Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 44/2007/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010

Số hiệu 44/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/08/2007
Ngày có hiệu lực 12/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Văn Minh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2007/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2007-2010

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VII, nhiệm kỳ 2004-2009, kỳ họp thứ 5 về thực hiện Chương trình xây dựng “Thành phố 3 có”: Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hoá - văn minh đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Quán triệt quan điểm tập trung đẩy mạnh xã hội hóa, tích cực huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm. Ngân sách Nhà nước ưu tiên hỗ trợ đào tạo những ngành nghề trọng điểm, kỹ thuật cao, những nghề đào tạo khó huy động nguồn lực từ xã hội.

Tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội học nghề và được thụ hưởng các thành quả dạy nghề ở mức độ ngày càng cao, đặc biệt là các đối tượng chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, nông dân bị thu hồi đất canh tác.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010

b.1. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 37%. Quy mô đào tạo nghề đạt 35.000 học sinh/năm, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo 26.000 học sinh/năm, trong đó trung cấp nghề trở lên chiếm 30-40%. Tỷ lệ người học nghề nộp học phí đạt 80%; ngân sách thành phố tiếp tục hỗ trợ người học nghề là đối tượng thuộc diện chính sách xã hội có hộ khẩu Đà Nẵng. Chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng trong độ tuổi 15-35 tuổi và 35-55 tuổi.

b.2. 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn sư phạm, trong đó 95% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; đảm bảo tỉ lệ không quá 25 học sinh/giáo viên; tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm trong 6 tháng đầu đạt 80% trở lên.

b.3. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 33.000-35.000 lao động/năm.

b.4. Đến cuối năm 2010, tỉ lệ thất nghiệp còn dưới 4%.

2. Nhiệm vụ chủ yếu

a) Về giải quyết việc làm

a.1. Tiếp tục triển khai tích cực và có hiệu quả Đề án Giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động của thành phố. Nguyên tắc giải quyết việc làm là: Căn cứ dự báo nhu cầu thị trường lao động, nhà nước định hướng việc làm, hỗ trợ học nghề cho các đối tượng ưu tiên, người lao động tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng nghề để phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng; đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm;

a.2. Hỗ trợ đầu tư phát triển các làng nghề, các dự án công nghiệp hoá nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động thiếu việc làm trong nông nghiệp;

a.3. Hàng năm, bố trí đảm bảo nguồn lực hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm theo các chính sách thành phố đã ban hành; đổi mới phương thức hỗ trợ nguồn lực đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là các đối tượng ưu tiên;

a.4. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai nhanh Dự án Trung tâm Giới thiệu việc làm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; tiếp tục tổ chức tốt Chợ việc làm định kỳ;

a.5. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động đảm bảo thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động kịp thời và phục vụ dự báo cung - cầu lao động.

b) Về dạy nghề

b.1. Trên cơ sở rà soát lại các cơ sở dạy nghề công lập để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm đảm bảo điều kiện dạy và học, gắn lý thuyết với thực hành; tăng quy mô tuyển sinh đi đôi với nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng nghề và phẩm chất, đạo đức tốt;

b.2. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bao gồm đào tạo theo ba cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề; bồi dưỡng kèm cặp, truyền nghề, đào tạo bổ sung; đào tạo tại chỗ, đào tạo lưu động; vừa đào tạo lao động kỹ thuật trình độ cao, vừa bồi dưỡng tay nghề cho lao động phổ thông;

b.3. Phát triển lực lượng lao động qua đào tạo nghề, cần chú ý đến nhóm đối tượng thanh niên, lao động khu vực di dời, giải toả, vùng nông thôn có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động;

b.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và kỹ năng sư phạm;

[...]