BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 25 tháng 1 năm 1995
|
THÔNG
TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ XÂY DỰNG - UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ
03/TTLB HÀ NỘI, NGÀY 25 THÁNG 1 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BAN HÀNH KÈM THEO
NGHỊ ĐỊNH SỐ 177/CP NGÀY 20/10/1994 CỦA CHÍNH PHỦ
Ngày 20/10/1994 Chính phủ đã ký
Nghị định số 177/CP ban hành Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng (gọi tắt là
"điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP") thay thế Điều lệ quản lý
xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 385/HĐBT (gọi tắt là "Điều
lệ quản lý XDCB 385/HĐBT) ngày 7/11/1990 và Điều lệ lập, thẩm tra, xét duyệt
thiết kế các công trình xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 237/HĐBT ngày
19/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
Thực hiện Điều 3 của Nghị định
và Điều 59 của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP, liên Bộ (Bộ Xây dựng,
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính) hướng dẫn chung một số vấn đề chủ yếu
(ngoài những nội dung hướng dẫn riêng từng lĩnh vực của các bộ có liên quan)
như sau:
1. Phạm vi điều
tiết của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP bao gồm:
- Các dự án đầu tư phát triển
ngành;
- Các dự án đầu tư phát triển
vùng, lãnh thổ;
- Các dự án đầu tư phát triển
kinh tế xã hội;
- Các chương trình có đầu tư và
xây dựng bao gồm một hoặc nhiều dự án (như chương trình có mục tiêu; chương
trình tạo việc làm; chương trình nước sạch v.v...).
Tuỳ theo tính chất sở hữu của dự
án đầu tư, phạm vi điều tiết của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP được
xác định như sau:
- Đối với các dự án đâu tư không
thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước chie quản lý về quy hoạch xây dựng; các phương
án kiến trúc; công nghệ; sử dụng đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường sinh
thái và các khía cạnh xã hội của dự án.
- Đối với các dự án đâu tư thuộc
sở hữu Nhà nước ngoài việc quản lý các mặt như đối với các dự án đầu tư của các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Nhà nước còn quản lý về các khía cạnh
thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.
Các dự án đầu tư thuộc sở hữu
Nhà nước bao gồm tất cả các dự án mà chủ đầu tư (hoặc đại diện chủ đầu tư) do
các cấp có thẩm quyền của Nhà nước cử ra hoặc thuê để quản lý toàn bộ hoặc một
phần vốn đầu tư của dự án bất kể nguồn vốn đó được huy động từ đâu.
- Đối với các dự án đầu tư sâu
đây sẽ có hướng dẫn riêng của Bộ quản lý ngành sau khi có sự thoả thuận của
Liên Bộ Xây dựng - Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước - Bộ Tài chính.
- Các dự án đầu tư của các cơ
quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài;
- Một số dự án đầu tư có yêu cầu
cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng.
2. Về phân loại
dự án và phân cấp quyết định đầu tư:
2.1 Trong phụ lục phân loại dự
án đầu tư kèm theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây 177/CP, tổng mức đầu tư của
các dự án chưa bao gồm tiền thuê quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thềm lục
địa, vùng trời;
2.2 Các dự án đầu tư dưới 500
triệu đồng không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà tiến hành lập thiết kế
kỹ thuật và tổng dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định đầu tư.
2.3 Phân cấp quyết định đầu tư:
Việc phân cấp quyết định đầu tư
được thực hiện theo điều 6 của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP được
Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định đầu tư thì không được uỷ quyền lại cho
cấp dưới của mình quyết định đầu tư.
3. Quản lý sử dụng
các nguồn vốn đầu tư:
Việc quản lý sử dụng các nguồn vốn
đầu tư thực hiện theo điều 8 của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, trong đó:
3.1 Vốn tín dụng ưu đãi thuộc
Nhà nước dùng để đầu tư bao gồm cả vốn trong nước và vốn ngoài nước do Nhà nước
đi vay, được cân đối và bố trí nguồn trong Ngân sách để trả nợ khi đến hạn.
3.2 Nguồn vốn tự huy động của
các doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư bao gồm vốn trích từ các quỹ của doanh nghiệp,
vốn vay bằng phát hành trái phiếu; vốn góp cổ phần, vốn khấu hao cơ bản trích từ
tài sản cố định hình thành bằng vốn tự bổ sung của doanh nghiệp... kể cả tài sản
hiện có của doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện mọi quy
định về quản lý Nhà nước ghi trong Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
3.3 Nguồn vốn sự nghiệp có tính
chất xây dựng cơ bản như: vốn duy tu, nâng cấp, sữa chữa, cải tạo phải sử dụng
đúng mục đích và được ghi trong kế hoạch Nhà nước hàng năm. Việc lập, trình duyệt
dự án, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, cấp vốn và thanh quyết toán đối với nguồn
vốn này phải theo quy định của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP và các
văn bản hướng dẫn của Nhà nước.
Không được sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp không có tính chất xây dựng cơ bản để đầu tư xây dựng mới, hoặc mở rộng.
4. Về kế hoạch
hoá công tác điều tra, khảo sát, quy hoạch:
4.1 Kế hoạch vốn cho công tác điều
tra khảo sát lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các vùng lãnh thổ do Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nứoc chủ trì, quản lý vốn để tổ chức thực hiện.
Trường hợp Nhà nước uỷ nhiệm cho
Bộ, ngành tổ chức thực hiện thì Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối cho Bộ, ngành
đó trong kế hoạch hàng năm.
4.2 Kế hoạch vốn cho công tác điều
tra khảo sát lập quy hoạch phát triển ngành do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối
vốn theo các ngành để tổ chức thực hiện.
4.3 Kế hoạch vốn cho công tác điều
tra khảo sát quy hoạch đô thị do địa phương đề xuất yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp
kế hoạch trong cả nước, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối chung và phân cấp quản
lý kế hoạch thực hiện như sau.
4.3.1 Điều tra khảo sát lập quy
hoạch chung các đô thị từ cấp tỉnh lỵ trở lên, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cân đối
trực tiếp vốn ngân sách cho Bộ Xây dựng và thông báo về các địa phương.
4.3.2 Điều tra khảo sát lập quy
hoạch chi tiết trong các đô thị từ loại 2 trở lên và đô thị có các trục giao
thông quốc gia đi qua, do Bộ Xây dựng quản lý và được Nhà nước cân đối vốn hàng
năm để tổ chức thực hiện.
4.3.3 Điều tra khảo sát lập quy
hoạch chung và quy hoạch chi tiết các đô thị dưới cấp tỉnh lỵ và quy hoạch chi
tiết các đô thị, tỉnh lỵ dưới cấp 2 do các địa phương quản lý tổ chức thực hiện
và được cân đối hàng năm bằng nguồn vốn ngân sách.
4.4 Điều tra khảo sát lập quy hoạch
và chương trình về nông thôn thông qua chương trình, dự án cấp Nhà nước, Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước cân đối vốn cho Bộ, ngành được Nhà nước giao chủ trì chương
trình, dự án đó để tổ chức thực hiện.
5. Về xây dựng
khu phụ trợ và nhà ở tạm của công nhân xây dựng:
Phải làm rõ sự cần thiết của việc
xây dựng khu phụ trợ hoặc nhà ở tạm của công nhân xây dựng trong báo cáo nghiên
cứu khả thi của dự án để cấp có thẩm quyền phê duyệt khi quyết định đầu tư và
thực hiện theo đúng quy định sau đây:
5.1 Trong trường hợp dự án được
tổ chức đấu thầu hoặc chọn thần thì các chi phí trên cũng được coi như một
trong các hạng mục đưa ra đấu thầu hoặc chọn thầu cùng với các hạng mục công
trình chính.
5.2 Trong trường hợp chỉ định thầu,
thì cấp quyết định đầu tư phê duyệt xây dựng khu phụ trợ và nhà ở tạm cho công
nhân trên nguyên tắc phải có thiết kế dự toán chi tiết và thực hiện khoán trọn
gói các chi phí này.
5.3 Riêng chi phí nhà ở tạm của
công nhân xây dựng, dự toán chí phí không vượt quá 2% giá trị dự toán xây lắp
và chỉ áp dụng đối với các công trình mới khởi công, ở xa khu dân cư, những
công trình theo tuyến (đường xá, kênh mương cấp I, đường dây, đường lâm nghiệp):
không áp dụng đối với các công trình xây dựng ở trong thành phố, thị xã, thị trấn
và khu dân cư tập trung.
5.4 Phương thức cấp phát các khoản
chi phí nói trên được thực hiện theo từng đợt trong thời gian chuẩn bị xây dựng
với mức khoán trọn gói, đơn vị xây lắp công trình được chủ động sử dụng theo mục
đích, nếu tiết kiệm được chi phí khu phụ trợ thì được đưa và quỹ phát triển sản
xuất của đơn vị.
6. Kinh phí lập
dự án, thẩm định dự án đầu tư:
6.1. Mức kinh phí cho công tác
tư vấn lập dự án, thẩm định dự án do Bộ Xây đựng quy định sau khi thống nhất với
Uỷ ban Kế Nhà nước và Bộ Tài chính. Trước mắt mức kinh phí cho công tác thẩm định
dự án đầu tư thực hiện bằng 5% giá thiết kế.
6.2. Trường hợp sau khi thẩm định
dự án, nếu dự án không được thực hiện thì chi phí cho công tác tư vấn lập và thẩm
định dự án được trích từ quỹ phát triển sản xuất của đơn vị chủ đầu tư để thanh
toán (nếu dự án thuộc các doanh nghiệp) hoặc xin cấp từ ngân sách (nếu là các dự
án đầu tư của các cơ quan hành chính sự nghiệp).
7. Đấu thầu, chọn
thầu, chỉ định thầu:
7.1. Các dự án đầu tư thuộc sở hữu
Nhà nước chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu theo quy chế do Nhà nước
ban hành.
7.2. Bộ Xây dựng có trách nhiệm
quản lý và hướng dẫn đấu thầu, chọn thầu tư vấn và xây lắp theo quy định tại
khoản 4, Điều 6 của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP. Riêng các dự án
nhóm A Hội đồng xét thầu quốc gia có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu của
các Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phe duyệt.
7.3. Cấp nào quyết định đầu tư
thì cấp đó quyết định chỉ định thầu các dự án sau đây:
- Dự án có tính chất nghiên cứu,
thử nghiệm;
- Dự án có tính cấp bách do
thiên tai, địch hoạ;
- Dự án có giá trị nhỏ dưới 500
triệu đồng (bao gồm cả giá trị thiết bị và xây lắp... trong tổng mức đầu tư được
duyệt của dự án);
- Riêng một số dự án có tính chất
đặc thù của một số ngành phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng dự
án cụ thể thì mới được thực hiện phương thức chỉ định thầu.
7.4. Các dự án hợp tác, liên
doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải tổ chức đấu thầu
hoặc chọn thầu theo quy chế do Nhà nước ban hành hoặc theo thông lệ quốc tế có
tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam. Việc tổ chức đấu thầu các sự án này phải
tổ chức tại Việt Nam.
7.5. Hàng năm, chậm nhất là ngày
31 tháng 12, các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải có văn bản báo cáo
tình hình thực hiện đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu trong năm của ngành và địa
phương gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Quản lý kỹ
thuật, chất lượng xây dựng và nghiệm thu công trình:
8.1. Việc quản lý kỹ thuật và chất
lượng xây dựng công trình thực hiện theo quy định của Điều lệ chất lượng công
trình xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
8.2. Việc nghiệm thu công trình
xây dựng được thực hiện theo "Quy chế nghiệm thu công trình xây dựng"
do Bộ Xây dựng ban hành.
9. Cấp vốn và
thanh toán:
9.1. Đối với các công trình đấu
thầu hoặc chọn thầu được thực hiện theo các quy định ghi trong quy chế đấu thầu
hoặc chọn thầu hiện hành của Nhà nước.
9.2. Đối với trường hợp chỉ định
thầu, việc cấp vốn và thanh toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo hợp
đồng được ký kết giữa A và B.
Trong năm kết thúc dự án, chủ đầu
tư chr được cấp phát hoặc cho vay tối đa 95% giá trị khối lượng thực hiện trong
kế hoạch năm. Số tiền 5% còn lại, chủ đầu tư thanh toán ngay sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định của Bộ Xây dựng.
10. Thẩm tra
và phê duyệt quyết toán:
Việc thẩm tra và phê duyệt quyết
toán phải thực hiện theo Điều 36 của Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng số
177/CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Để thẩm tra và phê duyệt quyết
toán phải dựa trên các căn cứ sau đây:
- Trong trường hợp đấu thầu hoặc
chọn thầu, phải căn cứ vào giá trúng thầu và các điều kiện ghi trong hợp đồng.
- Trong trường hợp chỉ định thầu
phải căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng và dự toán được duyệt để thanh
toán theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý giá xây dựng công trình thuộc
các dự án đầu tư của Bộ Xây dựng và các chế độ chính sách liên quan được phép
áp dụng cho dự án (công trình).
11. Về chế độ
báo cáo kế toán, thống kê:
Trong quá trình thực hiện đầu
tư, các chủ đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện chế độ báo cáo kế
toán do Bộ Tài chính ban hành và báo cáo thống kê do Tổng cục Thống kê ban
hành.
12. Xử lý những
vấn đề chuyển tiếp từ việc thực hiện Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng
385/HĐBT sang việc thực hiện Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177-CP:
12.1. Lập và trình duyệt các dự
án đầu tư:
12.1.1) Các dự án đã lập luận chứng
kinh tế - kỹ thuật, hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, và trình duyệt trước ngày
20-10-1994 (bao gồm cả các luận chứng kinh tế - kỹ thuật và báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đã được duyệt và chưa được duyệt) thì không phải lập lại báo cáo nghiên cứu
khả thi như quy định trong Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP nhưng việc
phân cấp quyết định đầu tư (đối với các luận chứng kinh tế - kỹ thuật,báo cáo
kinh tế kỹ thuật đã trình nhưng chưa phê duyệt) và các bước tiếp theo như khảo
sát, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải theo đúng quy định trong Điều lệ Quản
lý đầu tư và xây dựng 177/CP.
12.1.2) Sau ngày 20-10-1994, tất
cả các dự án đầu tư đều phải lập và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư
theo quy định trong Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng.
12.2. Về thẩm định và phê duyệt
thiết kế, tổng dự toán:
12.2.1) Tất cả các hồ sơ thiết kế
kỹ thuật, tổng dự toán và dự toán đã lâp và trình duyệt trước ngày 20-10-1994
(bao gồm các hồ sơ đã được duyệt và chưa được duyệt) thì không phải lập lại như
quy định trong Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP nhưng việc phân cấp
phê duyệt đối với hồ sơ chưa được duyệt được thực hiện theo Điều lệ Quản lý đầu
tư và xây dựng 177/CP.
12.2.2) Việc thẩm định và phê
duyệt thiết kế kỹ thuật của các công trình được trình duyệt sau ngày 20-10-1994
phải thực hiện đúng Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP quy định tại Điều
25,26 về quản lý thiết kế, trong đó quy định cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt
thiết kế kỹ thuật sau khi đã được cơ quan chuyên môn thẩm định. Cơ quan chuyên
môn do cấp phê duyệt lựa chọn, có thể là Hội đồng thẩm định thiết kế bao gồm
các chuyên gia có đủ trình độ phù hợp để đảm nhận thẩm định từng mặt hoặc toàn
bộ hồ sơ thiết kế công trình, hoặc tuyển chọn các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện
để thẩm định thiết kế theo quy định của Bộ Xây dựng.
12.2.3) Việc thẩm định và phê
duyệt tổng dự toán đối với các công trình thuộc sở hữu Nhà nước được trình duyệt
sau ngày 20-1-1994 phải thực hiện đúng Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng
177/CP quy địnhk tại Điều 51 (về quản lý tổng dự toán các công trình thuộc sở hữu
Nhà nước) trong đó quy định cấp có thẩm quyền chỉ phê duyệt tổng dự toán sau
khi đã được cơ quan chuyên môn thẩm định. Cụ thể đối với dự án thuộc nhóm A, Bộ
Xây dựng chủ trì thẩm định tổng dự toán trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, uỷ
quyền Bộ trưởng quản lý ngành phê duyệt. Các dự án thuộc nhóm B và C, cơ quan
chuyên môn thẩm định do cấp phê duyệt giao phải là cơ quan chức năng quản lý
Nhà nước hoặc Hội đồng thẩm đinh tổng dự toán.
12.3. Về thẩm tra và phê duyệt
quyết toán:
12.3.1) Tất cả các công trình có
hồ sơ thẩm tra và phê duyệt quyết toán đã tiến hành thẩm tra và trình duyệt trước
ngày 20-10-1994 (bao gồm các hồ sơ đã được duyệt) thì không phải thực hiện những
quy dịnh về nội dung và việc phân công phân cấp phê duyệt như trong Điều lệ Quản
lý đầu tư và xây dựng 177/CP.
12.3.2) Sau ngày 20-10-1994 tất
cả các công trình thuộc các dự án (bao gồm những dự án đã trình mà chưa được
duyệt) thì phải thực hiện việc thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo Điều 36 và
các công trình khởi công mới từ sau ngày 20-10-1994 phải thực hiện việc quyết
toán vốn đầu tư, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như quy định trong Điều lệ Quản
lý đầu tư và xây dựng 177/CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
12.4. Về việc chuyển sang các
hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án quy định trong chương V (từ Điều 43 đến
Điều 48) của Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng 177/CP:
Các Ban Quản lý công trình hiện
nay chuyển sang các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án sau:
12.4.1) Đối với các Ban Quản lý
công trình độc lập, quy mô tương đương nhóm A, B và các Ban Quản lý công trình
khu vực hiện nay, cấp quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức lại theo hình thức
" Chủ nhiệm điều hành dự án" quy định tại Điều 45 của Điều lệ Quản lý
đầu tư và xây dựng 177/CP.
Hình thức "Chủ nhiệm điều
hành dự án" là hình thức được xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong suốt
quá trình đầu tư và xây dựng.
Giúp việc Chủ nhiệm điều hành dự
án có Ban Quản lý dự án, Ban Quan lý dự án phải được tổ chức gọn nhẹ, đủ năng lực
thực hiện chức năng đầu mối trong việc tổ chức lập và trình duyệt dự án đầu tư,
thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; quản lý quá trình thực hiện đầu tư cho tới lúc
nghiệm thu, bàn giao và thanh, quyết toán công trình thông qua việc ký kết hợp
đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư thiết bị và thi công xây lắp nhằm
thực hiện việc chuyên môn hoá từng lĩnh vực, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của
quá trình đầu tư và xây dựng. Ban Quản lý dự án không trực tiếp làm thay chức
năng của các tổ chức tư vấn.
Chủ nhiện điều hành dự án và Ban
Quản lý dự án do cấp quyết định đầu tư quyết định thành lập.
12.4.2) Các Ban Quản lý công
trình quy mô tương đương nhóm C thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì cấp quyết định
đầu tư có trách nhiệm tổ chức lại để chuyển sang hình thức "Chủ đầu tư trực
tiếp quản lý thực hiện dự án" theo quy định tại Điều 44 của Điều lệ Quản
lý đầu tư và xây dựng 177/CP.
Với hình thức này không lập lại
bộ máy quản lý riêng mà chủ đầu tư sử dụng ngay bộ máy hiện có của mình để thực
hiện việc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn, thi công xây lắp, cung ứng vật
tư, thiết bị và thanh quyết toán công trình trên cơ sở xác nhận của các tổ chức
tư vấn làm nhiệm vụ giám sát và quản lý thi công công trình.
12.4.3) Các Ban Quản lý công
trình quy mô tương đương mhóm C thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp thì chuyển
sang các hình thức sau:
Đối với các địa phương, Uỷ ban
Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức lại để
chuyển sang hình thức "Chủ nhiệm điều hành dự án" theo khu vực.
Đối với các Bộ có dự án đầu tư
xây dựng tập trung trên địa bàn một tỉnh, thành phố, nếu đã thành lập Ban Quản
lý công trình cho từng dự án thì phải tổ chức lại để chuyển sang hình thức
"Chủ nhiệm điều hành dự án" theo khu vực.
Trường hợp mỗi dự án nằm phân
tán ở một tỉnh, thành phố thì tổ chức lại Ban Quản lý công trình để chuyển sang
hình thức "Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án".
12.4.4) Kinh phí hoạt động của
các hình thức quản lý thực hiện dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Thời hạn thực hiện xong việc tổ
chức lại các Ban Quản lý công trình nói trên chậm nhất là cuối quý III năm
1995.
12.4.5) Đối với các công trình
đang thực hiện việc bàn giao, thanh quyết toán công trình hoặc theo tiến độ sẽ
hoàn thành trước quý II năm 1995 thì các Ban Quản lý công trình hiện có vẫn tiếp
tục thực hiện trách nhiệm của mình cho tới khi hoàn tất mọi nhiệm vụ đã quy định.
Trong quá trình tổ chức lại Ban
Quản lý công trình, các Bộ, địa phương và cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo tình
hình thực hiện về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đỗ
Quốc Sam
(Đã
ký)
|
Hồ
Tế
(Đã
ký)
|
Ngô
Xuân Lộc
(Đã
ký)
|