Quyết định 2012/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0

Số hiệu 2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/08/2020
Ngày có hiệu lực 10/08/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2012/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHIÊN BẢN 2.0

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật T chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Nghị định s 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết s 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một s nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định s 2323/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0;

Căn cứ Quyết định s 383/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế phiên bản 1.0;

Căn cứ Công văn số 39/THH-CSCNTT ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Cục Tin học hóa về việc hướng dẫn mẫu Đ cương Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0;

Căn cứ Công văn s 460/THH-CSCNTT ngày 23 tháng 04 năm 2020 của Cục Tin học hóa về việc góp ý Dự thảo Kiến trúc Chính quyn điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình s 1485/TTr-STTTT ngày 22 tháng 7 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0”, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Sơ đồ tổng thể kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiến trúc trên gồm các thành phần sau:

Người sử dụng là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử (CPĐT), bao gồm công dân, tổ chức, doanh nghiệp, công chức, du khách thông qua các hệ thống kênh truy cập giao tiếp là web/cổng qua Internet, trang thiết bị di động, kiosk, giao thức email/SMS, phone/fax... để thực hiện các dịch vụ, nghiệp vụ CQĐT liên quan.

Kênh truy cập là các hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập thông tin, dịch vụ mà cơ quan nhà nước (CQNN) cung cấp qua hệ thống CQĐT. Các kênh truy cập chính bao gồm: Cổng dịch vụ công/Cổng thông tin điện tử tỉnh/các trang thông tin điện tử, thư điện tử (email), điện thoại (cố đnh hoặc di động), máy fax, kiosk hoặc có thể đến trực tiếp các Trung tâm hành chính công/trụ sở làm việc của các cơ quan/đơn vị,...

Hạ tầng kỹ thuật - công nghệ bao gồm các thành phần kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT) như máy tính, lưu trữ, hạ tầng truyền dẫn LAN, WAN, hạ tầng kỹ thuật dùng chung như Trung tâm dữ liệu, ….. Phụ thuộc vào hiện trạng, nhu cầu có thể áp dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho phù hợp như điện toán đám mây hay các xu hướng, giải pháp lưu trữ, phân tích dữ liệu như Big Data, Data lake, Trí tuệ nhân tạo.... nhằm phục vụ hệ thống CQĐT tỉnh theo nguyên tắc tập trung, an toàn, bảo mật hiệu quả nhất.

Lớp ứng dụng và cơ sở dữ liệu (CSDL), hai thành phần này bao gồm các ứng dụng và CSDL cần thiết cho hoạt động nội bộ trong bộ máy hành chính tỉnh và cung cấp Dịch vụ Cổng. Ứng dụng và CSDL ở đây, được phân thành các các mức loi: nội bộ, dùng chung của tỉnh, chuyên ngành, tổng hợp và báo cáo phục vụ điều hành tác nghiệp cho bộ máy chính quyền các cấp; phân hệ ứng dụng/CSDL quốc gia; cổng dữ liệu mở (Open data). Các phần mềm cần kết nối với Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, tỉnh/thành phố bạn được thực hiện thông qua trục LGSP và NGSP.

Dịch vụ tích hợp - Nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông cp tỉnh (LGSP): thành phần LGSP đóng vai trò là nền tảng CNTT liên cơ quan cho các Sở, ban, ngành, thành phố Huế, thị xã, huyện, cấp xã và các CQNN trực thuộc tỉnh. Với nền tảng LGSP, thông tin nghiệp vụ có thể được trao đổi theo chiều ngang và theo chiều dọc giữa CQNN các cấp trong toàn tỉnh. LGSP cũng hoạt động như một cổng nghiệp vụ, cùng với các dịch vụ chia sẻ tích hợp được cắm vào để trao đổi thông tin giữa hệ thống CQĐT tỉnh với các Bộ/ngành, tỉnh/thành khác, hoặc với các cơ quan Đảng, hay các HTTT của doanh nghiệp, tổ chức khác bên ngoài khi cần thiết. Các dịch vụ trên LGSP được sử dụng để hỗ trợ các ứng dụng lớp trên và CSDL.

An toàn thông tin (ATTT) là là sự bảo vệ thông tin và HTTT tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin. ATTT là thành phần xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai các thành phn của CQĐT. Nội dung bảo đảm ATTT bao gồm các nội dung chính như: bảo vệ an toàn thiết bị, an toàn mạng, an toàn hệ thống, an toàn ứng dụng CNTT, an toàn dữ liệu, quản lý và giám sát. Các nội dung này cần được triển khai đồng bộ tại các cấp đáp ứng nhu cầu thực tế và xu thế phát triển công nghệ.

Quản lý, chỉ đạo: bao gồm công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, môi trường pháp lý, truyền thông nhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các HTTT CQĐT (chính sách kết hợp vi các giải pháp kỹ thuật); liên quan đến tất các các thành phần khác của hệ thống CQĐT tỉnh.

(Kèm theo nội dung chi tiết Kiến trúc Chính quyền điện tử tnh Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0)

2. Tổ chức thc hin

2.1 Lộ trình ưu tiên triển khai các thành phần trong Kiến trúc CQĐT tỉnh

[...]