ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1507/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 14 tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN TỈNH LÂM
ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg
ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng
bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư 17/2016/TT-BKHCN
ngày 01/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý thực
hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 161/BKHCN-CNN
ngày 21/01/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm
vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học
và Công nghệ tại các Tờ trình: 301/TTr-SKHCN ngày 23/3/2021, số 559/TTr-KHCN
ngày 28/5/2021; ý kiến của Sở Tài chính tại văn bản số 756/STC-HCSN ngày
14/4/2021;
Thực hiện ý kiến thống nhất của tập
thể lãnh đạo UBND tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 10/6/2021 (Thông báo kết luận
số 344/TB-VP ngày 11/6/2021 của Văn phòng UBND tỉnh).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và
Công nghệ tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án
theo quy định pháp luật. Định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ,
UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, VX1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
ĐỀ ÁN
KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1507/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng)
ĐẶT
VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia
có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú và giàu có. Sự đa dạng, phong
phú được thể hiện không chỉ ở sự có mặt của những loài động vật, thực vật hoang
dã quý hiếm với nguồn gen đặc hữu, cá biệt chỉ có thể tồn tại ở một hoặc một số
khu vực địa lý xác định ở nước ta, mà còn ở nguồn gen vật nuôi, cây trồng, thủy
sản, cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm có giá trị kinh tế cao và các tri thức cổ
truyền về các loài cây thuốc vô cùng quý báu ngày càng phổ biến và sử dụng rộng
rãi.
Theo số liệu tại Hội thảo đánh giá kết
quả thực hiện Đề án khung quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh (2013-2019) và chia sẻ nguồn
gen do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, Việt Nam có khoảng 1.400 loài thực vật
bậc cao; 322 loài thú; 887 loài chim; 176 loài ếch nhái; hàng vạn loài côn
trùng và các loài động vật không xương sống khác, vi tảo ở vùng nước ngọt được
xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là
15.000); 21.393 các chủng vi sinh vật đã được bảo tồn, ... và đứng thứ 16 thế
giới về đa dạng sinh học. Nếu tổ chức tốt công tác bảo tồn các loài sinh vật đặc
hữu này để khai thác phục vụ nghiên cứu khoa học, sản xuất, đời sống sẽ tạo nhiều
cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền
vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: “Nguồn gen là tài sản
quốc gia, là vật liệu di truyền cho chọn tạo giống sinh vật, là nguồn tài
nguyên sinh học để phát triển khoa học, kinh tế - xã hội, môi trường và quốc
phòng - an ninh... Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen được thực hiện
trên cơ sở mạng lưới quỹ gen thống nhất toàn quốc”.
I. Tình hình và kết
quả bảo tồn, lưu giữ, khai thác và phát triển các nguồn gen của tỉnh Lâm Đồng
thời gian qua
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam
Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800-1.000 m so với mặt nước biển, diện tích
tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình
sơn nguyên, núi cao và những thung lũng nhỏ bằng phẳng tạo nên những yếu tố tự
nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật,...
và cảnh quan kỳ thú.
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ
cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa
các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm dao động
từ 18-25°C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, ít có biến động lớn trong chu
kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890-2.500 giờ, tạo điều kiện thuận
lợi phát triển các hệ sinh thái, động vật, thực vật, cây
trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới ngay trong vùng nhiệt đới cận
xích đạo.
Trong thời gian qua, các đề tài
nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đã góp phần bảo tồn nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học của tỉnh như: Nghiên cứu tuyển chọn nhân giống 21 loài
trà mi bản địa, tuyển chọn 02 loài (thông caribe và bạch tùng) bổ sung tập đoàn
cây trồng rừng kinh tế tại tỉnh; chọn lọc 06 cây bơ có năng suất cao và phẩm chất
trái tốt làm cây đầu dòng; chọn lọc 03 giống cà phê chè lai và 02 giống cà phê
chè thuần có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh; chọn tạo
01 giống khoai tây TK 15.80 có năng suất, chất lượng tốt kháng bệnh mốc sương
có thể canh tác quanh năm tại Đà Lạt và vùng phụ cận; phối hợp xác định và đề
xuất các giải pháp khai thác, bảo tồn loài thực vật có hình thái tương tự sâm
Ngọc Linh trên địa bàn các huyện: Đam Rông, Lạc Dương; đang triển khai các
nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về tình hình phân bố và trữ lượng cây Sói rừng,
tuyển chọn bộ giống Artichoke chất lượng cao.
II. Tính cấp thiết
của nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ nguồn gen địa phương
Lâm Đồng là tỉnh được đánh giá cao về
sự đa dạng sinh học hệ sinh thái, đa dạng về loài và đa dạng về nguồn gen, có
trên 60% diện tích tự nhiên là rừng với nhiều kiểu thảm thực vật, hiện đã xác định
có trên 3.490 loài thực vật rừng và trên 393 loài nấm; trong đó Khu dự trữ sinh
quyển thế giới Langbiang với tổng diện tích 274.429 ha là trung tâm đa dạng
sinh học của tỉnh, theo ghi nhận đến nay có ít nhất 1.966 loài thực vật bậc cao
có mạch, hơn 542 loài côn trùng, 87 loài cá, 83 loài lưỡng cư, 91 loài bò sát,
386 loài chim, 98 loài thú. Trong đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt
Nam (2007), Danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Nghị định
160/2013/NĐ-CP và Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Để bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng
sinh học, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày
23/01/2017 về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, trong đó đề cập đến việc bảo tồn các loài bản địa có giá trị
cao như: Chuối La Ba, Dâu tằm, Thông đỏ, Đẳng sâm, các loài Lan rừng, Trà mi Đà
Lạt, Trà hoa vàng; các loài vật nuôi như: Bò lai Bò rừng, Gà, Heo thuần chủng,
Vịt trời, các loài chim, thú đặc hữu tại Lâm Đồng;... Ngoài ra, công tác bảo tồn
nguồn gen đang được triển khai thực hiện tại một số trung tâm, viện nghiên cứu
trong toàn tỉnh, hiện nay đang bảo tồn, lưu giữ 781 nguồn gen rau, hoa, cây ăn
quả; 74 nguồn gen nấm dược liệu; 81 nguồn gen giống dâu; 47 nguồn gen giống tằm;
74 nguồn gen chè; 100 nguồn gen cây rừng các loại tại Trung tâm giống và vật tư
nông nghiệp Lâm Đồng, Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm
Đồng, Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa, Trung tâm Nghiên cứu thực
nghiệm Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng.
Với nguồn tài nguyên động thực vật
phong phú và đa dạng nhưng hiện nay nguồn gen đang bị suy thoái nghiêm trọng và
nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng do các nguyên nhân: Khai thác trái phép và
quá mức nguồn tài nguyên sinh học; sự phân mảnh và suy thoái của các hệ sinh
thái do phá rừng làm đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất rừng với quy mô lớn; cháy rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng; ô nhiễm môi
trường; du nhập và xâm lấn của các loài ngoại lai; biến đổi khí hậu; phát triển
du lịch thiếu kiểm soát. Mặc dù các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, các
đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học đã có các hoạt động cụ thể để duy trì, phát
triển các giống, loài động thực vật, song vẫn chưa có chương trình chi tiết và
toàn diện để bảo tồn và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn gen quý tại tỉnh. Vì vậy,
cần xây dựng và triển khai sớm các kế hoạch, các nghiên cứu về bảo tồn nguồn
gen để sử dụng hiệu quả và phát huy cao nhất giá trị nguồn gen của tỉnh.
Các căn cứ xây dựng Đề án:
- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền
vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày
01/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý thực hiện
Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030;
- Công văn số 161/BKHCN-CNN ngày
21/01/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ
khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh.
III. Nội dung Đề
án
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Thu tập, bảo tồn,
lưu giữ, khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm, có giá trị đặc biệt về
khoa học và ứng dụng ở tỉnh Lâm Đồng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Thu thập và lưu giữ từ 70-100 nguồn
gen có giá trị;
- Đánh giá tiềm năng, tư liệu hóa nguồn
gen và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quỹ gen cấp tỉnh phục vụ công tác quản
lý nhà nước, nghiên cứu khoa học;
- Khai thác phát triển các nguồn gen
có giá trị ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Nội dung thực hiện
a) Điều tra, sưu tập, bổ sung, đánh
giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các nguồn gen thực vật có giá trị:
Bộ giống lan hài (Paphiopedilum spp.); một số loài cây Huỳnh đường (Dysoxylum
spp.) thuộc họ Xoan (Meliaceae); một số họ thực vật đặc hữu, nguy cấp,
quý hiếm của Lâm Đồng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà
(45 họ với 110 loài).
b) Khai thác và phát triển nhanh các
nguồn gen: Loài cây có giá trị làm cảnh (Cây lá Phong (Acer spp.); cây Đa tử
trà (Polyspora spp.) và cây Đỗ quyên (Rhododendron spp.); Thông 2 lá dẹt
tại Nam Tây Nguyên.
c) Khai thác trực tiếp các nguồn gen
phục vụ thương mại: Xây dựng vườn cây đầu dòng và ngân hàng giống Địa lan (Cymbidium
spp.); bảo tồn và khai thác các chủng, loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc
gia Bidoup - Núi Bà.
d) Xây dựng các mô hình bảo tồn và đề
xuất giải pháp bảo tồn, phát triển, khai thác các nguồn gen.
Đề án thực hiện thông qua 02 đề tài bảo
tồn nguồn gen cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh và 05 đề tài bảo tồn nguồn gen cấp
tỉnh theo Phụ lục đính kèm.
3. Dự kiến kết quả
- Bộ sưu tập 23 giống lan hài có giá
trị kinh tế phục vụ công tác bảo tồn và phát triển;
- Báo cáo về thành phần loài, đặc điểm
sinh học, sinh thái, dữ liệu DNA của một số loài cây Huỳnh đường (Dysoxylum
spp.) thuộc họ Xoan (Meliaceae);
- Bộ cơ sở dữ liệu về nguồn gen 45 họ
thực vật đặc hữu với 110 loài nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Lâm Đồng;
- Danh mục các loài cây cây lá Phong
(Acer spp.), cây Đa tử trà (Polyspora spp.) và cây Đỗ quyên (Rhododendron
spp.) phục vụ làm cây trồng đường phố tại Đà Lạt;
- Báo cáo đánh giá đặc điểm sinh
thái, cấu trúc quần thể, tính đa dạng di truyền của quần thể cây Thông 2 lá dẹt
tại vùng Nam Tây Nguyên; đề xuất phương án bảo tồn và phát triển cây Thông 2 lá
dẹt trong vùng nghiên cứu bảo tồn (giống bản địa và di
thực); chọn tạo 02-03 giống Địa lan mới từ quá trình lai tạo phục vụ sản xuất;
hệ thống thông tin tư liệu về nguồn gen khoảng 50 giống Địa lan đã thu thập và
lưu giữ.
- Bản đồ, đặc điểm phân bố, sinh thái
và danh mục các chủng, loài nấm có giá trị về mặt dược liệu và thực phẩm tại Vườn
Quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng; bộ gen của các loại nấm đã được lập
trong danh mục; Đề án bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn nấm ăn, nấm dược
liệu tại Vườn Quốc gia Bi doup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã được xác định.
- 10 mô hình bảo tồn và phát triển
các nguồn gen.
4. Dự kiến kinh phí: 8.500 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí thực hiện đề tài bảo tồn
nguồn gen cấp tỉnh: 6.500 triệu đồng.
- Kinh phí đối ứng thực hiện đề tài bảo
tồn nguồn gen cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh: 2.000 triệu đồng.
- Cân đối từ nguồn kinh phí sự nghiệp
khoa học và công nghệ hàng năm.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức
triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Đề án theo quy định. Định kỳ
hàng năm báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Sở Tài chính: Cân đối ngân sách hàng
năm và giai đoạn 2021-2025, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm
quyền bố trí kinh phí thực hiện theo quy định pháp luật.
3 Các sở, ban, ngành; UBND các huyện,
thành phố; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý khoa học và công
nghệ để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, ngành và trên địa
bàn.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; các sở, ban, ngành, địa
phương gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết
định./.
PHỤ LỤC 1.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP
TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT
|
Tên
nhiệm vụ
|
Mục
tiêu
|
Sản
phẩm
|
Đối
tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn
|
Dự
kiến kinh phí (triệu đồng)
|
1
|
Sưu tập bộ giống lan hài (Paphiopedilum
spp.) có giá trị kinh tế phục vụ công tác bảo tồn và phát triển.
|
Sưu tập 23 giống lan hài (Paphiopedilum
spp.) phục vụ công tác lai tạo giống mới và nhân nhanh các giống quý hiếm có
giá trị kinh tế cao.
|
- Sưu tập được 23 giống lan hài (đặc
hữu và thương mại) có giá trị kinh tế (mỗi giống từ 10 - 100 cây);
- Lai tạo thành công từ 10 - 15 cặp
con lai (mỗi cặp con lai từ 100 -1000 cây con);
- Tạo mẫu thành công in vitro của
23 giống lan hài;
- Nhân nhanh 5-10 giống (mỗi giống
1000 cây) có giá trị kinh tế cao;
- Quy trình nhân giống cho các loài
sưu tập;
- Bộ sưu tập 23 giống lan hài, 01
mô hình bảo tồn ngoài vườn ươm và 01 mô hình bảo tồn in vitro;
- 01 bài báo đăng trên tạp chí
chuyên ngành.
|
23 giống lan hài (Paphiopedilum
spp.).
|
1.500
|
2
|
Bảo tồn, phát triển một số loài cây
Huỳnh đường (Dysoxylum spp.) thuộc họ Xoan (Meliaceae) bán địa phục
vụ trồng rừng, phát triển tài nguyên cây gỗ ở Lâm Đồng.
|
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh học,
sinh thái một số loài triển vọng;
- Xây dựng quy trình nhân giống;
- Xây dựng vườn
sưu tập các loài triển vọng.
|
- Bản báo cáo về thành phần loài, đặc
điểm sinh học, sinh thái, dữ liệu DNA của đối tượng điều tra.
- 01 quy trình nhân giống bằng hạt
hiệu quả;
- 500 cây giống Huỳnh đường của
01-02 loài triển vọng;
- Vườn sưu tập khoảng 02-03 ha;
- 01 bài báo đăng trên tạp chí
chuyên ngành.
|
01-02 loài cây Huỳnh đường (Dysoxylum
spp.).
|
1.000
|
3
|
Sưu tập, lưu trữ và bảo tồn nguồn
gen 45 họ thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm của Lâm Đồng tại Vườn quốc gia
Bidoup-Núi Bà
|
Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen 45 họ thực
vật bản địa, nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Lâm Đồng trong điều kiện tự nhiên và
trong nhà lưới tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà.
|
- Bộ cơ sở dữ liệu về nguồn gen 45
họ thực vật đặc hữu (lan, dẻ, trà, gừng, đỗ quyên, ngọc lan, quế, thiên môn,
thông, búi lửa, bụt mọc, hà bá, hoa hồng, ngũ mạc, nhân sâm, bóng bước, bứa,
côm, đa hương, đậu, đỉnh tùng, bùi, cà phê, cườm thảo, đơn nem, dung, hoa
tím, hồi, kim cang, mạch môn, môn, ngũ vị tử, nữ lang, tai voi, thanh thất,
thụ đảo, trư lung, hoa chuông, hoàng liên gai, lôi, thầu dầu, thiên tuế,
thông đỏ, thu hải đường, trúc đào) với 110 loài (10-50 cây/loài) nguy cấp,
quý hiếm của tỉnh;
- 01 mô hình lưu giữ, bảo tồn nguồn
gen 45 họ thực vật đặc hữu (110 loài), nguy cấp, quý hiếm của tỉnh trong điều
kiện nhà lưới (trong Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà) với diện tích khoảng 0,5
ha;
- 01 bài báo đăng trên tạp chí
chuyên ngành.
|
45 họ thực vật đặc hữu với 110 loài
(10-50 cây/loài) nguy cấp, quý hiếm của tỉnh.
|
1.300
|
4
|
Nghiên cứu khai thác và phát triển
nhanh nguồn gen các loài cây có giá trị làm cảnh (Cây lá Phong (Acer spp.);
cây Đa tử trà (Polyspora spp.) và cây Đỗ quyên (Rhododendron
spp.) phục vụ làm cây trồng đường phố tại Đà Lạt.
|
- Xây dựng danh sách các loài cây
lá Phong (Acer spp.), cây Đa tử trà (Polyspora spp.) và cây Đỗ
quyên (Rhododendron spp.) có phân bố tại Lâm Đồng;
- Xác định được vùng phân bố, đặc
điểm sinh lý, sinh thái học của từng loài;
- Xây dựng mô hình nhân giống các
loài có giá trị;
- Xây dựng mô hình khảo nghiệm trồng
tại một số đường phố, khu cảnh quan.
|
- Báo cáo đa dạng loài, vùng phân bố,
mức độ quần thể, đặc điểm sinh lý, sinh thái các loài cây lá Phong (Acer
spp.), cây Đa tử trà (Polyspora spp.) và cây Đỗ quyên (Rhododendron
spp.);
- Quy trình nhân giống và trồng thử
nghiệm các loài có giá trị;
- 03 mô hình trồng thử nghiệm với khoảng
1000 cá thể/loài tại Đà Lạt.
- 01 bài báo đăng trên tạp chí
chuyên ngành.
|
- Cây lá Phong (Acer spp.);
- Cây Đa tử
trà (Polyspora spp.);
- Cây Đỗ quyên (Rhododendron
spp.).
|
1.200
|
5
|
Nghiên cứu bảo tồn và khai thác các
chủng, loài nấm ăn và nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm
Đồng.
|
- Xác định được các chủng loại nấm
ăn, nấm dược liệu có giá trị tồn tại tại Vườn Quốc gia Bi doup Núi Bà, tỉnh
Lâm Đồng;
- Xác định được bộ gen và đề xuất
các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gene của các chủng loài nấm ăn, nấm dược liệu đã được xác định tại Vườn Quốc gia Bi
doup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng;
- Xây dựng các mô hình nuôi trồng
thử nghiệm có tính khả thi đối với nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị đã được
xác định tại Vườn Quốc gia Bi doup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
|
- Bản đồ, đặc điểm phân bố, sinh
thái và danh mục các chủng, loài nấm có giá trị về mặt dược liệu và thực phẩm
tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng;
- Bộ Atlas của các chủng loài nấm
trong danh mục đã được thiết lập;
- Bộ tiêu bản nấm đạt tiêu chuẩn
khoa học để trưng bày và làm tư liệu cho những nghiên cứu liên quan;
- Bộ gen của các loại nấm đã được lập
trong danh mục;
- Quy trình công nghệ: (phân lập,
nhân giống, nuôi trồng, khai thác, bảo quản, các giống nấm
đã được thiết lập trong danh mục;
- Mô hình nuôi trồng thử nghiệm có
tính khả thi cho một số chủng loài nấm tiêu biểu nhất trong danh mục (03 mô
hình, quy mô 2.500 bịch và sản lượng 25-40 kg khô với nấm dược liệu và 125
-180 kg nấm tươi với nấm thực phẩm);
- Đề án bảo tồn, khai thác và phát
triển nguồn nấm ăn, nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Bi doup Núi Bà, tỉnh Lâm
Đồng đã được xác định.
|
Các chủng loài nấm ăn và nấm dược
liệu có giá trị tại Vườn Quốc gia Bi doup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
|
1.500
|
PHỤ LỤC 2.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP
NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1507/QĐ-UBND ngày 14/6/2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT
|
Tên
nhiệm vụ
|
Mục
tiêu
|
Sản
phẩm
|
Đối
tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn
|
Dự
kiến kinh phí (triệu đồng)
|
1
|
Xây dựng vườn cây đầu dòng và ngân
hàng giống Địa Lan (Cymbidium spp.) phục vụ công tác bảo tồn, phục
tráng, lai tạo và sản xuất cây giống sạch bệnh.
|
- Sưu tầm, xây dựng vườn cây đầu
dòng Địa lan để bảo tồn nguồn gen quý hiếm;
- Thành lập ngân hàng giống địa lan
làm cơ sở để tiến hành lai tạo hữu tính và phát triển nghiên cứu các phương
pháp lai tạo khác nhau để tạo ra giống mới cung cấp cho người sản xuất ở
trong và ngoài tỉnh;
- Chọn tạo 02-03 giống Địa lan mới
chất lượng cao từ quá trình lai tạo cung cấp cho người dân sản xuất trong và
ngoài tỉnh;
- Xây dựng quy trình nhân giống,
quy trình canh tác các giống Địa lan mới;
- Phục tráng các giống Địa lan đã
thu thập và lưu giữ đồng thời sản xuất khoảng 50.000 cây giống Địa lan bản địa
đã được sưu tập và di thực từ trước năm 2000 cung cấp cho người sản xuất.
|
- Báo cáo điều tra, thu thập và lưu
giữ khoảng 50 giống Địa lan bao gồm các giống bản địa và các giống di thực;
- Vườn cây đầu dòng các giống Địa
lan đã thu thập với diện tích 3.000m2;
- Ngân hàng giống Địa lan lưu trữ
trong ống nghiệm tại thành phố Đà Lạt;
- Hệ thống thông tin tư liệu về nguồn
gen giống Địa lan khoảng 50 giống Địa lan đã thu thập và lưu giữ;
- Chọn tạo được từ 02 đến 03 giống
Địa lan mới từ quá trình lai tạo phục vụ cho người dân trồng sản xuất địa lan
trong và ngoài tỉnh;
- Phục tráng tất cả các giống Địa
lan đã thu thập và lưu giữ đồng thời sản xuất khoảng 50.000 cây giống Địa lan
bản địa và di thực từ trước năm 2000;
- Quy trình nhân giống in vitro
và canh tác giống Địa lan mới chọn tạo.
- Công bố từ 01 bài báo trên Tạp
chí chuyên ngành
|
Khoảng 50 giống Địa lan bao gồm các
giống bản địa và các giống di thực
|
Cấp
nhà nước: 5.000
Cấp
tỉnh: 1.000
|
2
|
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển
loài thông 2 lá dẹt (Ducampopinus kremfii) loài cây đặc hữu tại Nam
Tây Nguyên.
|
- Xác định đặc điểm sinh thái, hiện
trạng cấu trúc và đa dạng di truyền của cây Thông 2 lá dẹt ở Nam Tây Nguyên
làm cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát triển nguồn
gen;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống
và gây trồng cây thông 2 lá dẹt phục vụ bảo tồn và trồng rừng.
|
- Báo cáo đánh giá đặc điểm sinh
thái, cấu trúc quần thể, tính đa dạng di truyền của quần thể cây Thông 2 lá dẹt
tại vùng Nam Tây Nguyên;
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống hữu
tính, gây trồng và chăm sóc cây Thông 2 lá dẹt;
- Phương án bảo tồn và phát triển
cây Thông 2 lá dẹt trong vùng nghiên cứu bảo tồn;
- 02 mô hình trồng bảo tồn nguyên vị
với diện tích 20 ha (10ha/mô hình). 02 mô hình bảo tồn chuyển vị kết hợp mục
tiêu kinh tế loài nghiên cứu với diện tích 02 ha (01 ha/ mô hình);
- 02 bài báo đăng trên tạp chí
trong và ngoài nước.
|
Thông 2 lá dẹt (Ducampopinus
kremfii)
|
Cấp
nhà nước: 5.000
Cấp
tỉnh: 1.000
|