Quyết định 14/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 14/2011/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/12/2011 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2011 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Huyện Củ Chi |
Người ký | Lê Minh Tấn |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2011/QĐ-UBND |
Củ Chi, ngày 05 tháng 12 năm 2011 |
VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của UBND thành phố về phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của UBND thành phố về ban hành Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị bền vững trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân huyện về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 7803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2010 của UBND huyện về quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Củ Chi đến năm 2020 tầm nhìn 2025;
Căn cứ cuộc họp Ủy ban nhân dân huyện ngày 14 tháng 4 năm 2011 về góp ý Dự thảo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế huyện về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2011 -
2015
(Kèm theo Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân huyện Củ Chi)
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
I. THÀNH TỰU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 9,45%/năm, góp phần nâng cao đời sống của người dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Đã thực hiện vượt các chỉ tiêu chủ yếu như hoa kiểng, cây ăn trái, đồng cỏ chăn nuôi, rau an toàn, giảm diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây con có hiệu quả cao.
- Nhiều mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế rất cao như các mô hình trồng lan cắt cành có thu nhập bình quân trên 600 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nuôi bò sữa với qui mô 15 - 20 con/hộ cho thu nhập 500 - 700 triệu đồng. Mô hình trồng rau muống nước cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/năm. Mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm….
- Việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 105/2006/QĐ- UBND của UBND thành phố, tuy số tiền cho vay chưa nhiều nhưng góp phần thúc đẩy nhân dân mạnh dạn đầu tư thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất từ thành phố đến các ban, ngành, đoàn thể, ấp, các doanh nghiệp và đặc biệt đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp và của nhân dân: nông dân đã giao đất để xây dựng các công trình hạ tầng và không yêu cầu bồi thường với tổng diện tích 531.850m2, tương ứng giá trị 74 tỷ đồng,
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2011/QĐ-UBND |
Củ Chi, ngày 05 tháng 12 năm 2011 |
VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của UBND thành phố về phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của UBND thành phố về ban hành Quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị bền vững trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân huyện về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Huyện ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 7803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2010 của UBND huyện về quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Củ Chi đến năm 2020 tầm nhìn 2025;
Căn cứ cuộc họp Ủy ban nhân dân huyện ngày 14 tháng 4 năm 2011 về góp ý Dự thảo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế huyện về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2011 -
2015
(Kèm theo Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân huyện Củ Chi)
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
I. THÀNH TỰU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 9,45%/năm, góp phần nâng cao đời sống của người dân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Đã thực hiện vượt các chỉ tiêu chủ yếu như hoa kiểng, cây ăn trái, đồng cỏ chăn nuôi, rau an toàn, giảm diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng các loại cây con có hiệu quả cao.
- Nhiều mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế rất cao như các mô hình trồng lan cắt cành có thu nhập bình quân trên 600 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nuôi bò sữa với qui mô 15 - 20 con/hộ cho thu nhập 500 - 700 triệu đồng. Mô hình trồng rau muống nước cho thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/năm. Mô hình vườn cây ăn trái kết hợp du lịch cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm….
- Việc thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 105/2006/QĐ- UBND của UBND thành phố, tuy số tiền cho vay chưa nhiều nhưng góp phần thúc đẩy nhân dân mạnh dạn đầu tư thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất từ thành phố đến các ban, ngành, đoàn thể, ấp, các doanh nghiệp và đặc biệt đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của các doanh nghiệp và của nhân dân: nông dân đã giao đất để xây dựng các công trình hạ tầng và không yêu cầu bồi thường với tổng diện tích 531.850m2, tương ứng giá trị 74 tỷ đồng,
- Trình độ kỹ thuật và quản lý trong nông nghiệp được nâng cao qua các chương trình huấn luyện chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Nhiều giống cây, con chất lượng cao được áp dụng vào sản xuất sau khi đã được kiểm định, quản lý nguồn gốc xuất xứ. Nông dân ứng dụng qui trình thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất, chất lượng và tính an toàn trên nông sản ngày được nâng cao.
- Sự phối hợp một số ngành thực hiện chưa tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng mô hình có hiệu quả còn chậm.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác chuyển đổi thực hiện còn chậm chưa kịp thời theo tốc độ chuyển đổi của người dân, tình trạng “được mùa mất giá” vẫn còn tồn tại.
- Việc ký kết tiêu thụ nông sản qua hợp đồng và nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao vẫn còn hạn chế.
- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp cần được bổ sung, thay đổi theo hướng có lợi cho người sản xuất như: Mức hỗ trợ lãi vay, thời gian thu hồi vốn, thời gian gối đầu giữa 2 lần vay. Những hộ không có tài sản thế chấp chưa thể tiếp cận nguồn vốn này, việc giải ngân và hỗ trợ lãi vay còn chậm.
1. Khách quan:
- Giá cả các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao trong khi đầu ra sản phẩm nông nghiệp giá tăng chậm.
- Diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp; ảnh hưởng biến đổi khí hậu, triều cường dâng cao, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất của nông dân.
- Qui mô đất sản xuất bình quân trên hộ thấp, qui mô thửa ruộng nhỏ nên ứng dụng cơ giới hóa kém hiệu quả.
2. Chủ quan:
- Chưa xác định vùng đất sản xuất nông nghiệp lâu dài làm cho nông dân chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Việc phát triển nhanh các khu dân cư, các nhà máy đã gây ô nhiễm nguồn nước ở một số nơi, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi nhất là thủy sản.
- Công tác cảnh báo, dự báo còn nhiều hạn chế, chưa có sự liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhất là sự đồng thuận của nhân dân Củ Chi trong thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Công tác vận động tuyên truyền thực hiện chương trình chuyển đổi là nhân tố tích cực để nông dân nhận thức và tích cực thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, là một trong những điều kiện rất quan trọng thúc đẩy sự thành công, hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Chương trình hỗ trợ lãi vay để làm đòn bẩy kích thích người dân tham gia đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp, đồng thời cần có chương trình bình ổn giá cả thị trường qua việc dự tính, dự báo giá trong tương lai và có chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, chính sách phòng chống thiên tai, dịch bệnh hiệu quả.
- Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cần gắn chặt với các chương trình an sinh xã hội, nhất là chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, chương trình xây dựng xã Nông thôn mới để tác động lẫn nhau phát triển bền vững.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Trong những năm qua ngành nông nghiệp huyện có bước phát triển ổn định, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ chính trị phải tiếp tục hoàn thành là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, bảo vệ môi trường và cung cấp hàng nông sản cho thành phố.
Trên cơ sở dự báo, đánh giá một số mặt thuận lợi, khó khăn. Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là:
1. Xây dựng nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy đặc sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển theo chiều sâu các mô hình và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ kết hợp sản xuất với kinh doanh. Sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP gắn với xây dựng thương hiệu, xuất xứ, chất lượng đủ sức cung ứng các đơn hàng nông sản khối lượng lớn.
2. Tiếp tục ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng và định hình các vùng sản xuất hợp lý với sự tham gia của các tổ chức và cá nhân, thuộc các thành phần kinh tế, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất và bảo vệ môi trường.
3. Quy hoạch, quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa. Đẩy nhanh việc xây dựng xã nông thôn mới. Gắn kết, phối hợp Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Giao dịch và triển lãm nông sản và các dự án thủy lợi trọng điểm thúc đẩy phát triển sản xuất.
4. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng tỷ trọng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Từng bước hình thành phương thức liên kết sản xuất, kinh doanh nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ - tiêu thụ trên địa bàn huyện. Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống; đặc biệt là những làng nghề gắn du lịch sinh thái như các xã ven sông Sài Gòn: xã Bình Mỹ, Hòa Phú, Trung An, Phú Hòa Đông, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức.
5. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm huy động các thành phần kinh tế, các chuyên gia, các nông dân giỏi thực hiện có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và nông sản chủ lực của huyện.
6. Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích.
7. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện.
8. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch hại cây trồng. Chú trọng vấn đề xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và các chất kháng sinh, kích thích tăng trưởng có hại trong nuôi trồng.
9. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển, bảo vệ và chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
1. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 bình quân trên 7%/năm. Trong đó: Trồng trọt tăng bình quân 3%/năm, chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm, thủy sản tăng bình quân 7 - 8%/năm, các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 7%/năm.
2. Đến năm 2015, giảm tối đa diện tích cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác hiệu quả cao, phát triển bền vững. Xây dựng chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc hình thành phong trào thi đua sản xuất đạt 220 triệu đồng/ha/năm.
3. Xây dựng và định hình các vùng sản xuất nông sản hàng hóa. Hình thành hệ thống sản xuất hợp lý với sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ thông qua các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ.
4. Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Tăng tỉ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, hoàn thành 11 xã xây dựng xã nông thôn mới (xã Tân Thông Hội hoàn thành năm 2011; xã Thái Mỹ hoàn thành năm 2012; 9 xã hoàn thành năm 2014), các xã còn lại hoàn thành vào năm 2017.
5. Mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản, phấn đấu có sản phẩm xuất khẩu và nâng cao tỉ lệ nông sản tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế ổn định.
6. Cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp đến năm 2015:
Giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 29,9%; chăn nuôi: 49,9%; lâm nghiệp 1%; thủy sản 4%; các hoạt động dịch vụ nông lâm ngư nghiệp chiếm 15%.
III. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp đến 01/01/2011: Tổng diện tích đất nông nghiệp: 30.325,67ha.
a) Đất sản xuất nông nghiệp: 29.540,67ha.
- Đất trồng cây hàng năm: 14.852,82ha,
+ Đất trồng lúa: 6.110,38ha.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3.289,86ha
+ Đất trồng rau an toàn: 2.141,58ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 3.311ha
- Đất trồng cây lâu năm: 14.687,85ha, trong đó:
+ Đất hoa kiểng lâu năm: 522,86ha.
+ Đất cây ăn trái: 4.814,04ha
+ Đất trồng cây lâu năm khác: 9.350,95ha
b) Đất lâm nghiệp có rừng: 48ha.
c) Đất nuôi trồng thủy sản: 437,58ha.
d) Đất nông nghiệp khác: 299,42ha.
2. Định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp:
2.1. Tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2015: 26.240ha.
a) Đất sản xuất nông nghiệp: 24.010ha.
- Đất trồng cây hàng năm: 11.850ha
+ Đất trồng lúa: Diện tích trồng lúa còn 4.400ha. Đây là đối tượng chủ yếu, cần tập trung trong chuyển đổi cây trồng khác và nuôi thủy sản để nâng giá trị sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho hộ nông dân.
+ Đất trồng rau 3.210ha.
+ Đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi 3.229ha.
+ Đất trồng hoa nền lên 67ha.
- Đất trồng cây lâu năm 12.160ha:
+ Đất hoa kiểng 488,1ha (Trong đó hoa kiểng lâu năm 420,5ha).
+ Đất trồng cây ăn quả 2.800ha tập trung chủ yếu ở các xã ven sông Sài Gòn.
+ Đất trồng cây lâu năm khác: 8.871,9ha
b) Nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước 450ha, Trong đó nuôi cá kiểng 20ha.
c) Trồng rừng, cây xanh: Quy hoạch phát triển, bảo vệ các loại rừng phòng hộ,
đặc dụng, rừng sản xuất. Nâng diện tích rừng lên 900ha vào năm 2015. Chuyển hóa cây rừng, bảo vệ động vật rừng.
d) Đất nông nghiệp khác: 880ha
2.2. Chuyển đổi trong lĩnh vực chăn nuôi:
a) Chăn nuôi:
- Bò sữa:
+ Tiếp tục thực hiện chương trình bò sữa, tổng đàn đến năm 2015 khoảng 60.000 con.
+ Nâng cao chất lượng con giống và năng suất cho sữa qua việc sử dụng các dòng tinh cao sản (10.000 - 11.000 lít/chu kỳ).
+ Từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nâng cao và chuyên nghiệp hóa trình độ quản lý trang trại để khai thác đúng tiềm năng di truyền về năng suất, chất lượng giống theo hướng chi phí hợp lý, hiệu quả cao phát triển bền vững.
- Heo: Nâng tổng đàn ở mức 200.000 con, tăng cường sản xuất con giống và nâng cao chất lượng heo giống. Hiện đại hóa chuồng trại, hợp lý hóa quy trình chăn nuôi để tăng hệ số sử dụng chuồng trại…
- Gia cầm: Thực hiện chủ trương của thành phố, không khuyến khích nuôi trên địa bàn huyện, chỉ được nuôi ở các nơi đảm bảo an toàn sinh học theo qui định của ngành thú y.
2.3. Các vật nuôi khác: Phát triển các loại lâm, thủy đặc sản có giá trị, có thị trường tiêu thụ như: Lươn, cá sấu, một số loại bò sát, nhím, dê,…
CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN
I. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, ĐỒNG BỘ HÓA CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN:
1. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp:
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết các vùng đất nông nghiệp ổn định đến năm 2020 tầm nhìn 2025.
- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp từng loại cây trồng, vật nuôi theo các chương trình mục tiêu phát triển của huyện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung được phê duyệt hoàn thành năm 2011, nhất là quy hoạch và xây dựng chương trình nuôi bò sữa, trồng cỏ, rau an toàn; trồng hoa - kiểng; nuôi cá sấu, ba ba, xây dựng và khai thác, bảo vệ 3 loại rừng…
2. Về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp:
- Không đầu tư mới các công trình hạ tầng thủy lợi, cải tạo đất, các công trình phục vụ sản xuất giống trên vùng nông nghiệp không ổn định, chỉ thực hiện duy tu, quản lý bảo vệ các công trình và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, đảm bảo phục vụ sản xuất của nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp với Trung tâm Sản xuất giống thủy sản nước ngọt ở xã Tân An Hội sản xuất, cung ứng con giống đạt chất lượng cho địa phương và các dự án, chương trình đầu tư khác trong chương trình giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.
- Đầu tư và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, các hoạt động khuyến nông, tư vấn hỗ trợ nông nghiệp, xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP.
- Tập trung đầu tư, đồng bộ hóa công trình hạ tầng chủ yếu (thủy lợi, điện, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, điểm tập kết, trung chuyển, bảo quản nông sản).
II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ VỐN - TÍN DỤNG - ĐẦU TƯ:
1. Vốn ngân sách:
- Tập trung và đầu tư đúng mức cho các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến nông; giống mới; đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn (thủy lợi, giao thông nội đồng, trại sản xuất giống…); các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý, bảo vệ rừng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản…
- Xây dựng và triển khai các dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm; các chương trình phát triển cây con và sản phẩm chủ lực.
- Thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 36/2011/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Vốn tín dụng, vốn khác:
- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương về tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp…
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng, triển khai hình thức vay vốn phù hợp với điều kiện từng hộ vay, có vận dụng quy định của Ngân hàng (có thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay; vay bằng tín chấp, vay theo dự án sản xuất, kinh doanh) đảm bảo có hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát việc vay, cấp vốn đầu tư để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu và thanh toán đúng kỳ hạn.
- Phối hợp với các đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ Quỹ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, quỹ của các hội, đoàn thể để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác, nuôi thủy sản, xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn. Khuyến khích các doanh nghiệp bán trả góp vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu.
3. Vốn hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tham gia trong chuỗi chuyển đổi diện tích cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao hơn:
- Đề xuất chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư hạ tầng, cải tạo đồng ruộng, vay vốn sản xuất, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm, sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi (ưu tiên đầu tư cho giống mới phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015).
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành phục vụ chương trình giống và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Tập trung và huy động tiềm năng, nguồn lực các thành phần kinh tế để tham gia, đầu tư, thực hiện có hiệu quả cao chương trình giống cây con chất lượng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy nông dân tham gia đầu tư vào các khâu trung gian và tiêu thụ sản phẩm.
IV. CÁC GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, TIÊU THỤ NÔNG SẢN:
1. Phối hợp với các ngành cung cấp thông tin thị trường đầu vào, đầu ra sản phẩm nông nghiệp, về qui mô sản xuất tiêu thụ của từng ngành hàng, từng bước củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, từng bước mở rộng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.
2. Tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản.
3. Tạo điều kiện và phát triển các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân; xây dựng thương hiệu nông sản.
V. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH:
1. Tiếp tục củng cố tăng cường hoạt động của Phòng Kinh tế huyện, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y huyện, Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin, cập nhật dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch, tiến độ sản xuất phù hợp, xác thực để phản ánh đúng, thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo, dự báo.
2. Nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất cho nông dân:
Tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu 100% số hộ nông dân chuyển đổi đất trồng lúa được tập huấn theo một quy trình từ lúc người nông dân đăng ký chuyển đổi đến nắm vững qui trình sản xuất, các yếu tố đầu vào, đầu ra của loại cây trồng, vật nuôi, các thủ tục vay vốn đầu tư cải tạo đồng ruộng để chuyển đổi đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho sản xuất và các bước tiếp theo cho đến khi nông dân bán được sản phẩm và thu hồi vốn.
3. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất và với vùng nguyên liệu trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.
4. Đẩy mạnh chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho lực lượng cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, nông dân sản xuất.
VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM:
1. Chương trình giống cây, con chất lượng cao đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025:
Xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống cây, giống con, thủy đặc sản. Hình thành hệ thống sản xuất giống hợp lý với sự tham gia của nhiều tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, gắn nghiên cứu với ứng dụng, chuyển giao.
2. Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc hình thành phong trào thi đua sản xuất đạt 220 triệu đồng/ha/năm:
Để nâng giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất nông nghiệp, làm nền tảng cho việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập khu vực nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tiếp tục xây dựng các chương trình cây, con chủ lực và các đề án phát triển chuyên ngành:
- Chương trình phát triển rau an toàn giai đọan 2011 - 2015.
- Chương trình phát triển bò sữa giai đọan 2011 - 2015.
- Chương trình hoa lan, cây cảnh, cá kiểng giai đọan 2011 - 2015.
3. Các dự án trọng điểm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện:
- Tiếp tục thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện, trong đó: tập trung hoàn thành công trình 5 xã điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các xã xây dựng nông thôn mới.
- Đôn đốc các ngành chức năng đẩy nhanh đầu tư công trình đê bao bờ hữu sông Sài Gòn.
4. Chương trình phát triển nông thôn: Tập trung các đề án, dự án bao gồm:
- Phối hợp thực hiện dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư.
- Phối hợp thực hiện đề án củng cố, nâng cao kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.
- Thực hiện đề án xây dựng mô hình nông thôn mới cho các xã thuộc huyện Củ Chi.
1. Phòng Kinh tế:
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích chuyển đổi kinh tế nông nghiệp đến các đối tượng có liên quan trên địa bàn huyện. Theo dõi tổng hợp kết quả chuyển đổi từng quí, năm. Dự trù kinh phí thực hiện công tác chuyển đổi trình Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan quy hoạch diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hình thành vùng có quy mô sản xuất hàng hóa tập trung, để chủ động phối hợp với các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ và có kinh nghiệm sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp trong việc vận động nông dân ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm dần hình thành những cơ sở sản xuất hàng hóa lớn.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã đăng ký chuyển đổi, tập huấn, huấn luyện và lập dự án vay vốn theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Hàng năm, tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể về thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2. Ban Quản lý ĐTXDCT: Phối hợp UBND các xã, Ban Bồi thường - Giải phóng mặt bằng đẩy nhanh triển khai thi công công trình cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trong bố trí kinh phí phục vụ công tác chuyển đổi, công tác thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4. Phòng Tài nguyên - Môi trường: Lập qui hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp phát triển nông thôn đến năm 2020 tầm nhìn 2025, quản lý và cập nhật biến động đất kịp thời giúp UBND huyện quản lý đất tiết kiệm, hiệu quả.
5. Trạm Bảo vệ thực vật: Dự tính dự báo tình hình phát sinh sâu bệnh hại, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh an toàn, tiết kiệm. Kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
6. Trạm Khuyến nông: Hướng dẫn nông dân thực hiện qui trình sản xuất tiên tiến đối với các đối tượng chuyển đổi, nhân rộng các mô hình chuyển đổi hiệu quả cao, tổ chức tham quan học tập các mô hình tiên tiến.
7. Trạm Thú y: Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc và làm cơ sở xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc trên địa bàn huyện.
8. Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp: Hỗ trợ nông dân trong việc giải quyết vốn phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả.
9. Hội Nông dân huyện: Tổ chức tuyên truyền cho các hội viên, nông dân nhân rộng mô hình chuyển đổi có hiệu quả và hỗ trợ vốn cho nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Phối hợp các ngành chuyên môn thực hiện công tác chuyển đổi trên địa bàn xã, vận động nhân dân, doanh nghiệp tham gia chuyển đổi, xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp trên địa bàn xã, hướng dẫn người dân thực hiện đúng qui định về qui trình hỗ trợ tín dụng, vận động thành lập các hình thức hợp tác sản xuất phù hợp.
- Theo dõi tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã quản lý và đề xuất giải pháp thực hiện chuyển đổi trên địa bàn xã./.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN