Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1377/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/10/2016
Ngày có hiệu lực 20/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1377/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Thực hiện Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng th phát triển thương mại điện tử, giai đoạn 2016-2020;

Xét đnghị của Giám đốc Sở Công thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công thương (đ
báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP2, VP3, VP5, VP6;
NN/

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thạch

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1377/QĐ-UBND, ngày 20/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Tình hình và kết quả ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011- 2015), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 01/7/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015. Sau 5 năm triển khai thực hiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp về vị trí, vai trò, lợi ích của CNTT và TMĐT đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nâng lên một bước. Cụ thể:

- Lĩnh vực viễn thông, internet trên địa bàn tỉnh phát triển ở tốc độ cao, cơ sở hạ tầng rộng khp toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp các dịch vụ về viễn thông, internet có chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, tạo tiền đề cho việc ứng dụng CNTT và đy mạnh phát triển TMĐT. Đến nay, tổng số mạng LAN của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh là: 26/26 đạt 100% với 60 máy chủ, 2.146 máy trạm. Tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức tăng từ 67% năm 2005 lên 91 % năm 2015.

- Các cơ sở dữ liệu (CSDL) được triển khai ứng dụng có hiệu quả tại các Sở, ngành như: CSDL Quản lý cấp phát Ngân sách tại Sở Tài chính; CSDL cán bộ công chức tại Sở Nội vụ; CSDL đất đai, địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường; CSDL liệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, lễ hội và du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

- Các sở, ngành của tỉnh đã xây dựng trang thông tin điện tử (website) để cung cấp 1.468 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, mức độ 2 là 1.417 dịch vụ; dịch vụ công mức độ 3 có 50 dịch vụ, dịch vụ công mức độ 4 là 01 dịch vụ.

- Toàn tỉnh đã hoàn thành việc triển khai phần mềm một cửa điện tử tại trung tâm một cửa liên thông của 8/8 huyện, thành phố, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hiện nay, 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư máy tính (PC, laptop) kết nối mạng Internet băng thông rộng qua ADSL hoặc cáp quang, sử dụng email để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp. Các doanh nghiệp cũng thường xuyên truy cập vào Internet đtìm hiểu các chủ trương, chính sách mới, tìm kiếm đi tác, khai thác tt các dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước cung cấp; tìm hiểu thông tin về các thị trường xuất khẩu trên Cổng thông tin xuất khẩu (www.vnex.com.vn) và Cổng thông tin thị trường nước ngoài (www.ttnn.com.vn) của Bộ Công thương.

- Toàn tỉnh hiện có hơn 800 doanh nghiệp đã xây dựng trang website quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước. Một swebsite có 2 ngôn ngữ, cung cấp các tiện ích như xác nhận đơn hàng qua email, SMS; lọc/tìm kiếm sản phẩm; hỗ trợ trực tuyến... Một số ít doanh nghiệp đã có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, bước đầu tiếp cận và sử dụng tốt các công cụ về marketing Online, đặt hàng, thanh toán và tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như www.vatgia.com, www.alibaba.com, www.chodientu.vn, Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN)...

- Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thiết lập trang Facebook, Fanpage đgiới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn lớn đã chấp nhận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua thẻ ATM, MasterCard, Visacard...

2. Tồn tại, hạn chế

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực, tài chính dành cho thương mại điện tử còn hạn chế, hầu hết không có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp mới chỉ ở giai đoạn đầu nên hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Mặc dù một số doanh nghiệp đã triển khai hoạt động bán hàng, thanh toán và marketing trực tuyến, nhưng nhìn chung việc ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả chưa cao.

[...]