Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1006/QĐ-BNN-TT
Ngày ban hành 13/05/2014
Ngày có hiệu lực 13/05/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1006/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014 - 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông, nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH, ngày 18 tháng 06 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững";

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng cục Trồng trọt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT NĂM 2014 – 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. MỤC TIÊU

1. Triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trồng trọt trong “Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" tại Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 nhằm duy trì tăng trưởng, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài; tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời gian hoàn thành và phân công cho các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề và lồng ghép với các hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt theo vùng, mùa vụ để phổ biến Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 đến các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành và qua đó đến nông dân cả nước.

- Các cơ quan truyền thông, báo chí của ngành tổ chức đưa tin về thực hiện Kế hoạch hành động tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện Kế hoạch trong toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế các vùng, miền

a) Lúa gạo: Đổi mới ngành sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu có hiệu quả cao; chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản; rà soát quy hoạch, xác định các vùng đất chuyên trồng lúa nước cần được bảo vệ và đầu tư hạ tầng đồng bộ; xác định cơ cấu giống phù hợp với nhu cầu thị trường; nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, trong đó tập trung thực hiện Kế hoạch sản xuất giống lúa xác nhận năm 2014-2015 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 713/QĐ- BNN-TT ngày 10 tháng 4 năm 2014); áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tiết kiệm giống, phân bón, nước, hạn chế sử dụng thuốc BVTV; sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; thu gom, tái sử dụng các phụ phẩm từ lúa, gạo (rơm rạ, vỏ trấu) để tăng giá trị gia tăng.

b) Cây rau mầu và cây nguyên liệu chế biến: Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa các cây rau mầu, hoa, nấm ăn và nấm dược liệu theo yêu cầu thị trường; tập trung các sản phẩm đang nhập khẩu lớn, như ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi trên cơ sở diện tích hiện có và mở rộng diện tích trên đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động tưới; mở rộng vụ đông trên đất 2 lúa; khai thác diện tích đất lúa 1 vụ ở miền núi; áp dụng giống ưu thế lai, ngô chuyển gen; tăng cường bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch.

Nâng cao năng suất, chất lượng mía để tăng khả năng cạnh tranh của đường Việt Nam; quy hoạch vùng sản xuất, thâm canh tăng năng suất sắn đáp ứng nguyên liệu chế biến tinh bột và sản xuất etanol...

c) Cây công nghiệp lâu năm có khả năng cạnh tranh cao (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè): rà soát quy hoạch phát triển cao su, cà phê, chè; quy hoạch phát triển hồ tiêu, điều cho phù hợp với thị trường và đảm bảo các điều kiện sản xuất bền vững; ưu tiên tập trung tái canh cà phê để duy trì năng suất, sản lượng cà phê; thâm canh tăng năng suất, chất lượng điều, giảm lượng điều nguyên liệu nhập khẩu.

[...]