Quyết định 1534/QĐ-BTP năm 2020 về Kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 kèm theo Quyết định 749/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 1534/QĐ-BTP
Ngày ban hành 03/07/2020
Ngày có hiệu lực 03/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Mai Lương Khôi
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1534/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH SƠ KẾT 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2015 - 2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 749/QĐ-TTG NGÀY 01/06/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định s 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đ án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025;

Căn cứ Quyết định số 1543/QĐ-BTP ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 233/QĐ-BTP ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020 của Cục Trợ giúp pháp lý;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 01/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hp thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để chỉ đạo thực hiện);
- Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ
trưởng (để biết);
- Lưu: VT, Cục TGPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Mai Lương Khôi

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT 05 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2015-2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 749/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(kèm theo Quyết định số 1534/QĐ-BTP ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý được ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án đổi mới). Sau 5 năm thực hiện, Đề án đã phát huy vai trò trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý, định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác trợ giúp pháp lý là thực hiện vụ việc và góp phần nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Ngày 20/6/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của Đề án đổi mới đã được thể chế tại Luật Trợ giúp pháp lý. Mô hình tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý hiện nay được thực hiện theo Luật Trợ giúp pháp lý.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình triển khai Đề án đổi mới từ ngày 01/6/2015 đến 30/5/2020; đánh giá những kết quả đạt được (kết quả thực hiện vụ việc, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng, nâng cao năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý, những thay đổi trong chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý...) và nhận diện những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong việc thực hiện Đề án đổi mới; làm rõ tính phù hp, khả thi của các nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án.

b) Xác định những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác trợ giúp pháp lý thời gian tới, từ đó đề xuất việc điều chỉnh các mục tiêu của Đề án đổi mới bảo đảm phù hp với việc triển khai việc thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 (nếu cần thiết).

2. Yêu cầu

a) Việc sơ kết cần tiến hành nghiêm túc, toàn diện ở các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hình thức sơ kết phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan.

b) Nội dung sơ kết phải bám sát nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đổi mới, phản ánh đúng thực tế khách quan, có phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất, kiến nghị cụ thể.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG SƠ KẾT

[...]