Quyết định 1306/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang phiên bản 2.0

Số hiệu 1306/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/07/2020
Ngày có hiệu lực 30/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1306/-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HÀ GIANG PHIÊN BẢN 2.0

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện t giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Căn cứ Văn bản số 1718/BTTTT-THH ngày 11/5/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Thông háo Kết luận của Thủ tưng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến UBQG về CPĐT ngày 12/02/2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang phiên bản 2.0, với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử

- Việc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang giúp lãnh đạo tỉnh có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai chính quyền điện tử (sau đây gọi tắt là CQĐT) kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh;

- Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của CQNN tại tỉnh Hà Giang;

- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế tại tỉnh Hà Giang; Làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động công nghệ thông tin trong tại tỉnh Hà Giang theo nghị quyết Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 03/7/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

- Hỗ trợ việc lập kế hoạch CNTT của cơ quan trong tỉnh Hà Giang; Hỗ trợ việc quản lý đầu tư CNTT của cơ quan trong tỉnh. Cung cấp thông tin hỗ trợ việc lựa chọn giải pháp cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm cho các dự án CNTT triển khai tại tỉnh Hà Giang; Cung cấp thông tin đầu vào phục vụ thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết các dự án CNTT trên địa bàn tỉnh;

- Đảm bảo tăng cường gắn kết giữa cải thiện công nghệ và nghiệp vụ khi triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết nghiệp vụ của các cơ quan; Thiết lập mục tiêu chiến lược, chương trình chiến lược mà cơ quan cn thực hiện để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;

- Đối với các dự án CNTT do CQNN làm chủ đầu tư, việc xây dựng, thẩm đnh, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công và triển khai thực hiện phải phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang;

- Xác định lộ trình và kế hoạch tổng quát trong việc triển khai kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang.

2. Định hướng phát triển Kiến trúc Chính quyền điện tử

- Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thi gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

- Đẩy mạnh phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CQNN, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nâng cao vị trí xếp hạng ICT Index của tỉnh Hà Giang lên mức khá so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

- Hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

3. Nhiệm vụ cụ thể thực hiện Kiến trúc Chính quyền điện tử

a) Giai đoạn 1: Năm 2020 - 2021.

- Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP);

- Xây dựng CSDL người dùng, xác thực, cấp quyền người dùng;

- Ban hành mã định danh các cơ quan, đơn vị, quản lý danh mục dùng chung;

- Xây dựng và cải tiến quy trình tin học hóa nghiệp vụ;

[...]