Quyết định 1385/QĐ-BTC năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát quản lý về hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 1385/QĐ-BTC
Ngày ban hành 20/06/2016
Ngày có hiệu lực 20/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Bộ máy hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1385/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC GIÁM SÁT QUẢN LÝ VỀ HẢI QUAN TRỰC THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 36/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tng cục Hải quan, Vụ trưng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Cục Giám sát quản lý về hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận ti xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn mác hàng hóa theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là nghiệp vụ giám quản).

2. Cục Giám sát quản lý vhải quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Văn bản quy phạm pháp luật quy định về nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Các chương trình, kế hoạch, dự án, đán về nghiệp vụ giám quản; đề án hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan, trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan;

c) Chương trình, kế hoạch để triển khai các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xác định, chuẩn hóa mã số hàng hóa thuộc các Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

d) Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định khác liên quan đến nghiệp vụ giám quản;

đ) Quyết định ban hành mẫu ấn chỉ có liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

e) Quyết định thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu: địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, kho hàng không kéo dài và địa điểm khác theo quy định pháp luật;

g) Đxuất giải quyết các vướng mc có liên quan đến nghiệp vụ giám quản vượt quá thẩm quyền quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định:

a) Quy chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát hải quan; kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn mác hàng hóa; hướng dẫn trả lời vướng mắc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám qun thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

b) Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ giám quản thuộc thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tnh, thành phố liên quan;

c) Quyết định thành lập, chấm dứt, di chuyển, mở rộng, thu hẹp, chuyn quyền sở hữu hoặc đổi tên chủ sở hữu: kho ngoại quan; kho bảo thuế; địa đim kiểm tra hàng hóa tập trung; địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới; đại lý làm thủ tục hải quan; địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm kiểm tra hải quan khác theo quy định pháp luật.

3. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình thuộc lĩnh vực nghiệp vụ giám quản theo quy định.

4. Giải quyết các vướng mc của cơ quan hải quan các cp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong phạm vi lĩnh vực nghiệp vụ giám quản theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại biên giới, Hiệp định quản lý biên giới, Hiệp định thương mại tự do; chủ trì triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về thủ tục hải quan theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

6. Xây dựng yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống thông quan điện tử và các hệ thống kiểm tra, giám sát, quản lý về hải quan; nghiệm thu về mặt nghiệp vụ các hệ thống trước khi đưa vào vận hành.

[...]