ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 132/2004/QĐ-UB
|
Vị Thanh, ngày 29 tháng 07 năm 2004
|
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Quang Hưng
|
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH HẬU
GIANG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 132/2004/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hậu Giang được thành lập
theo Quyết đỉnh số 173/QĐ-CT.UB ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chủ tịch UBND tỉnh
Hậu Giang, có bộ phận giúp việc chuyên trách là Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm
nghèo tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm
giúp UBND tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giải
quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động
của Chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo tỉnh
Hậu Giang (gọi tắt là chương trình); kế hoạch thực hiện chương trình; lập dự
toán và phân bổ kinh phí hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng
hợp vào kế hoạch chung của các Sở, ngành, địa phương trình Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
- Phối hợp với Sở, Ban, ngành chỉ đạo
việc lồng ghép hoạt động của các chương trình, dự án và chính sách có liên quan
đến Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo.
- Theo dõi việc cấp phát, sử dụng nguồn
kinh phí của chương trình theo đúng mục tiêu, kế hoạch quy định của Nhà nước.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm
báo cáo kết quả thực hiện chương trình; tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5
năm thực hiện chương trình.
Chương II
NGUYÊN TẮC HOẠT
ĐỘNG
Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo thỏa thuận tập thể
và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng của chương trình như:
1. Nội dung chương trình, kế hoạch thực
hiện hàng năm và dự kiến phân bố nguồn ngân sách nhà nước cho các địa phương.
2. Cơ chế phối hợp, lồng ghép hoạt động
tư vấn giúp việc Ban chỉ đạo chương trình.
3. Đánh giá kết quả thực hiện chương
trình, biểu dương khen thưởng.
Các thành viên Ban Chỉ đạo
ngoài việc tham gia chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương còn phải tham gia
ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hàng năm.
- Đánh giá kết quả hoạt động các dự
án được phân công phụ trách và chương trình hoạt động của Sở, Ban, ngành, địa
phương về việc thực hiện mục tiêu Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo.
- Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của
tháng cuối quý) các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ đạo về
kết quả thực hiện các hoạt động, dự án thuộc Sở, ngành và địa phương quản lý
thông qua Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình theo nội dung hướng dẫn của Thường
trực Ban Chỉ đạo.
- Hàng năm, Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm
tra, đánh giá kết quả hoạt động chung của chương trình.
Điều 4. Trách nhiệm của Trưởng ban Ban Chỉ đạo
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo chịu trách
nhiệm trước HĐND và UBND tỉnh về tiến độ thực hiện và kết quả của chương trình,
phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo thực hiện các công việc và dự án của
chương trình.
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo chương trình
triệu tập và chủ tọa họp thường kỳ 6 tháng 1 lần; các phiên họp đột xuất để xử
lý các công việc cấp bách, cần thiết phải giải quyết liên quan đến chương
trình.
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo chương trình
có thể ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban Thường trực chủ tọa phiên họp.
- Các phiên họp được thông báo bằng
văn bản, thời gian và địa điểm, các thành viên có trách
nhiệm bố trí thời gian dự họp đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp
các thành viên vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện của cơ quan dự họp thay.
- Các quyết định của Ban Chỉ đạo được
thông qua theo hình thức biểu quyết với ít nhất 2/3 số thành viên Ban Chỉ đạo
có mặt tán thành.
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo có thẩm quyền
giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Giải quyết việc làm và Xóa
đói giảm nghèo theo quy định. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền, Trưởng ban Ban
Chỉ đạo trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 5. Văn phòng
Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc
làm và Xóa đói giảm nghèo giúp Ban Chỉ đạo:
- Xây dựng nội dung, kế hoạch triển
khai thực hiện chương trình; hướng dẫn theo dõi việc tổ chức thực hiện chương
trình ở các địa phương, Sở, Ban, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan.
- Tổng hợp báo cáo cho Ban Chỉ đạo về
hoạt động của chương trình và chuẩn bị các phiên họp của Ban Chỉ đạo; tổ chức
sơ, tổng kết việc thực hiện chương trình và công tác thi đua khen thưởng.
- Dự toán, thanh quyết toán kinh phí
được cấp cho hoạt động của Ban Chỉ đạo và hoạt động của Văn phòng Thường trực
Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc làm và Xóa
đói giảm nghèo theo chế độ tài chính của Nhà nước.
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan
liên quan triển khai các hoạt động bảo đảm thực hiện mục tiêu của chương trình.
- Định kỳ hàng tháng, Văn phòng Thường
trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc làm
và Xóa đói giảm nghèo có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện với Thường trực
Ban Chỉ đạo.
Chương III
PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM
Điều 6. Giúp việc cho Trưởng ban có 3 Phó Trưởng ban:
1. Phó Trưởng ban Thường trực - Giám
đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Trưởng ban ủy quyền trực tiếp chỉ
đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo, điều hành, giải quyết công việc thường
xuyên của Ban chỉ đạo.
2. Còn lại (02) Phó Trưởng ban là:
- Mời đ/c Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy
chỉ đạo các cấp ủy Đảng, các đoàn thể thực hiện Chương trình Giải quyết việc
làm và Xóa đói giảm nghèo.
- Mời đ/c Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang chỉ đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận, tuyên
truyền vận động các phong trào có liên quan đến xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm.
Điều 7. Các thành viên chịu trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo
Chương trình chỉ đạo các công việc cụ thể như sau:
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì quản lý chương trình; làm
Thường trực chương trình giúp Tỉnh Ủy, UBND tỉnh tổ chức, quản lý, điều hành,
phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm và tổng
hợp báo cáo tình hình thực hiện chương trình theo định kỳ;
trực tiếp quản lý các dự án như:
+ Dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm
công tác xóa đói giảm nghèo và Giải quyết việc làm.
+ Dự án xây dựng mô hình xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt.
+ Các dự án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, bộ đội xuất ngũ, các đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Quản lý Nhà nước các dịch vụ tư vấn,
cung ứng, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
cân đối vốn đầu tư và bố trí kế hoạch hàng năm để thực hiện chương trình. Phối
hợp với Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan hướng dẫn các địa phương cụ thể hóa việc
lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia với chương trình Giải quyết việc
làm và Xóa đói giảm nghèo, quản lý tổ chức thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
ở các xã nghèo.
3. Sở Tài
chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư bố trí và bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho chương trình theo
quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, cấp đủ, đúng mục tiêu được duyệt. Theo
dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
4. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì nghiên cứu xây dựng chính
sách trợ giúp đối tượng nghèo và biện pháp canh tác, giống mới... tổ chức thực
hiện các dự án, hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến ngư,
định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo.
5. Sở
Công nghiệp:
Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có
liên quan và địa phương quản lý tổ chức thực hiện các dự án: Phát triển lưới điện
nông thôn, giúp hộ nghèo có điện sử dụng; chương trình khuyến công; phát triển
các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ sản
xuất và phát triển ngành, nghề ở các xã nghèo.
6. Ngân
hàng Chính sách Xã hội tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện dự án tín
dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động,
vay vốn xây dựng nhà ở, vay vốn chuộc đất...
Ngân hàng Chính sách Xã hội tiếp tục
quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả: thu nợ, phát
vay, huy động vốn từ cộng đồng. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm có trách
nhiệm tổng hợp số liệu về tình hình thu nợ, phát vay gửi về cơ quan Thường trực
Ban Chỉ đạo chương trình.
7. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành có liên quan và địa phương thực hiện chính
sách khám, chữa bệnh cho người nghèo.
8. Sở
Giáo dục - Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
có liên quan và địa phương thực hiện chính sách trợ giúp người nghèo về giáo dục:
miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác... đồng thời có trách nhiệm tổng
hợp số liệu cụ thể về các chính sách trợ giúp ở từng địa phương gửi về cơ quan
Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình.
9. Cục Thống
kê:
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các Sở, Ban, ngành liên quan trong việc điều tra thống
kê tình hình hộ nghèo và lao động, việc làm ở từng giai đoạn.
10. Mời Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể tỉnh: tham gia thực hiện và giám sát
chương trình ở các cấp. Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo về cơ
quan Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình về tình hình thực hiện chương trình.
11. Chủ tịch
UBND thị xã Vị Thanh và các huyện:
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có
liên quan tổ chức triển khai thực hiện các chương trình và lồng ghép các dự án
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn có liên quan đến công tác xóa
đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, đưa chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xét thi đua hàng năm. Tăng
cường và củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm ở cơ sở; định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm báo cáo về
UBND tỉnh và cơ quan Thường trực quản lý chương trình về tình hình thực hiện
chương trình.
12. Ngoài
ra đề nghị:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động
và tổ chức các phong trào “Vì người nghèo” và tập trung thực hiện tốt cuộc vận
động.
- Hội Nông dân tỉnh tổ chức chỉ đạo,
nhân rộng có hiệu quả các mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, xóa đói giảm
nghèo; tham gia với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện một số dự án
thuộc chương trình đã được phê duyệt.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức
chỉ đạo, nhân rộng mô hình phụ nữ tiết kiệm - tín dụng, xóa đói giảm nghèo;
tham gia với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện một số dự án thuộc
chương trình đã được phê duyệt.
- Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chỉ
đạo thực hiện tốt các mô hình hùn vốn, xoay vòng tạo nguồn vốn cùng giúp nhau
xóa đói giảm nghèo; tham gia với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện một
số dự án thuộc chương trình đã được phê duyệt.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các phong trào thanh niên tình nguyện
xóa đói giảm nghèo, nhân rộng các mô hình thanh niên giúp nhau lập nghiệp; tham
gia với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện một số dự án thuộc chương
trình đã được phê duyệt.
- Phòng công tác Dân tộc Khmer tỉnh:
Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có
liên quan và địa phương trong việc quản lý cấp sổ hộ nghèo phát sinh mới cho đồng
bào người dân tộc. Tổ chức thực hiện các dự án, chính sách Xóa đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc Khmer, nhân rộng
các mô hình XĐGN trong đồng bào dân tộc.
- Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em:
Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có
liên quan thực hiện chính sách trợ giúp người nghèo về chăm sóc sức khỏe sinh sản,
KHHGĐ, xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa, cần cù siêng năng có ý chí vươn
lên làm giàu chính đáng, đúng pháp luật và chăm sóc trẻ em nghèo.
- Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với các địa phương
và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện dự án xóa “cầu khỉ” thay thế cầu bê
tông, làm giao thông nông thôn tạo điều kiện đi lại, giao lưu thuận tiện.
- Sở Tư pháp:
Thực hiện các hình thức tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật và chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
- Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao:
Tổ chức thông tin tuyên truyền những
điển hình sản xuất tiên tiến, những mô hình vượt nghèo có hiệu quả, cùng với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể vận động nhân dân thực hiện tốt các
chính sách xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trong phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, UBMTTQ tỉnh và các địa phương nghiên cứu thiết kế xây dựng
và thực hiện chính sách về nhà ở, phát động phong trào vận động nhà tình thương
cho hộ nghèo.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Quy chế này được áp dụng cho Ban Chỉ đạo thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo và các
Sở, Ban, ngành, địa phương có dự án thuộc chương trình.
Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng
mắc, Ban chỉ đạo Chương trình tổng hợp ý kiến đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét quyết định./.