Quyết định 1522/QĐ-UBND năm 2006 về phê duyệt Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010

Số hiệu 1522/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/05/2006
Ngày có hiệu lực 15/06/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Lợi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1522/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2006-2010

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 10/12/2003;

Căn cứ vào Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-TTg ngày 21/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 99/2006/QĐ-UBND ngày 06/01/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục các đề án trình UBND tỉnh;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 228/TTr-SKHCN ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt Đán Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHTỊCH




Nguyễn Văn Lợi

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2006 -2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm qua KH&CN đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh, song KH&CN chưa đáp ng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã khẳng định: Phát triển KH&CN là một trong những giải pháp cơ bản để hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, đưa Thanh Hóa ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Căn cứ Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010, Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN đã được Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI và tình hình thực hiện Đề án phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001-2005, Đề án phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 có nhiệm vụ từng bước xây dựng, phát triển năng lực KH&CN của tỉnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời định hướng hoạt động KH&CN nhằm phục vụ có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2001-2005

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. Hoạt động KH&CN đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp: Đã tiếp thu, làm chủ nhiều KTTB trong lĩnh vực công nghệ sinh học góp phần làm chuyển biến cơ bản chất lượng giống cây trồng (đặc biệt là giống lúa, lạc, ngô) vật nuôi (đặc biệt là giống lợn, giống thủy sản...). Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi tiên tiến (cả về công nghệ và tổ chức) được áp dụng thành công ở quy mô lớn góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng nhanh năng suất, giá trị sản lượng nông sản, thực phẩm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế, lao động trong nông nghiệp - nông thôn.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Đã tập trung nghiên cứu áp dụng qui trình công nghệ sản xuất mới, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, trong tỉnh thay thế nguyên liệu ngoại nhập, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn.

Trong lĩnh vực y học: Đã áp dụng thành công một số công nghệ mới vào khám và điều trị bệnh như phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt; nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh lao và bệnh phổi, bệnh viêm gan B, bệnh trầm cảm, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng trẻ em... góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học đáp ứng cơ bản các nhu cầu về nghiên cứu, cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện cụ thể của tỉnh, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng CNH-HĐH.

[...]