Quyết định 1602/QĐ-TTg năm 2023 giao chi tiết dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1602/QĐ-TTg
Ngày ban hành 10/12/2023
Ngày có hiệu lực 10/12/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Hồ Đức Phớc
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1602/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO CHI TIẾT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khoá XV về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khoá XV về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 19 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội khoá XV về giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương năm 2024 (theo các phụ lục đính kèm).

Điều 2. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 được giao, đề nghị địa phương sắp xếp các nhiệm vụ chi, phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, đảm bảo:

1. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương trong năm 2024 theo quy định từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, các khoản được loại trừ khi tính tăng thu dành để thực hiện cải cách tiền lương) dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023; nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang năm 2024 (nếu có). Đồng thời, dành 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2023 để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2024.

Đối với nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết), loại trừ thêm một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể, gồm: thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.

2. Chủ động bố trí ngân sách địa phương, nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có) để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo quy định. Căn cứ kết quả thực hiện, Ủy ban nhân dân Tỉnh/Thành phố có báo cáo gửi Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí cho ngân sách địa phương theo chế độ quy định.

3. Chủ động bố trí chi trả nợ lãi các khoản vay của chính quyền địa phương trong dự toán chi ngân sách địa phương; bố trí chi trả nợ gốc theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn bội thu ngân sách địa phương, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và vay mới trong năm.

Điều 3. Dự toán thu, chi ngân sách năm 2024 được Ủy ban nhân dân Tỉnh/Thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân Tỉnh/Thành phố báo cáo Bộ Tài chính về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh/Thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính: TCT, TCHQ, KBNN, Cục QLN&TCĐN, Vụ NSNN, Vụ ĐT, Vụ HCSN;
- VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, QHĐP, PL, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KTTH (2).

TUQ. THỦ TƯỚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH




Hồ Đức Phớc

 

PHỤ LỤC I

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 TỈNH BẮC NINH
(Kèm theo Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Dự toán năm 2024

1

2

3

 

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II)

31.237.000

I

THU NỘI ĐỊA

24.237.000

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý

680.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

223.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

21.400

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

435.000

 

- Thuế tài nguyên

600

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý

80.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

55.300

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

24.500

 

- Thuế tài nguyên

200

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

10.000.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

1.600.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

8.333.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

65.000

 

Trong đó: Thu từ hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước

53.000

 

- Thuế tài nguyên

2.000

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

4.300.000

 

- Thuế giá trị gia tăng

2.447.000

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.800.000

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

48.000

 

- Thuế tài nguyên

5.000

5

Lệ phí trước bạ

600.000

6

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

53.000

7

Thuế thu nhập cá nhân

3.500.000

8

Thuế bảo vệ môi trường

400.000

 

Trong đó: - Thu từ hàng hóa nhập khẩu

160.000

 

- Thu từ hàng hóa sản xuất trong nước

240.000

9

Phí, lệ phí

135.000

 

Bao gồm: - Phí, lệ phí trung ương

45.500

 

- Phí, lệ phí địa phương

89.500

 

Trong đó: - Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

50

 

- Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

4.500

10

Tiền sử dụng đất

3.600.000

 

Trong đó: - Thu do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý

3.600.000

11

Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển

300.000

12

Thu khác ngân sách

493.000

 

- Thu khác ngân sách trung ương

240.000

 

- Thu khác ngân sách địa phương

253.000

 

Trong đó: Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

30.000

13

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước

4.000

 

Trong đó: - Cơ quan Trung ương cấp

2.000

 

- Cơ quan địa phương cấp

2.000

14

Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích,.... tại xã

55.000

15

Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế NSĐP hưởng 100%

12.000

16

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

25.000

II

THU TỪ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU

7.000.000

1

Thuế giá trị gia tăng

6.540.000

2

Thuế xuất khẩu

61.000

3

Thuế nhập khẩu

390.000

4

Thuế bảo vệ môi trường

4.000

5

Thu khác

5.000

 

[...]