Quyết định 178/2006/QĐ-UBND phê duyệt “Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2006 - 2010)”

Số hiệu 178/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/09/2006
Ngày có hiệu lực 19/09/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Quận 12
Người ký Đỗ Lưu Nghĩa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 178/2006/QĐ-UBND

Quận 12, ngày 12 tháng 9 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP - NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ QUẬN 12 GIAI ĐOẠN (2006 - 2010)”

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ thành phố giai đoạn (2006 - 2010);
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ III Đảng bộ quận 12 đề ra phương hướng, mục tiêu xây dựng, phát triển Quận nhiệm kỳ III giai đoạn (2005 - 2010);
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế quận,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận 12 giai đoạn (2006 - 2010).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 7 (bảy) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Phòng Kinh tế, Thủ trưởng các phòng, ban, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Lưu Nghĩa

 

CHƯƠNG TRÌNH

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP - NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ QUẬN 12 GIAI ĐOẠN (2006 - 2010)
(Kèm theo Quyết định số 178/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân quận 12)

Phần 1:

CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG QUẬN 12

1. Vị trí địa lý

Quận 12 được tách ra từ huyện Hóc Môn vào tháng 4 năm 1997 với diện tích là: 5.270 ha với 10 phường, vị trí nằm ở phía tây bắc thành phố về hướng Tây Ninh, đông giáp quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương, tây giáp xã Bà Điểm và xã Tân Xuân huyện Hóc Môn; bắc giáp xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn; nam giáp quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức.

Vị trí quận 12 có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ phía tây bắc thành phố nối liền với tỉnh Tây Ninh và Campuchia bằng tuyến đường Xuyên Á, trong tương lai quận có khả năng trở thành đầu mối quan trọng của thành phố trong việc giao thương với các nước trong khối ASIAN bằng đường bộ. Điều này tạo điều kiện để quận phát triển mạnh về TM-DV, là quận ven vừa tiếp giáp với huyện ngoại thành vừa tiếp giáp các quận trung tâm thành phố nên quận 12 là vùng đệm quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực tây bắc thành phố.

2. Về dân số

Dân số tăng khá nhanh trong những năm vừa qua, năm 1997 có 125.582 người đến nay có khoảng 300.000 người mật độ dân số khoảng 5.700 người/km2 tăng dân số chủ yếu do tăng cơ học.

3. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế

Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh theo loại hình hoạt động (tính đến hết năm 2005):

Loại hình

Công nghiệp

TM-DV

Tổng số

Cty TNHH

635

731

1.366

DNTN

127

299

426

Cty Cổ Phần

45

100

145

Hộ cá thể

1.774

6.272

8.046

Hợp tác xã

0

13

13

Nhà nước và có vốn nước ngoài

128

0

128

Tổng số

2.709

7.415

10.124

* Thương mại - dịch vụ

Doanh thu đạt 157.778 triệu đồng trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 19,3% chiếm 56,16% trong cơ cấu kinh tế quận.

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản lượng đạt 1.177.584 triệu đồng trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 18,2% chiếm 41,65% trong cơ cấu kinh tế quận, tập trung một số ngành chủ lực: dệt may, thực phẩm ăn uống, sản xuất sản phẩm từ gỗ, bao bì, cơ khí.

[...]