Quyết định 1502/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010

Số hiệu 1502/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/09/2007
Ngày có hiệu lực 06/10/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Hoàng Xuân Lộc
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1502/2007/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 26 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 630/2003/QĐ-UBND ngày 27/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Yên Bái giai đoạn 2003 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái tại Tờ trình số 65/TTr-SGTVT ngày 06/7/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển hạ tầng giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển hạ tầng giao thông nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đề án về Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Lộc

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN - MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 1502/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực vượt bậc của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, công tác phát triển giao thông nông thôn miền núi (GTNT – MN) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt được nhiều thành tích to lớn. Hệ thống đường giao thông nông thôn miền núi đã từng bước được đầu tư mở mới, cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao khó khăn đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người và tăng cường an ninh – quốc phòng của địa phương. Phong trào làm đường GTNT - MN đã phát triển rộng khắp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ đó đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng nhiều nguồn vốn: Vốn Ngân sách Nhà nước, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay phát triển chính thức ODA và vốn từ các tổ chức nước ngoài viện trợ không hoàn lại, các huyện, thị xã, thành phố đã huy động các nguồn lực của địa phương tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay 180/180 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã thông được nền đường ô tô đến trung tâm, một số xã đã kiên cố hoá được mặt đường và công trình thoát nước đảm bảo giao thông trong bốn mùa.

Tuy nhiên công tác phát triển hạ tầng GTNT-MN trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại khó khăn cần khắc phục, đó là:

1) Quy hoạch phát triển GTNT-MN của các huyện, thị xã, thành phố còn thiếu, đã làm khó khăn cho các địa phương trong công tác xây dựng đề án, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng GTNT-MN hàng năm, công tác phân kỳ đầu tư còn hạn chế, trên một tuyến đường khi được đầu tư không thống nhất về quy mô cấp hạng kỹ thuật và tải trọng còn hiện tượng làm đi làm lại gây lãng phí đầu tư.

2) Đ­ường giao thông nông thôn đến trung tâm các xã chủ yếu mới đ­ược khai thông nền đ­ường, mặt đường mới đ­ược kiên cố hoá được 15%, còn thiếu các công trình thoát nước, đặc biệt là các công trình v­ượt sông suối lớn nên hiệu quả khai thác còn hạn chế, chỉ đi đ­ược trong mùa khô và thường bị ắch tắc giao thông trong mùa mư­a, lũ. Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh còn thiếu các tuyến đường ngang nối các thôn, bản, khu đông dân c­ư đến trung tâm xã.

3) Nhu cầu vốn cho đầu t­ư phát triển hạ tầng GTNT-MN là rất lớn trong khi đó tỉnh Yên Bái là một tỉnh nghèo điểm xuất phát kinh tế còn thấp, phân bố dân c­ư giữa các vùng, miền không đều, tập quán sinh hoạt khác nhau, địa hình miền núi chia cắt phức tạp, các Doanh nghiệp và các Nhà đầu tư trên địa bàn ít, đây là khó khăn chủ yếu trong việc huy động các nguồn lực ngoài Ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển hạ tầng GTNT-MN.

4) Nhà nước chưa có cơ chế chính sách thống nhất trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn miền núi do vậy làm cho các địa phương còn lúng túng, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

5) Việc lồng ghép các nguồn vốn cho đầu t­ư phát triển hệ thống đư­ờng giao thông nông thôn chư­a hiệu quả, việc đầu t­ư còn dàn trải, không tập trung. Các công trình đ­ược đầu t­ư nhỏ lẻ, phân tán do nhiều đơn vị làm chủ đầu tư­, các Ban quản lý Dự án ở các địa ph­ương, năng lực quản lý và điều hành Dự án còn hạn chế dẫn đến tiến độ và chất lư­ợng một số công trình giao thông nông thôn chư­a đạt yêu cầu.

[...]