Quyết định 159/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 159/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/03/2022
Ngày có hiệu lực 02/03/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 02 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN SAU CHIẾN TRANH TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021- 2030;

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Tờ trình số 502/TTr-BCH ngày 01/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đơn vị lực lượng vũ trang cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư lệnh quân khu 5;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Báo Ninh Thuận;
- Đài PT&TH tỉnh;
- Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh;
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh;
- VPUB: LĐ, KTTH, VXNV, TCDNC;
- Lưu: VT. QMT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Quốc Nam

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN SAU CHIẾN TRANH TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Kèm theo Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 02/3/2022 của UBND tỉnh)

I. QUAN ĐIỂM

Khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan; được tổ chức thực hiện đồng bộ với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển kinh tế, xã hội; được kết hợp, lồng ghép vào trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án; tạo điều kiện thuận lợi, huy động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả công tác này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Hoàn thành xử lý các điểm nóng và các khu vực bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam; kiểm soát toàn bộ các nguy cơ ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin đối với sức khỏe con người để không gia tăng nạn nhân; rà soát, xác định các nạn nhân chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ nạn nhân vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng; có đủ năng lực để đánh giá, kiểm soát, xử lý, phân tích, quản lý hiệu quả toàn bộ các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hoàn thành xử lý triệt để 100% các điểm nóng và các khu vực bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh; năm 2025 - 2030 hoàn thành xử lý ô nhiễm tại các khu vực mới phát hiện.

b) Đến năm 2025 xác định được trên 90% nạn nhân, đến năm 2030 hoàn thành việc xác định nạn nhân qua các thế hệ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định; các nạn nhân được hưởng mức chế độ, chính sách của Nhà nước để cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi về việc làm phù hợp, vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

c) Đến năm 2030 đạt 100% để không làm gia tăng nạn nhân do ảnh hưởng chất độc hóa học/dioxin.

d) Đảm bảo 100% phụ nữ có thai tại các vùng ô nhiễm mới được phát hiện (nếu có), 100% nạn nhân được quản lý thai nghén, được tư vấn sinh sản nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thế hệ tiếp theo.

đ) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin đáp ứng các yêu cầu quản lý các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

[...]