Quyết định 3187/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án "Khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Bình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025"
Số hiệu | 3187/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 05/10/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Hồ An Phong |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3187/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 05 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKNCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040;
Căn cứ Quyết định số 3057/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 772/TTr-SKHCN ngày 01/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Bình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025" (có Đề án kèm theo)
1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng quy định hiện hành của pháp luật; định kỳ hằng năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động triển khai các nội dung của Đề án liên quan đến ngành, đơn vị; đồng thời, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỸ GEN TỈNH QUẢNG BÌNH THỰC HIỆN
TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình)
1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ NHU CẦU VỀ NGUỒN GEN
1.1 Tính cấp thiết
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2 với nhiều tiểu vùng sinh thái phong phú, được đánh giá là một những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam cũng như ở khu vực và trên thế giới. Tỉnh ta nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3187/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 05 tháng 10 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKNCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040;
Căn cứ Quyết định số 3057/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 772/TTr-SKHCN ngày 01/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án "Khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Bình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025" (có Đề án kèm theo)
1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng quy định hiện hành của pháp luật; định kỳ hằng năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động triển khai các nội dung của Đề án liên quan đến ngành, đơn vị; đồng thời, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỸ GEN TỈNH QUẢNG BÌNH THỰC HIỆN
TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình)
1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ NHU CẦU VỀ NGUỒN GEN
1.1 Tính cấp thiết
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2 với nhiều tiểu vùng sinh thái phong phú, được đánh giá là một những khu vực có tính đa dạng sinh học cao của Việt Nam cũng như ở khu vực và trên thế giới. Tỉnh ta nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hệ sinh thái biển Quảng Bình tương đối phong phú và đa dạng, với đường bờ biển dài 116,04 km, phía Bắc có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha là điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Về nguồn lợi thủy sản thì biển là nơi hội tụ của các đàn cá vịnh Bắc Bộ vào mùa trú Đông. Đặc trưng của nguồn lợi vùng biển Quảng Bình chủ yếu thuộc chủng quần vịnh Bắc Bộ, một phần mang tính chất của nguồn lợi vùng biển Trung Bộ (các đàn cá nổi di cư), có hầu hết các giống loài ở vịnh Bắc Bộ (gần 1.000 loài) gồm các loài như: Cá trích, lầm, nục, bạc má, cá ngừ, sòng, thu, phèn, mối, bánh đường, hồng, mú, nhám, chim; mực ống, mực nang; tôm hùm, tôm sú, tôm he, tôm sắt, tôm bạc... với sản lượng đánh bắt ngày một sụt giảm.
Với diện tích rừng 543.049 ha, trong đó rừng tự nhiên 469.768 ha, rừng trồng 73.281 ha, trong đó có 12.674 ha rừng thông, diện tích không có rừng 61.737 ha, có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.
Hệ sinh thái thủy vực (nội địa và ven biển cửa sông) có đầy đủ các nhóm thủy sinh vật với nhiều loài. Khu vực thủy vực nội địa có khoảng 91 loài thực vật thủy sinh, 147 loài thực vật nổi, 82 loài động vật nổi, 51 loài động vật đáy, 105 loài côn trùng nước, 203 loài cá nuôi và cá tự nhiên. Khu vực ven biển cửa sông có 39 loài thực vật ngập mặn và trong rừng ngập mặn, trong đó 15 loài rong, 11 loài cỏ biển, 127 loài thực vật nổi, 79 loài động vật nổi, 108 loài động vật đáy và 259 loài cá nước lợ, mặn, trong đó có những loài quí hiếm chất lượng cao đang bị khai thác quá mức cần bảo tồn như: Sò huyết, hàu cửa sông.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG) trải rộng trên địa bàn 3 huyện của tỉnh Quảng Bình có diện tích 123.326 ha tiêu biểu cho hệ sinh thái của khu vực với những đặc điểm đặc trưng về địa chất, địa mạo, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Vườn quốc gia này được Ủy ban Di sản thế giới UNESCO hai lần ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới; lần thứ nhất vào năm 2003 vì đạt tiêu chí viii: “Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan trọng của lịch sử Trái Đất, bao gồm cả việc ghi lại sự sống, các quá trình địa chất nổi bật còn đang tiếp diễn trong sự phát triển của địa hình, hay những đặc điểm địa mạo và địa lý tự nhiên quan trọng”; và lần thứ hai vào năm 2015 vì đạt tiêu chí ix, x: Tiêu chí ix “Là những ví dụ nổi bật đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh vật trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên mặt đất, trong nước ngọt, nước biển và ven biển và các cộng đồng động - thực vật”, tiêu chí x “Chứa đựng các môi trường sinh sống thiên nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn tại chỗ đa dạng sinh học, kể cả những nơi chứa đựng các giống loài bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét dưới góc độ khoa học hoặc bảo tồn”. Sự đa dạng về các kiểu rừng và sinh cảnh, lại ở vào vị trí địa lý trung tâm miền Trung dẫn đến hệ quả tất yếu về sự đa dạng của khu hệ động, thực vật về thực vật, nơi đây ghi nhận 2.952 loài thực vật thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành, trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới (IUCN), 01 loài có tên trong các phụ lục CITES, 03 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Về thực vật có những loài quý hiếm cần được bảo tồn như: (1) Nhóm cây lấy gỗ: Bách xanh đá, kiền kiền, sao mạng, noi (ươi/ bần giác), sưa, mun, trầm hương, dầu rái, gụ lau, re gừng; (2) Nhóm cây dược liệu: Bảy lá một hoa, bổ béo trắng, vù hương, ba kích, hoàng đằng, sâm cau, giảo cổ lam (dền toòng); (3) Nhóm cây làm cảnh: Lan hài xanh, lan hài đốm, lan hài xoắn, lan giả hạc, lan hạc vỹ, lan kim tuyến. Về động vật, ghi nhận 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 66 bộ, 12 lớp, 4 ngành (823 loài động vật có xương sống, 571 loài chân khớp, giun dẹp, thân mềm), trong đó có 84 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 110 loài được ghi trong Sách đỏ Thế giới (IUCN), 55 loài có tên trong các phụ lục CITES, 40 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP. Về động vật có nhiều loài quý hiếm cần được bảo tồn như: (1) Lớp thú: Bò tót, sơn dương, sao la, mang lớn, chó sói, beo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, mèo gấm, mèo cá, rái cá vuốt bé, rái cá thường, rái cá lông mượt, gấu chó, gấu ngựa, cầy mực, cầy vằn Bắc, cầy gấm, cầy giông đốm lớn (cầy giông sọc), chồn dơi, thỏ vằn, tê tê đen (tê tê Java), tê tê vàng, chà vá chân nâu, voọc gáy trắng (voọc Hà Tĩnh), vượn đen Siki, culi lớn, culi nhỏ, vượn đen má trắng, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chuột xủi lông mềm, chào vao; (2) Lớp chim: Niệc mỏ vằn, hồng hoàng, công, gà tiền mặt vàng, trĩ sao, gà lôi trắng Berli, gà lôi lam mào đen, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào trắng, trĩ sao, khướu mỏ dài, khướu đá mun; (3) Lớp bò sát: Rắn hổ chúa, rùa hộp ba vạch (rùa tròn đẹp, rùa vàng), rùa hộp trán vàng (rùa hộp bua - rê), rùa cổ sọc (rùa Trung Bộ), rùa đầu to, thạch sùng PNKB, tắc kè lưng nhẵn, rắn lục lưng ba gờ, thằn lằn nước, rắn mai gầm thành, rắn lục Trường Sơn, rắn lục sừng; (4) Lớp lưỡng cư: Nhái cây Orlov, ếch màng nhĩ lớn; (5) Lớp cá: Cá mại trắng (cá mại), cá mại cao (cá mại, cá bọt), cá thè be (cá thè be sông Lam), cá chát (cá chát Vũ Hà, cá cô), cá lăng Quảng Bình, cá chình mun, cá chình hoa.
Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (KDTTN) nằm về phía Tây - Nam huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, giáp với biên giới Việt - Lào và khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Diện tích tự nhiên 22.691,54 ha thuộc 26 tiểu khu, trong đó có 22.595,94 ha đất quy hoạch lâm nghiệp, khu vực này chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh nằm trong vùng sinh thái rừng tự nhiên rộng lớn khoảng 500.000 ha, có tài nguyên rừng phong phú, kéo dài từ huyện Minh Hóa qua các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình sang huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những khu vực có diện tích rừng tự nhiên liên tục rộng lớn nhất ở Việt Nam và chỉ còn thấy tồn tại ở một số khu vực dọc biên giới Việt - Lào. Đặc biệt khu vực này còn bảo tồn được một diện tích lớn kiểu rừng nhiệt đới thường xanh còn tính chất nguyên sinh trên vùng đất thấp; kiểu rừng này đã trở nên rất hiếm ở Việt Nam do bị tác động mạnh và đã bị thu hẹp ở các vùng khác và là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn, được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đánh giá là một trong 200 trung tâm có đa dạng sinh học cao toàn cầu. KDTTN chứa đựng nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo tồn. Hệ thực vật có 1.030 loài, trong 599 chi thuộc 144 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có tới 51 loài được ghi trong Sách Đỏ hoặc loài quý hiếm cần bảo tồn theo Nghị Định 06 của Chính phủ. Trong đó có 22 loài trong sách đỏ thế giới (IUCN), 26 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 15 loài được bảo vệ theo Nghị định 06 của Chính phủ Việt Nam (NĐ 06/2019/NĐ-CP). Đặc biệt có tới 06 trong tổng số 07 loài trong họ dầu bị đe dọa ở dạng rất nguy cấp theo IUCN (IUCN Version 2015.1.). Các loài gỗ quý hiếm cần được bảo tồn như: Thông nàng, táu mật, lát hoa, đinh hương, hoàng đằng, vàng đắng, bình vôi, gụ mật, gụ lau, lim xanh, vù hương, re hương, dạ hương, vv... Hệ động vật đã thống kê sơ bộ được 357 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó: 76 loài thú, 214 loài chim và 67 bò sát ếch nhái có nhiều loại thú nguy cấp, quý hiếm cần phải bảo tồn như: Chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn Siki, cu ly nhỏ, thỏ vằn, tê tê Java, gấu ngựa, mang Trường Sơn, mang lớn, sao la, sơn dương, bò tót, trĩ sao, hồng hoàng, 02 loài chim đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu là gà lôi lam mào trắng (CR) và đuôi cụt bụng đỏ VU). Trong 38 loài bò sát và 29 loài ếch nhái có 15 loài đặc hữu của Việt Nam, 12 loài đặc hữu của Đông Dương và 17 loài bị đe dọa gồm 9 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 10 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2017), 06 loài ghi trong Nghị Định 06 của Chính phủ (2019) và 07 loài ghi trong các phụ lục CITES (2015). Là một trong 62 vùng chim quan trọng và trong Vùng chim đặc hữu đất thấp của Việt Nam (BirdLife International 2002).
Với sự đa dạng về nguồn gen giống cây, con bản địa đã tạo ra một số sản phẩm đặc sản nổi tiếng của Quảng Bình như cam mật Hiền Ninh, cam voi Tuyên Hóa, tỏi tía Quảng Minh, lúa nếp than, lúa ven, lạc xám củ nhỏ, lá trơng (gia vị), khoai lang Bảo Ninh, khoai lang đỏ Hải Ninh, sắn chuối và sắn đỏ Minh Hóa, gà kiến Minh Hóa, ốc đá và ốc lèn Minh Hóa, ốc bươu đen, cua đồng, lợn Khùa, gà cụp đuôi Lâm Hóa, sò huyết Quảng Tùng, tôm hùm, hàu Quán Hàu, mực lá, mực ống, đẻn biển, cá chình mun, cá chình hoa, cá bỗng, cá mát, cá nâu, cá nganh sông, men riềng nấu rượu Quảng Long, men riềng nấu rượu Võ Xá... góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Nhiều cây dược liệu quý có thể phát triển thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe như cây bổ béo bốn nhị, sâm Bố Chính, bảy lá một hoa, ba kích, diệp hạ châu trắng, kê huyết đằng, cây dỗi, giáng hương, trà hoa vàng, giảo cổ lam... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng cá thể của các loài động vật, thực vật đặc sản quý hiếm trên các vùng sinh thái ở Quảng Bình đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các giống bản địa đang bị mất dần do thay đổi cơ cấu cây trồng, du nhập động, thực vật ngoại lai hoặc do khai thác quá mức. Vì vậy, việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Vì vậy, để công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn gen có giá trị ở tỉnh Quảng Bình và thực hiện chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ về nhiệm vụ quỹ gen, việc xây dựng “Đề án Khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Bình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025” là rất cần thiết.
1.2 Nhu cầu nguồn gen
1.1.1. Thực trạng công tác bảo tồn nguồn gen
Công tác bảo tồn nguồn gen được tỉnh Quảng Bình đã được quan tâm từ lâu, trong đó chủ yếu là công tác bảo tồn tại chỗ những loài nằm trong các khu bảo tồn thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong với các nguồn gen động, thực vật, và các loài thủy sinh.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiền thân là khu rừng đặc dụng Phong Nha được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau đó VQG được thành lập theo Quyết định số 189/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/12/2001 có tổng diện tích là 85.754 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 64.894 ha, phân khu phục hồi sinh thái diện tích là 17.449 ha. Tại cuộc họp toàn thể của Ủy ban Di sản Thế giới lần thứ 27 diễn ra tại Trụ sở UNESCO (Paris) từ ngày 30/6 đến ngày 05/7 năm 2003, VQG chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 03/7/2015, kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng Hòa Liên Bang Đức, với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thế giới (WHC), VQG đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới. Với các dấu mốc trên đây, VQG ngày càng thực hiện nghiêm ngặt việc bảo tồn các nguồn gen tại chỗ, thực hiện chức năng nhiệm vụ về điều tra thu thập nguồn gen, định loài, xác định nguồn gen có nguy cấp tuyệt chủng nhằm tiến hành bảo tồn, khôi phục và phát triển.
Cũng với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị tự nhiên, đặc biệt bảo tồn, duy trì tính ổn định của diện tích rừng kín thường xanh trên đất thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới còn tương đối nguyên vẹn; bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm đang bị đe dọa nhằm ổn định sự đa dạng về thành phần loài, tăng số lượng các cá thể và quần thể các loài đang bị đe dọa; tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn cho các sông, suối trong lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại, góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới; duy trì độ che phủ và nâng cao chất lượng rừng thuộc Khu DTTN, khu vực vùng đệm. Ngày 26/6/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2165/QĐ-UBND về việc thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong tỉnh Quảng Bình.
Ngày 18/7/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 tại Nghị quyết số 21/2017/NQ-HĐND. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 tại Quyết định số 3057/QĐ-UBND ngày 30/8/2017. Ngày 05/4/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Báo cáo số 71/BC-UBND về Kết quả thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nhằm góp phần bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn gen phục vụ phát triển kinh tế địa phương, năm 2014 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình đã tham mưu đề xuất UBND tỉnh Quảng Bình đăng ký thực hiện đề tài cấp Nhà nước: “Khai thác và phát triển nguồn gen cam mật Hiền Ninh, tỉnh Quảng Bình” do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình thực hiện. Đề tài đã đánh giá được đặc điểm nông sinh học và giá trị nguồn gen của giống cam mật Hiền Ninh; Xây dựng được các quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc; Tuyển chọn bổ sung được 8 cây đầu dòng/giống, xây dựng được vườn giống gốc gồm 16 cây S0 và 40 cây S1, làm nguồn vật liệu cho nhân giống mở rộng diện tích trồng giống cam mật Hiền Ninh. Xây dựng được vườn ươm sản xuất giống cây cam mật với quy mô 5.000 cây/năm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; Sản xuất được 1.250 cây giống cam mật chất lượng từ nguồn giống được tuyển chọn, sạch bệnh để xây dựng 02 ha mô hình trồng mới có chất lượng quả tốt, năng suất và hiệu quả sản xuất cao từ đó khuyến cáo nhân rộng tại địa phương, đến nay cả tỉnh có trên 150ha kinh doanh, năng suất bình quân đạt 8-10 tấn/ha, sản lượng 12.000-15.000 tấn/năm, giá cam bình quân 25.000đ/kg đã cho thu nhập 200-250 triệu đồng/ha/năm.
Ngoài ra, hằng năm Sở Koa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt thực hiện nhiều đề tài, dự án cũng như trực tiếp hỗ trợ thông qua các mô hình thực nghiệm ứng dụng và nhân rộng kết quả KH&CN nhằm nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng - phát triển các giống cây trồng - vật nuôi từ đó có hướng đề xuất việc bảo tồn, khôi phục và phát triển góp phần phục vụ phát triển kinh tế địa phương, cụ thể như: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá đối mục, thử nghiệm nuôi giống lợn Khùa, xây dựng mô hình cây cam voi bản địa, nghiên cứu cây bổ béo, nghiên cứu trồng sâm Bố Chính, mô hình nuôi cầy hương, mô hình nuôi kỳ nhông trên cát, sinh sản cá diếc nhân tạo, mô hình nuôi cua đồng, nuôi thử nghiệm cá chình mun, trồng thử nghiệm cây sa nhân, các mô hình trồng cây dược liệu bản địa, ...
Tuy nhiên hiện còn rất nhiều nguồn gen quý hiếm về giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần được nghiên cứu, đánh giá nhằm bảo tồn nguồn gen quí hiếm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
1.1.2. Nhu cầu nguồn gen
Đến nay, Quảng Bình chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu của các nguồn gen có giá trị kinh tế, giá trị khoa học trên địa bàn tỉnh; việc thu thập, nhập nội, lưu giữ an toàn một số loại cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật có giá trị kinh tế, giá trị khoa học hoặc có nguy cơ tuyệt chủng còn hạn chế; việc khai thác và phát triển nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh - quốc phòng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, một số nguồn gen cần được ưu tiên nghiên cứu, bảo tồn, khai thác phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2021-2025 trong các lĩnh vực như sau:
a) Về cây trồng nông, lâm nghiệp
Một số giống cây trồng (cả giống nhập nội và giống địa phương) có giá trị và nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ bị mất dần hoặc thoái hóa qua thời gian. Nếu không được lưu giữ và phục tráng kịp thời sẽ mất dần nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống cây trồng phục vụ sản xuất, phù hợp với điều kiện của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần phải tiếp tục lưu giữ và phục tráng các giống cây trồng như:
- Cây lương thực, thực phẩm: Lúa nếp than; lúa ven.
- Cây ăn quả: Cam voi Tuyên Hóa.
- Cây lâm nghiệp: Bách xanh đá.
- Cây hoa: Lan giả hạc, lan hạc vỹ, lan kim tuyến.
b) Về động vật nuôi và động vật quý hiếm
Nếu không quan tâm đến công tác bảo tồn thì một số đối tượng vật nuôi bản địa quí hiếm sẽ bị mất dần, trong đó có những giống như: Lợn Khùa là giống lợn bản địa quí hiếm được người đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Quảng Bình nuôi bán chăn thả, trong đó nhiều nhất ở huyện Minh Hóa, thịt giòn; thơm ngon hiện thị trường rất ưa chuộng; gà cụp đuôi (Lâm Hóa) hiện chỉ có trên dưới 100 con... có nguy cơ thoái hóa và tuyệt chủng.
Ngoài ra một số động vật quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế cần bảo tồn và phát triển tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong như: Trĩ sao; gà lôi lam mào trắng,...
c) Về các loài thủy sản
Nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên bị biến động rất lớn, tập trung chủ yếu tại các vùng ven biển, lưu vực sông, suối, cửa sông. Nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, có giá trị khoa học đang ngày một mất dần, bằng chứng là các cấp độ nguy cấp được thể hiện trong sách đỏ Việt Nam 2007 ngày càng tăng. Nhóm nguồn lợi thủy sản có trữ lượng, sản lượng khai thác tự nhiên cao đang ngày càng đi xuống. Biến động quần thể liên tục thay đổi do bị tác động bởi các yếu tố khách quan (môi trường thay đổi) và yếu tố chủ quan (các hoạt động của con người) đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế của ngành thủy sản. Các loài thủy sản cần được bảo tồn là các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị khoa học, giá trị kinh tế gồm:
- Vùng cửa sông ven biển: Sò huyết ở cửa sông Ròon (Quảng Tùng); hàu cửa sông Nhật Lệ (Quán Hàu).
- Vùng thủy sản nội địa: Ngoài những đối tượng trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 đã công bố tại vùng thủy sản nội địa trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cần bảo tồn: Cá chình mun; cá chình hoa.
d) Về cây dược liệu
Trước nhu cầu sử dụng cây thuốc ngày càng tăng, nhiều loại thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao thường xuyên bị khai thác cạn kiệt, hiện còn rất hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng, như: Cây bổ béo (Minh Hóa).
e) Về vi sinh vật và nấm
Trong sản xuất cần thiết phải thu thập, lưu giữ và bảo quản các nguồn gen vi sinh vật và nấm có giá trị, có khả năng ứng dụng trong công nghiệp để sản xuất như: Một số sản phẩm lên men cổ truyền cần ưu tiên bảo tồn, khôi phục phát triển men riềng nấu rượu (Quảng Long).
2.1 Mục tiêu tổng quát
Bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu quả nguồn gen các loài cây, con đặc sản, đặc hữu, quý, hiếm hoặc nguy cấp có giá trị khoa học và kinh tế; các loài vi sinh vật thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thu thập, nhập nội, lưu giữ an toàn 17 nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật có giá trị kinh tế, giá trị khoa học hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tư liệu hóa nguồn gen; đánh giá, xác định giá trị; xây dựng cơ sở dữ liệu của các nguồn gen có giá trị kinh tế, giá trị khoa học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Khai thác và phát triển 10-17 nguồn gen có giá trị ứng dụng để phát triển phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, y - dược, văn hóa, bảo vệ môi trường và an ninh - quốc phòng.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.
3.1 Xác định giá trị, đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen
- Xác định các nguồn gen ưu tiên cần thu thập, bảo tồn, trong đó chú trọng các nguồn gen có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực có giá trị cao, các nguồn gen đặc sản, đặc hữu, các nguồn gen có nguy cơ thất thoát và tuyệt chủng cao.
- Đánh giá ban đầu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển đối với các nguồn gen sau khi được thu thập. Đánh giá chi tiết về năng suất, chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh, khả năng thích ứng của các nguồn gen có tiềm năng về giá trị khoa học, giá trị ứng dụng.
- Tư liệu hóa về các nguồn gen đã đánh giá dưới các hình thức: Phiếu điều tra, phiếu miêu tả, phiếu đánh giá, hình vẽ, bản đồ phân bố, chụp ảnh, ấn phẩm thông tin, catalog hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu tin học.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án giai đoạn 2015-2020 (kết quả đạt được so với mục tiêu; thuận lợi, khó khăn và những tồn tại hạn chế).
3.2 Thu thập, lưu giữ an toàn nguồn gen sinh vật
- Ứng dụng KH&CN trong bảo quản, lưu giữ nguồn gen trong bảo tồn chuyển chỗ (bảo quản giống cây trồng trong kho lạnh sâu; tinh, phôi đông lanh; tế bào gốc ...).
- Mở rộng nghiên cứu bảo tồn tại chỗ các giống cây trồng, vật nuôi bản địa và các loài hoang dã có quan hệ gần với các giống vật nuôi, cây trồng, cây làm thuốc, các chủng vi sinh vật quý hiếm.
- Thực hiện bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn trên đồng ruộng phù hợp với từng đối tượng nguồn gen.
3.3 Khai thác và phát triển nguồn gen
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm phục tráng, nhân giống và khai thác có hiệu quả các nguồn quỹ gen một số loài vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật có giá trị kinh tế tại Quảng Bình.
- Xây dựng các khu vực nuôi trồng chuyên canh các loài cây, con quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.
3.4 Nâng cao năng lực nghiên cứu bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức khoa học và công nghệ để đăng ký tham gia mạng lưới quỹ gen quốc gia, trong đó tập trung cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực thực hiện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen.
- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua việc thực hiện các dự án bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, đào tạo theo nhóm chuyên gia.
3.5 Các nhiệm vụ ưu tiên triển khai
3.5.1: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu nguồn gen quý, hiếm có giá trị kinh tế cao của tỉnh Quảng Bình.
3.5.2: Tập trung thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên theo danh mục tại Phụ lục I, II kèm theo.
4. DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn kinh phí từ Trung ương hỗ trợ thuộc chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nguồn kinh phí địa phương (nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh; nguồn sự nghiệp của các ngành và nguồn huy động hợp pháp khác...).
- Cơ sở dữ liệu về nguồn gen và quỹ gen một số loài cây trồng vật nuôi quý hiếm, có giá trị về kinh tế, giá trị nghiên cứu khoa học, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật gồm: 02 nguồn gen cây lương thực, thực phẩm; 01 nguồn gen cây ăn quả; 01 nguồn gen cây dược liệu; 01 nguồn gen cây lâm nghiệp; 03 nguồn gen cây hoa; 04 nguồn gen động vật nuôi và động vật quý hiếm; 04 nguồn gen thủy sản; 01 nguồn gen vi sinh vật.
- Phục tráng từ 3 - 4 giống cây trồng bản địa; từ 2 - 3 giống con nuôi bản địa.
- Có ít nhất 01 tổ chức khoa học và công nghệ trong tỉnh được công nhận là thành viên mạng lưới quỹ gen quốc gia.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN ĐỀ
NGHỊ THỰC HIỆN Ở CẤP QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 3187/QĐ- UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Bình)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Đối tượng |
Đặc điểm nguồn gen và hiện trạng |
Ghi chú |
1 |
Khôi phục, phát triển giống lợn Khùa phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế |
Lợn Khùa (Sus scrofa domesticus) |
Là giống lợn bản địa ở miền núi tỉnh Quảng Bình; được đồng bào dân tộc thiểu nuôi thả rông hoặc bán chăn thả; hiện chủ yếu dân tộc Khùa ở huyện Minh Hóa nuôi giống lợn này. Lợn Khùa có thịt thơm ngon, tỷ lệ nạc cao, thịt mỡ ăn giòn, chắc, trọng lượng thương phẩm trên dưới 40kg/con; khả năng chống chịu bệnh tật cao. Là một nguồn gen lợn bản địa quý của tỉnh QB cần được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. |
|
2 |
Bảo tồn nguồn gen gà lôi lam mào trắng phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế |
Gà lôi lam mào trắng (Lophura Edwardsi). |
Là loài chim thuộc họ trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58-67 cm. Con trống thường có sắc lông màu lam thẫm ngả sang màu đen còn con mái có màu nâu. Chân và mặt của gà lôi lộ phần da màu đỏ, có 2 biến chủng: Chủng danh định L. e. edwardsi trên đầu có mào và đuôi có lông trắng; Chủng phía bắc L. e. hatinhensis thì có thêm lông vũ ở cánh cũng màu trắng. Năm 2021 được đánh giá là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, mất môi trường vì nạn phá rừng và vì hóa chất khai quang từ thời chiến tranh. |
|
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP
TỈNH ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Bình)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Đối tượng |
Đặc điểm nguồn gen và hiện trạng |
Ghi chú |
1 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen gà cụp đuôi Lâm Hóa phục vụ phát triển kinh tế |
Gà cụp đuôi Lâm Hóa (Gallus gallus domesticus). |
Gà có màu lông đa dạng, đốm nâu, đen, vàng lơ xen kẽ; gà không có phao câu (phao câu tiêu biến) lông đuôi cụp xuống; trọng lượng lúc trưởng thành con trống khoảng 1,4-1,5kg, con mái 1,2-1,3kg, thân tròn, thịt giòn, ngọt, thơm ngon. Gà có số lượng quần thể hạn chế, trên dưới 100 con ở xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa và có nguy cơ có nguy cơ bị lai tạp cao. |
|
2 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen cá chình hoa phục vụ phát triển kinh tế |
Cá chình hoa (Anguilla marmorata). |
Thân cá trụ hơi tròn, dạng rắn, có vảy phủ rất nhỏ vùi dưới da, chiều dài lớn nhất ở con đực là 70cm, con cái là 200cm. Trọng lượng lớn nhất có thể đạt 20kg và tuổi thọ cao nhất 40 năm. Mút nhọn của mõm và hàm dưới không có gờ thịt. Miệng to, khe miệng kéo đến ngang rìa sau mắt, lưỡi tự do, trên hai hàm và khẩu cái đều có răng. Khe mang thẳng góc với trục thân. Khoảng cách từ khởi điểm vây lưng đến vây hậu môn lớn hơn từ đó đến khe mang và lớn hơn ½ chiều dài đầu. Có đường bên, các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi dính liền nhau. Lưng màu đen, có nhiều vệt đen nâu to, nhỏ không đều ở dọc hai bên thân. Mặt bụng có màu vàng nhạt, vây lưng màu sẫm, rìa vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có màu đen. sống đáy, chui rúc trong các hang đá, hốc cây, vùi mình xuống bùn cát, các hang hốc dọc các bờ sông lớn, cá bố mẹ đến giai đoạn thành thục thì di cư ra biển sâu để đẻ, đến giai đoạn con non sống ở các vùng cửa sông ven biển và đang bị khai thác cạn kiệt. |
|
3 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen cá chình mun phục vụ phát triển kinh tế |
Cá chình mun (Anguilla bicolor). |
Thân thon dài, dạng rắn, lưng màu đen mun, bụng màu nhạt hơn, da nhiều nhớt. Vây lưng, vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, vây ngực tròn ngắn, không có vây bụng. Chiều dài lúc trưởng thành gần 1 m, có thể sống đến 20 năm. Sống đáy, trưởng thành sống ở nước ngọt. Cá di cư ra biển để sinh sản, đến giai đoạn con non sống ở các vùng cửa sông ven biển. Đang bị khai thác nhiều, có nguy cơ bị mất nguồn gen. |
|
4 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen giống lúa ven phục vụ phát triển kinh tế |
Giống lúa ven (Oryza sativa L). |
Giống lúa ven là giống lúa có từ lâu đời, phù hợp với vùng đất trũng và chịu chua phèn khá, giống có thời gian sinh trưởng 160-170 ngày, chiều cao 130-140cm, năng suất 3-4 tấn/ha, hạt thóc màu vàng sậm, hạt nhỏ, dài, vỏ cám màu đỏ, cơm hơi thơm, cứng, được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu... Hiện chi còn 1-2 ha trồng rải rác ở huyện Quảng Ninh. |
|
5 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen giống lúa nếp than phục vụ phát triển kinh tế |
Giống lúa nếp than (Oryza sativa L). |
Giống lúa nếp than là loài quý hiếm của đồng bào Bru - Vân Kiều đang bị thất truyền, hạt gạo màu đen, chắc mẩy, thơm dẻo, giá trị dinh dưỡng cao. Nên cần phục tráng, lưu giữ và phát triển giống lúa bản địa, xây dựng thương hiệu đặc sản địa phương. |
|
6 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen men riềng Quảng Long phục vụ phát triển kinh tế |
Men riềng Quảng Long. |
Men riềng Quảng Long làm từ thân và rễ cây riềng lấy ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn được trộn với bột gạo sau đó ủ rượu, cứ 8 kg gạo cho ra 5 lít rượu 40° và không có chất độc hại, thơm ngon, dùng để ngâm thuốc rất tốt, uống không bị đau đầu. |
Chưa xác định được tên khoa học |
7 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen sò huyết Quảng Tùng phục vụ phát triển kinh tế |
Sò huyết Quảng Tùng (Anadara granosa). |
Sò huyết có vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá thể lớn có vỏ dài 60 mm, cao 50 mm, rộng 49 mm. Mặt ngoài của vỏ gờ phóng xạ rất phát triển, có khoảng 18-21 gờ. Trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật, đối với những cá thể già ở xung quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Sò huyết có huyết đỏ tươi, mùi vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin B12, là sản vật quý để bồi bổ cơ thể. Chủ yếu phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu thông như ở cửa sông Ròon, huyện Quảng Trạch đang bị khai thác có nguy cơ cạn kiệt. |
|
8 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen hàu (Quán Hàu) phục vụ phát triển kinh tế |
Hàu (Quán Hàu) (Crassostrea ariakensis). |
Hàu (Quán Hàu) sinh sống ở các vùng cửa sông, Quán Hàu, cửa sông Gianh. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, ma giê, calci, ... Hàu có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì chúng lọc tạp chất từ nước và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng dân cư ven biển, cho chất lượng thơm ngon. Hiện tại hàu tự nhiên đang bị khai thác quá mức và chưa có giải pháp bảo tồn phát triển. |
|
9 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen cam voi Tuyên Hóa phục vụ phát triển kinh tế |
Cam voi Tuyên Hóa (Citrus Sinensis L). |
Cây có bộ rễ, tán cây phát triển mạnh, cao 3,5-4m, đường kính tán từ 4-4,5m. Cây ra hoa tháng 2 và cho quả từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Năng suất cao từ 50-70kg quả/cây/năm. Quả có trọng lượng 400g-600g/quả quả có hình cầu hơi tròn, khi chín có màu vàng nhạt, có vị ngọt thanh, thời gian chín kéo dài đến tết âm lịch nên rất được ưa chuộng sử dụng trong thờ cúng. Hiện nay do chưa được quan tâm bảo tồn phục tráng nên đang có nguy cơ bị thoái hóa nguồn gen dẫn đến suy giảm năng suất và chất lượng. |
|
10 |
Khôi phục và phát triển nguồn gen cây bổ béo (Minh Hóa) phục vụ phát triển kinh tế |
Cây bổ béo (Gomphandra tetrandra (Wall.) Sleum.). |
Cây nhỏ cao 1m, nhánh mảnh tròn, không lông. Lá có phiến tròn dài, to 10-15 x 4-6 cm, đầu có mũi, gân phụ 6-8 cặp, mỏng, không lông, màu nâu lợt lúc khô, cuống 1,5 cm. Tụ tán chẻ hai nhiều lần, thành tụ tán bò cạp kép, hoa đực có 4-5 tiểu nhụy, chi rời nhau. Quả nhân cứng bầu dục, to 8 x 6-7 mm, nội quả bì mỏng, có xơ. Là cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng kín thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Đôi khi gặp ở rừng núi đá vôi ẩm hoặc bờ nương rẫy sát bìa rừng.. Là nguồn dược liệu quý được sắc nước uống cho các bà mẹ mới sinh, cho người gầy cần tăng cân, người đau ốm, suy nhược cơ thể hay dùng để ngâm rượu uống và có tác dụng kích thích ăn ngon, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu, sinh tân dịch... nên có giá trị y học và kinh tế cao. |
|
11 |
Khôi phục và phát triển cây bách xanh đá phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế |
Bách xanh đá (Calocedrus rupestris.) |
Là loài bản địa quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam được liệt kê vào nhóm IIA, Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; được Sách đỏ IUCN xếp vào tình trạng bảo tồn EN (nguy cấp) có nguy cơ bị tuyệt chủng. |
|
12 |
Bảo tồn nguồn gen trĩ sao phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế |
Trĩ sao (Rheinardia ocellata) |
Trĩ sao thuộc Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Là loài bị đe dọa ở mức sẽ nguy cấp (VU) và mức gần bị đe dọa (NT) ở mức độ toàn cầu trong Sách Đỏ IUCN (2016); ngoài ra loài này còn có tên trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP. |
|
13 |
Bảo tồn và phát triển các giống lan: Lan giả hạc, lan hạc vỹ, lan kim tuyến phục vụ phát triển kinh tế. |
Lan giả hạc (Dendrobium anosmum), lan hạc vỹ (Dendrobium aphyllum), lan kim tuyến (Anoectochilus calcareus). |
Là những giống lan quý hiếm, hương thơm và vẻ đẹp quyến rũ, rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay nên chúng đã bị khai thác mạnh dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. |
|