểm soát liên hợp, các trục không
gian chính, không gian cây xanh, mặt nước và các công trình quan trọng trong
khu vực cửa khẩu.
e) Đề xuất định hướng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, hiện đại đáp ứng mục tiêu
phát triển, nhu cầu sử dụng, bảo đảm mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường của
Khu kinh tế cửa khẩu, cụ thể:
- Giao thông:
+ Việc xác định mạng lưới giao
thông đối ngoại phải dựa trên nghiên cứu mối quan hệ vùng, quốc gia, gồm quốc lộ
91, tuyến N1 và N2 với tuyến tỉnh lộ 956, 957 (đối với khu vực cửa khẩu Khánh
Bình); tuyến tỉnh lộ 952, 953, 954 (đối với khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương); tuyến
tỉnh lộ 55, 948 (đối với khu vực cửa khẩu Tịnh Biên) bảo đảm sự kết nối giữa
các khu vực cửa khẩu với các tuyến giao thông vùng và quốc gia;
+ Khai thác mạng lưới giao thông thủy
(sông Bình Di, sông Hậu, sông Tiền, sông Châu Đốc) nhằm phục vụ phát triển của
Khu kinh tế cửa khẩu;
+ Đề xuất các giải pháp về mạng lưới
giao thông đối với từng khu vực cửa khẩu trong Khu kinh tế cửa khẩu đảm bảo gắn
kết khu thương mại cửa khẩu, khu đô thị cửa khẩu, các đô thị và các khu chức
năng trong Khu kinh tế.
- Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
Xác định cốt khống chế xây dựng
theo khu vực, các trục giao thông chính của từng khu vực trong Khu kinh tế cửa
khẩu trên nguyên tắc tôn trọng điều kiện địa hình tự nhiên, tận dụng cảnh quan,
thiên nhiên, giữ lại hệ thống sông, rạch để hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh
quan cho đô thị. Đề xuất các giải pháp về thoát nước mưa (lưu vực và hướng
thoát, hệ thống cống).
- Cấp nước:
Xác định nguồn cấp nước theo nhu cầu,
vị trí, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước và các
thông số kỹ thuật chủ yếu, đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt và ngầm.
- Cấp điện:
Xác định nguồn cấp điện, công suất,
nhu cầu phụ tải, vị trí, quy mô nhà máy cấp điện, trạm biến áp, các hành lang tải
điện và mạng lưới phân phối chính cùng các thông số kỹ thuật chủ yếu.
- Thoát nước thải và vệ sinh môi
trường:
+ Xác định vị trí và quy mô các trạm
xử lý nước thải, công trình xử lý chất thải rắn; giải pháp và mạng lưới thoát
nước chính, hồ điều hòa và các giải pháp bảo vệ môi trường;
+ Xác định vị trí, quy mô các khu
nghĩa trang đảm bảo yêu cầu sử dụng đất tiết kiệm và vệ sinh môi trường;
- Thông tin liên lạc; xác định công
trình đầu mối và mạng lưới thông tin liên lạc.
g) Đánh giá môi trường chiến lược
và đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.
h) Xác định các chương trình, dự án
ưu tiên đầu tư phù hợp với dự báo nguồn lực, đề xuất các giải pháp thực hiện
quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang.
i) Dự thảo Quy định quản lý theo
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang.
7. Hồ sơ sản phẩm
quy hoạch: thực hiện theo Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005
của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định hiện hành về hướng dẫn lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, cụ thể:
a) Phần bản vẽ
- Sơ đồ vị trí và mối quan hệ vùng
tỷ lệ 1/50.000;
- Bản đồ hiện trạng đối với từng
khu vực cửa khẩu tỷ lệ 1/10.000;
- Các bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng
sử dụng đất đối với từng khu vực cửa khẩu theo từng giai đoạn quy hoạch tỷ lệ
1/10.000;
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật đối với từng khu vực cửa khẩu tỷ lệ 1/10.000;
- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống
kỹ thuật, các tuyến đường xây dựng mới tỷ lệ 1/10.000 đối với từng khu vực cửa
khẩu;
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo tỷ
lệ thích hợp.
b) Phần thuyết minh: gồm Báo cáo
thuyết minh theo quy định, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt
đồ án quy hoạch chung xây dựng.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch:
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu An Giang;
b) Cơ quan quản lý dự án quy hoạch
và trình duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang;
c) Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng;
d) Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính
phủ;
đ) Thời gian lập đồ án: 12 tháng
sau khi nhiệm vụ được phê duyệt.
Điều 2. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang có trách nhiệm bố trí nguồn vốn, phê duyệt tổng dự
toán chi phí lập Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang; phối hợp
với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập Quy hoạch chung xây dựng
Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Ngoại giao, Tài chính,
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao
thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền
thông;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh An Giang;
- Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu An Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
- Lưu: VT, KTN (4b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|