Quyết định 44/2012/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Số hiệu 44/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/10/2012
Ngày có hiệu lực 25/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thị Thu Thủy
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2012/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 15 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND, ngày 11 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 4 về Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2625/TTr-SNN, ngày 01 tháng 10 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo), với một số nội dung chính sau:

1. Quan điểm

Quan điểm chung sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là bộ phận quan trọng trong tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát huy vai trò của giai cấp nông dân được xác định là nhiệm vụ chiến lược góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm trật tự xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Về nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng coi trọng chất lượng và gia tăng giá trị, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và kết nối chặt chẽ với thị trường tiêu thụ. Từng bước xây dựng và nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái đô thị nhằm tạo bước đột phá mới phát triển trồng trọt – chăn nuôi hàng hóa đạt tiêu chuẩn Quốc gia và quốc tế.

Về lâm nghiệp: Sử dụng tối ưu đất lâm nghiệp, tài nguyên động thực vật và cảnh quan vốn có của rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững về môi trường, xã hội kinh tế, quản lý bảo vệ tài nguyên rừng với thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, năng suất các loại rừng theo đúng Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Về ngư nghiệp: Phát triển ngư nghiệp có năng suất, chất lượng hiệu quả cao và tăng giá trị sản xuất ngư nghiệp trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sử dụng hợp lý mặt nước nuôi thủy sản ở các thủy vực với các loại thủy sản phù hợp, bền vững phục vụ cho chế biến công nghiệp. Đặc biệt coi trọng việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường nước, môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu

Xây dựng nền nông - lâm - ngư nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, gia tăng giá trị và lợi nhuận trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu

Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp nói chung tăng 5,6 - 5,8%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 5,6 - 5,7%/năm , lâm nghiệp tăng 2,9 - 3%/năm, ngư nghiệp tăng 14,5 - 15,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2015 là: Trồng trọt 74,5%, chăn nuôi trên 20% và dịch vụ nông nghiệp 5,5%.

Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp nói chung tăng 5,4 - 5,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 5,5 - 5,7%/năm , lâm nghiệp tăng 2,4 - 2,5%/năm, ngư nghiệp tăng 12 - 12,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất trong năm 2015 là: Trồng trọt 68%, chăn nuôi 26% và dịch vụ nông nghiệp 6%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2015 đạt 390 - 400 triệu USD và năm 2020 đạt 490 - 500 triệu USD.

4. Phương án quy hoạch

a) Quy hoạch phát triển trồng trọt đến năm 2020

Bảng 1: Diện tích - sản lượng cây trồng chính tỉnh Tây Ninh

Diện tích: Ha, Sản lượng: Tấn

Cây trồng chính

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

Diện tích

Sản lượng

1. Lúa

154.192

738.779

140.000

704.909

125.000

665.000

2. Rau

20.235

283.700

21.700

340.777

23.000

395.145

3. Mía

25.478

1.607.536

30.000

2.156.950

30.000

2.333.500

4. Khoai mì

40.090

1.150.698

30.000

959.900

29.000

1.020.500

5. Đậu phộng

14.871

44.244

12.205

39.206

10.500

36.403

6. Thuốc lá

4.580

8.236

4.200

8.548

4.000

8.989

7. Bắp

5.865

29.953

6.000

34.991

6.500

43.155

8. Cao su

77.812

117.295

84.400

162.222

87.000

180.375

9. Cây ăn quả

15.597

165.750

15.079

178.317

14.900

189.297

Ghi chú: Diện tích lúa là diện tích gieo trồng.

[...]