Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1607/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1607/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/06/2016
Ngày có hiệu lực 13/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lâm Quang Thi
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1607/QĐ-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN AN GIANG CHO CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 446 /TTr-SKHCN ngày 01 tháng 6 năm 2016 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Trước nhu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là việc hết sức cần thiết và quan trọng. Canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn đưa người nông dân tiếp cận với nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.

Thời gian qua, An Giang đã và đang có một số mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến ở quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp và hợp tác xã như: trồng xoài, rau theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng rau trong nhà lưới, chăn nuôi theo hướng sinh học,… chuyển giao các quy trình canh tác, sơ, chế biến và bảo quản sản phẩm tiên tiến được các cơ quan của ngành quan tâm triển khai và bước đầu mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường dù được người tiêu dùng quan tâm nhưng thiếu tin tưởng về chất lượng. Nguyên nhân là do người tiêu dùng còn chưa tin tưởng vào hệ thống kiểm soát trong chuỗi giá trị hoặc do không phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn và sản phẩm không an toàn. Thậm chí nhiều người còn có tâm lý e ngại, không tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm an toàn khi vẫn còn tình trạng vì lợi nhuận các đơn vị bán lẻ sẵn sàng trà trộn sản phẩm bình thường để bán với giá cao. Tuy khâu sản xuất đảm bảo các tiêu chí nhưng việc quản lý các chứng chỉ, chứng nhận sản phẩm an toàn cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế nên tâm lý người tiêu dùng vẫn còn nhiều e ngại khi lựa chọn, phân biệt các sản phẩm.

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang, giai đoạn 2012 - 2020 tầm nhìn 2030 của địa phương, muốn tạo dựng được hình ảnh tốt về chất lượng các sản phẩm được sản xuất tại tỉnh An Giang, cần xây dựng một hệ thống kiểm nghiệm, quy trình chứng nhận kèm với một mẫu nhãn hiệu nhận diện làm công cụ phát triển các thị trường phi truyền thống. Đồng thời thiết lập một đầu mối xúc tiến thương mại chung cho các sản phẩm sử dụng nhãn hiệu An Giang để quảng bá, định hướng tiêu dùng, phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh.

Nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” vận hành với các tiêu chí chất lượng không ngừng được cải tiến thông qua kiểm định, chứng nhận,..v...v... đi kèm với những điều kiện quản lý thích hợp và sử dụng địa danh An Giang - một địa danh có mức độ ảnh hưởng lớn hơn tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trên cơ sở đó việc xây dựng “Nhãn hiệu chứng nhận An Giang cho các sản phẩm nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030” là hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh qua hình thức độc quyền nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG”, từ đó tạo lập thương hiệu mạnh cho các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các sản phẩm chế biến từ nông sản nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo lập hình ảnh đẹp (ấn tượng tốt trong tâm trí người tiêu dùng) và chất lượng cao đối với các sản phẩm hàng hóa góp phần nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm trên thị trường.

- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao thu nhập của người dân vùng sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Từ nay đến năm 2020:

- Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” thành dấu hiệu để người tiêu dùng trên thị trường nhận biết nguồn gốc là sản phẩm chủ lực của tỉnh An Giang (lúa, nếp; nấm ăn, nấm dược liệu; bò thịt; tôm, cá, lươn; rau ăn lá, rau củ, rau ăn quả; xoài VietGAP) trên cơ sở áp dụng những quy trình, quy chuẩn theo hướng an toàn; sản phẩm chế biến phát sinh từ các sản phẩm chủ lực.

- Tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được sản xuất tại tỉnh An Giang thông qua tuyên truyền và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” trên các phương tiện thông tin đại chúng, website…; Xúc tiến các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “AN GIANG” vào các siêu thị lớn như: Coopmart, Metro, Big C, Lotte, ...

[...]