Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023

Số hiệu 1551/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/07/2019
Ngày có hiệu lực 18/07/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1551/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 18 tháng 07 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN LIÊN KẾT SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ Quyết định số 2105/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 74/TTr-SNN ngày 19/4/2019 v Sở Ti chính tại Văn bản số 1111/STC-HCSN ngày 20/5/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019 - 2023 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Tình hình liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tỉnh Lâm Đồng

1. Tình hình và kết quả thực hiện:

Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 278.154 ha canh tác nông nghiệp; tổng đàn gia súc 596.000 con, tổng sản lượng thịt hơi các loại ước 100.000 tấn; sản lượng sữa tươi ước 77.000 tấn; Có 125 chuỗi giá trị với sự tham gia liên kết của 75 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác, cơ sở nhỏ lẻ và 13.140 hộ nông dân; trong đó, có 68 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói đến tiêu thụ sản phẩm[1]

(Chi tiết kết quả phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản tại Phụ lục 1, 2 đnh kèm).

2. Những tồn tại, khó khăn:

Đa số các chuỗi liên kết quy mô nhỏ và chưa hình thành chuỗi theo từng vùng sản xuất tập trung; sản lượng nông sản tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết còn rất thấp, chưa đảm bảo được sự bền vững trong sản xuất kinh doanh.

Thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, thiếu ổn định; phần lớn nông dân còn sản xuất tự phát, chạy theo thị trường. Hiện tượng trà trộn, giả thương hiệu nông sản Lâm Đồng để xuất bán, tiêu thụ chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để; việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các loại nông sản Lâm Đồng tuy đã được triển khai nhưng chưa có nhiều thương hiệu được chứng nhận dẫn đến sức cạnh tranh của nông sản thấp gây khó khăn cho việc tiêu thụ và xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước.

Nông sản được sản xuất trên địa bàn tỉnh hướng đến xuất khẩu nhưng tỷ lệ sơ chế, chế biến đối với một số mặt hàng chủ lực của tỉnh còn thấp, chủ yếu xuất thô nên giá trị gia tăng thấp; rào cản kỹ thuật về bản quyền giống và công nghệ, dư lượng hóa chất, quy định về nhập khẩu...còn trở ngại trong sản xuất và tiếp cận các thị trường quốc tế.

Việc liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản nông sản trên địa bàn tỉnh qua các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp lớn), các hợp tác xã, tổ hợp tác và nhân dân còn yếu và thiếu, quy mô hạn chế,..

Nhiều nông sản là đặc sản, đặc trưng tạo nên thương hiệu của tỉnh, đang mất dần lợi thế cnh tranh do nhiều địa phương đầu tư công nghệ để sản xuất và nhập khẩu từ các nước trên thế giới,..

II. Đối tượng, phạm vi thực hiện

1. Đối tượng thực hiện: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông sản.

2. Địa bàn thực hiện: Tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

III. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã để khắc phục tình trạng: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông sản khó khăn, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Nâng cao tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo chuỗi giá trị, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy mô hàng hóa, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

[...]