Quyết định 6407/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 6407/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/12/2016
Ngày có hiệu lực 16/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Xuân Đại
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6407/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/11/2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử (TMĐT);

Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1563/QĐ-TTg, ngày 8/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Quyết định số 3171/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Nghệ An thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Xét đề nghcủa Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1866/TTr-SCT ngày 03/11/2016;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, ngành: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Công an Nghệ An; Cục trưởng Cục thuế Nghệ An; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, KT (Hòa).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6407/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần 1

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2011- 2015; Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015; Sau 5 năm triển khai thực hiện, TMĐT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Nhận thức của doanh nghiệp về vị trí, vai trò cũng như lợi ích của TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ngày càng cao; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

I. Những kết quả đạt được:

1. Các mục tiêu chủ yếu:

- TMĐT tại Nghệ An được sử dụng phổ biến ở mức độ trên bình quân chung cả nước, vượt mục tiêu chung và đứng đầu trong nhóm 2 của cả nước, là một trong 3 tỉnh có mức thăng hạng cao nhất và liên tục đứng top 15 bảng xếp hạng chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI index) - Cụ thể năm 2012 đạt 56,72 điểm đứng thứ 12; năm 2013 đạt 59,6 điểm, đứng thứ 13; năm 2014 đạt 62.9 điểm đứng thứ 9; năm 2015 đạt 47,7 điểm đứng thứ 14/63 tỉnh thành được khảo sát xếp hạng.

- Đối với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt: 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin; 90% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng; 95% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý; 5% doanh nghiệp lớn tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng từ điện tử dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử.

- Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm hơn 97% trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh), các hình thức giao dịch TMĐT chủ yếu là loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với chính phủ (B2G), trong đó có khoảng: 100% doanh nghiệp đã sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 25% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 30% doanh nghiệp tham gia các website TMĐT, mạng xã hội... để mua bán các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 3% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT Nghệ An; 15% doanh nghiệp có website TMĐT đã thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.

2. Phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT và Thực thi pháp luật về TMĐT:

[...]