Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 14/2007/QĐ-UBND về đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010

Số hiệu 14/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/02/2007
Ngày có hiệu lực 24/02/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Văn Minh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2007/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 2 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục - thể thao;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

 Căn cứ Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 4 năm 2002, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010;

 Căn cứ Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH, ngày 07 tháng 6 năm 2005, của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 47/2006/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân thành phố về xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và các chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động dạy nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Đề án nêu trên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội , Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TV-TU, TT-HĐND thành phố;
- Bộ Lao động TB &XH;
- Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu QH thành phố
- CT, các PCT UBND TP;
- UBMTTQVN TP;
- Ban XHXH HĐND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- HĐND, UBND các quận, huyện;
- Đài PT-TH, Báo Đà Nẵng;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT,VX, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Minh

 

ĐỀ ÁN

ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2010
(Đính kèm Quyết định số 14 /2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 2 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)

1. Về nhận thức:

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và 8 năm thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao , nhận thức của các cơ quan, đơn vị và nhân dân thành phố về xã hội hoá trong các lĩnh vực nói trên đã có những chuyển biến tích cực. Đảng bộ và chính quyền các cấp, cũng như các đoàn thể, tổ chức ngày càng quan tâm đến sự phát triển của hoạt động dạy nghề và xã hội hoá hoạt động dạy nghề.

2. Về chỉ đạo điều hành:

Hệ thống văn bản quy định về cơ chế, chính sách đối với hoạt động dạy nghề được trung ương ban hành đồng bộ và được địa phương thể chế hóa thông qua việc ban hành quy chế quản lý hoạt động dạy nghề, áp dụng chính sách thuế phù hợp, … góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề. Nhờ đó, các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và người dân được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia phát triển dạy nghề.

3. Về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:

Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề và sau đây viết tắt là CSDN) phát triển nhanh về số lượng. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố, năm 2000 có 21 CSDN, đến nay có 47 CSDN, thời điểm cao nhất có đến 54 CSDN hoạt động.

[...]