Quyết định 1613/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Số hiệu 1613/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/10/2012
Ngày có hiệu lực 03/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Văn Diệp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1613/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 03 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/3/2007 cch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qủa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức lập, thẩm định quy hoạuy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương VII (khoá X) và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết TW số 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg, ngày 16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Theo Quyết định số 513/QĐ-UBND, ngày 08/3/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt chủ trương lập quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Theo Quyết định số 1588/QĐ-UBND, ngày 29/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 66/TTr-SNNPTNT, ngày 24/7/2012 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020,

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, với các nội dung cụ thể sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

Khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý để phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. Tạo sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản; tăng diện tích rau màu trên đất lúa; nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.

- Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi chiến lược (trái cây đặc sản: Bưởi, cam, nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, lúa gạo chất lượng cao và lúa gạo thơm đặc sản, rau an toàn, tôm, cá, heo, bò,…), trong đó: Mũi nhọn là cây ăn trái và thuỷ sản bằng việc đầu tư đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra hàng hoá có năng suất, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá ở thị trường trong nước và thế giới, song phải chủ động góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo nên cơ cấu cân đối giữa nông nghiệp và thuỷ sản, trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp hợp lý nhất. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, xây dựng mô hình canh tác tối ưu trồng trọt, thuỷ sản, chăn nuôi trên từng khu ruộng mảnh vườn, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái để gia tăng giá trị sản lượng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

- Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá. Đồng thời chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải được nghiên cứu chặt chẽ trong mối quan hệ chung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012 và các quy hoạch chuyên ngành khác.

- Nông nghiệp phải đạt đến trình độ chuyên môn hoá cao và thương phẩm hoá, ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật canh tác tối ưu, để hướng đến một nền nông nghiệp an toàn với sản phẩm hàng hoá là nông sản sạch.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nhất là thực phẩm an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường mang lại giá trị sản lượng, lợi nhuận và thu nhập cao ổn định trên một đơn vị diện tích, một đơn vị sản phẩm.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) nông lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân (2011 - 2015) là 5-5,3%/năm và giai đoạn (2016 - 2020) tăng 4 - 4,5%/năm (theo giá cố định năm 1994), được phân ra cụ thể như sau:

Mục tiêu tăng trưởng GTSX nông lâm nghiệp, thuỷ sản (%)

Phân theo ngành

2011 - 2015

2016 - 2020

Nông lâm nghiệp, thuỷ sản

5,0 - 5,3

4,0 - 4,5

- Trồng trọt

3,0 - 3,5

2,2 - 2,3

- Chăn nuôi

6,8 - 7,0

5,4 - 5,5

- Dịch vụ nông nghiệp

5,7 - 6,0

5,6 - 5,7

- Thuỷ sản

11,0 - 12,0

8,0 - 9,0

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển trồng trọt đặc biệt là cây lúa, góp phần cùng cả nước đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng các loại gạo cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của các đô thị trong khu vực. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, mà trước hết là những trái cây đặc sản đã có thương hiệu như: Bưởi Năm Roi, cam Sành, xoài cát Hoà Lộc… để trái cây của Vĩnh Long đứng vững trong cơ chế thị trường.

- Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ tương ứng thời điểm 2015 lần lượt là: 66,08% - 29,17% - 4,75% và đến năm 2020 là: Trồng trọt 61,91%, chăn nuôi 32,92%, dịch vụ nông nghiệp 5,17% (theo giá thực tế).

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp năm 2015 là 152,4 triệu đồng (theo giá thực tế) và năm 2020 là 195,5 triệu đồng/ha/năm, nếu tính theo giá cố định 1994 thì GTSX bình quân trên 01ha đất nông nghiệp năm 2015 là 58,2 triệu đồng; và đến năm 2020 đạt 69,5 triệu đồng/ha.

[...]