Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN về Quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 139/1999/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 11/10/1999
Ngày có hiệu lực 26/10/1999
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Ngô Thế Dân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 139/1999/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 139/1999/QĐ-BNN-KHCN NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG NHẬN VÀ QUẢN LÝ PHÒNG THỬ NGHIỆM NÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành "Quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Lãnh đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Ngô Thế Dân

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

CÔNG NHẬN VÀ QUẢN LÝ PHÒNG THỬ NGHIỆM NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 139/1999/BNN-KHCN ngày 11 tháng 10 năm 1999 )

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy chế này dùng để xét duyệt công nhận các phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp có khả năng hoạt động cung cấp số liệu phân tích kiểm tra, thử nghiệm phục vụ công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi.

2. Các phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp thuộc các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Nông nghiệp - PTNT, khi có quyết định công nhận khả năng hoạt động, có mã số riêng, phòng thử nghiệm mới có giá trị pháp lý để cung cấp các số liệu kiểm tra thuộc ngành nông nghiệp.

3. Căn cứ để công nhận phòng thử nghiệm gồm:

- Tiêu chuẩn 10TCN 382- 99: yêu cầu chung của phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp

- Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử có liên quan.

4. Thời hạn hiệu lực của quyết định công nhận không quá 5 năm kể từ ngày ký. Trước thời hạn hết hiệu lực 3 tháng, nếu muốn được tiếp tục hoạt động cơ sở phải làm đơn xin công nhận lại. Trong thời gian còn hiệu lực của quyết định, Bộ kiểm tra (Vụ Khoa học công nghệ - CLSP) nếu thấy không đảm bảo yêu cầu Bộ sẽ thu hồi quyết định.

II. ĐĂNG KÝ XIN CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Hồ sơ đăng ký xin công nhận phòng thử nghiệm gồm:

1.1. Đơn xin công nhận phòng thử nghiệm (phụ lục 1)

1.2. Báo cáo khả năng hoạt động của phòng thử nghiệm (phụ lục 2)

2. Hồ sơ được gửi về Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, trong phạm vi 15 ngày Vụ sẽ tiến hành xem xét và có ý kiến bằng văn bản trả lời cơ sở.

3. Khi hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học công nghệ - CLSP sẽ có trách nhiệm báo cáo Bộ để Bộ thành lập Hội đồng đánh giá. Nếu hồ sơ xin công nhận chưa được chấp nhận thì Vụ Khoa học công nghệ - CLSP phải giải thích, hướng dẫn cho cơ sở rõ các nội dung cần bổ sung để hoàn chỉnh.

III. ĐÁNH GIÁ PHÒNG THỬ NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Đánh giá phòng thử nghiệm.

1.1. Việc đánh giá phòng thử nghiệm được thực hiện thông qua hoạt động của Hội đồng đánh giá (gọi tắt là Hội đồng) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập (Hội đồng đánh giá sẽ có quyết định riêng cho từng phòng thử nghiệm)

[...]