Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 150/QĐ.UB năm 1995 về Quy định tạm thời cơ chế huy động nguồn lực trong dân quản lý, sử dụng nguồn vốn để xây dựng và phát triển giao thông vận tải nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 150/QĐ.UB
Ngày ban hành 22/04/1995
Ngày có hiệu lực 22/04/1995
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Quốc Lộng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 150/QĐ.UB

Lào Cai, ngày 22 tháng 4 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG DÂN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và VBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 177/CP ngày 20.10.1994 của Chính phủ;

Căn cứ vào Thông tư liên bộ số 03/TTLB ngày 25.1.1995 của ủy ban kế hoạch Nhà nước - Bộ tài chính - Bộ xây dựng;

Xét đề nghị của sở Giao thông vận tải tỉnh Lào cai,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "quy định tạm thời về cơ chế huy động nguồn lực trong dân quản lý, sử dụng nguồn vốn để xây dựng và phát triển giao thông vận tải nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào cai".

Điều 2. Bản quy định tạm thời này áp dụng cho tất cả các đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào cai.

- Các văn bản đã ban hành trước đây trái với quy định tạm thời này đêu không có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Lộng

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRONG NHÂN DÂN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
( Ban hành kèm theo Quyết định số 150/QĐ-UB ngày 22/4/1995 của UBND tỉnh Lào Cai)

Phần I: Đường giao thông nông thôn là đường từ huyện xuống các xã đường liên xã, liên bản. Mạng lưới giao thông nông thôn nối liền với đường tỉnh lộ, đường quốc lộ, hoà nhập thành mạng lưới đường bộ trong cẩ nước có vị trí quyết định đến sự nghiệp phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường an ninh quốc phòng.

Trong điều kiện của tỉnh Lào Cai nền kinh tế còn chậm phát triển, địa hình hiểm trở dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, hệ thống giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng đáng kể (hiện còn khoảng 50 xã chưa có đường ô tô tới, trong số 180 xã phường chiếm 25% số xã chưa có đường ô tô tới).

Ngoài ra số km đường giao thông nông thôn ở tỉnh từ huyện xuống các xã, các cụm dân cư tập trung có rất ít đường ô tô đi được, phần lớn mới chỉ là nền đường đất, đi lại trong mùa khô, còn lại là những đường mòn dùng cho người, ngựa thồ, nhất là ở những xã vùng sâu, vùng xa và vùng cao.

Đầu tư để khắc phục tình trạng trên là rất tốn kém, Nhà nước không có khả năng bao cấp để trong 5 năm 10 năm tới 100% số xã có đường ô tô tới được.

Để khắc phục tình trạng hiện nay muốn đẩy mạnh và phát triển giao thông nông thôn cần phải thực hiện phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Sự nghiệp giao thông nông thôn dân làm là chính nhưng cần có sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, cần huy động mọi nguồn lực có thể đóng góp trên địa bàn để đẩy mạnh và phát triển công tác GTNT ở Lào Cai.

Phần II: Trách nhiệm xây dựng đường GTNT.

1. Trong nghị quyết và phương hướng kế hoạch công tác hàng năm, các cấp chính quyền tuỳ theo nguồn lực phải đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng và phát triển công tác GTNT cho từng niên độ, từng nhiệm kỳ.

2. Ngân sách tỉnh có trách nhiệm đầu tư vốn để làm các công trình cầu, cống, kè, đường, tràn, ngầm… nhưng công trình có kỹ thuật, phức tạp mà nhân dân địa phương không tự làm được, đồng thời hỗ trợ tiền vốn để mua thuốc nổ phá đá mở đường, hoặc mua những vật tư kỹ thuật như xi măng, sắt thép, nhựa đường, dây cáp…

3. Đường giao thông nông thông trong phạm vi một xã thì địa phương xã đó tổ chức thực hiện huy động nhân dân địa phương tự làm, nếu được Nhà nước hỗ trợ vốn (ngân sách tỉnh, ngân sách TW hỗ trợ) thì chủ yếu để xây dựng cầu cống trên tuyến đường.

4. Đường GTNT liên xã từ xã nọ sang xã kia thì UBND huyện quyết định thành lập ban chỉ đạo và tổ chức thi công tuỳ theo quy mô xây dựng của cấp đường, có khối lượng nhiều hay ít mà huy động lực lượng các xã tham gia.

[...]