ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1562/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 23
tháng 04 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ: "QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY
ĂN QUẢ CÓ MÚI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Tờ trình số 653/TTr.SNN-KHTC ngày 31 tháng 3 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Dự án:
"Quy hoạch phát triển cây ăn
quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"
(Có Đề cương chi tiết kèm theo).
Điều 2.
1. Sở Nông
nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương, các cơ quan đơn
vị có liên quan khẩn trương triển khai xây dựng Quy hoạch; tổ chức thẩm định,
trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Trên cơ sở đề cương được duyệt,
Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự toán kinh phí; Sở Tài chính thẩm định dự toán,
tham mưu mức và nguồn kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các
huyện, thành, thị; thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCTNN;
- VP UBND tỉnh:
+ PVPTC;
+ Trung tâm tin học - Công báo;
+ Lưu: VT, NN (A Đệ)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 -
2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 23/4/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 26/NQ.TU ngày 5
tháng 8 năm 2008 Hội nghị TW7 khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
30/07/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến
năm 2020;
- Chương trình 21-CTr/TU ngày
31/10/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị quyết TW 7 (khóa X) “về
Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn”;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày
02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển sản xuất
ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày
10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến
khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng
lớn.
- Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày
07/6/2013 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT
ngày 13/05/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch thực hiện
tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức
chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lập, thẩm
định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày
31/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn
2013 - 2020;
- Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày
03/7/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển cây, con chủ yếu, gắn
với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quy hoạch Tổng thể kinh tế - xã
hội đến năm 2020 của các huyện vùng quy hoạch đã được phê duyệt, hiện đang được
điều chỉnh, bổ sung;
- Nghị quyết số 123/2014/NQ-HĐND
ngày 16/07/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Căn cứ Thông báo số
6471/TB-BNN-VP ngày 13/8/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về Kết luận của Bộ
trưởng Cao Đức Phát tại buổi làm việc với tỉnh Nghệ An;
- Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-UBND
ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015 của
UBND tỉnh Nghệ An.
2. Căn cứ khác
- Điều kiện khí hậu, đất đai, kinh
tế xã hội,,..
- Căn cứ kết quả điều tra tình
hình phát triển cây ăn quả có múi (cam quýt, chanh, bưởi) 13 huyện, thị xã trên
địa bàn toàn tỉnh trong những năm qua.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, THỜI KỲ
LẬP QUY HOẠCH
1. Phạm vi, đối tượng
- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:
13 huyện, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳ Hợp, Anh Sơn,
Con Cuông, Tân Kỳ, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Yên Thành, Thanh Chương, Quỳnh
Lưu, Đô Lương.
- Đối tượng nghiên cứu: Cam quýt,
chanh, bưởi.
2. Thời kỳ
- Giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn
đến năm 2030.
IV. TÊN GỌI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
QUY HOẠCH
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015
- 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.
3. Đơn vị thực hiện lập quy hoạch: Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.
Phần thứ nhất
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI TỈNH NGHỆ AN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
2. Khí hậu thời tiết
Nêu và phân tích các đặc trưng khí
hậu vùng quy hoạch ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả
có múi nói riêng.
3. Địa hình, đất đai
Mô tả địa hình đất đai theo độ dốc,
tầng dày và theo loại thổ nhưỡng vùng cây ăn quả có múi.
4. Thủy văn, nguồn nước
Đánh giá về số lượng, chất lượng
nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống,
khả năng khai thác.
5. Thực trạng môi trường
II. ĐIỀU KIỆN KT - XH
1. Dân số lao động
- Dân số, lao động, chất lượng lao
động, trình độ dân trí, tập quán sản xuất.
- Phân tầng xã hội: Phân loại hộ.
2. Hiện trạng sử dụng đất
Nêu và phân tích hiện trạng sử dụng
đất các huyện liên quan đến vùng phân bố cây ăn quả có múi đến năm 2014.
3. Diện tích, năng suất, sản lượng
một số cây trồng chính
Nêu đặc điểm, tình hình sản xuất đến
một số cây trồng chính trong vùng.
4. Thực trạng phát triển cây ăn
quả có múi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014
- Phạm vi, địa bàn trồng cây ăn quả
có múi.
- Quy mô, diện tích, năng suất, sản
lượng cây ăn quả có múi.
- Tình hình áp dụng KHKT.
- Bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm.
- Một số bệnh hại chính trên cây
ăn quả có múi.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
2. Những tồn tại hạn chế
3. Bài học kinh nghiệm
IV. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO KHẢ NĂNG
PHÁT TRIỂN VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Phần thứ hai
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH:
1. Định hướng quy hoạch sử dụng
đất
(Toàn vùng quy hoạch, theo tầng
dày, độ dốc, theo huyện và tiến độ theo năm).
2. Dự kiến tiến độ đầu tư trồng
mới (toàn vùng, theo huyện, theo năm).
3. Dự kiến kết quả sản xuất (về diện tích, DTKD, dự kiến năng suất, sản lượng toàn vùng, theo
huyện, theo năm).
4. Định hướng quy hoạch bảo quản,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm
III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY
HOẠCH
1. Giải pháp khoa học công nghệ
- Giống;
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc;
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật,
công nghệ;
- Khuyến nông;
- Khác,...
2. Đầu tư xây dựng
3. Giải pháp về cơ chế chính
sách
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
5. Giải pháp về thị trường và
xúc tiến đầu tư
6. Khái toán và dự báo nguồn vốn
đầu tư
7. Đánh giá hiệu quả và tác động
môi trường
- Hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả xã hội.
- Đánh giá tác động môi trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hình thức thực hiện.
2. Phân công tổ chức thực hiện.
Phân công, phân nhiệm tổ chức thực
hiện quy hoạch, nêu rõ trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành, tổ chức đoàn thể cấp
tỉnh; UBND các huyện, thành, thị trong tổ chức thực hiện quy hoạch: các tổ chức
kinh tế, doanh nghiệp...
Phần thứ ba
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị