Quyết định 1293/QĐ-UBND năm 2013 Phê duyệt kết quả thực hiện Đề án đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các giải pháp và điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp

Số hiệu 1293/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/07/2013
Ngày có hiệu lực 25/07/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Phạm Văn Tòng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1293/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 25 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO, CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU CHỈNH NHIỆM VỤ CHO PHÙ HỢP.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 17/8/2009 của UBND tỉnh vviệc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 410/TTr-SCT ngày 11/4/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả thực hiện Đề án đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các giải pháp và điều chỉnh nhiệm vụ cho phù hợp với nội dung chính như sau:

I. TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

1. Tác động của bối cảnh quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh:

1.1. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng:

Sau 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam tiếp tục thực hiện lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết WTO, bên cạnh đó Việt Nam cùng các nước ASEAN đang thúc đẩy nhanh việc hợp tác trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tiến tới thị trường thống nhất của 10 quốc gia theo hướng cộng đồng kinh tế ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản...cũng như các hiệp định song phương giữa Việt Nam với một số nước theo hướng tự do hóa thương mại giai đoạn 2011 - 2015, các quan hệ đa phương và song phương giữa Việt Nam với các tổ chức quc tế và các quốc gia càng đa dạng và phức tạp hơn. Hội nhập sâu rộng sẽ tác động mạnh mẽ đến nn kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng ở khía cạnh tích cực như thúc đy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng trong thương mại, đầu tư, cơ cấu lao động, tuy nhiên cũng sẽ tạo ra những thách thức như vn đề cạnh tranh, các chính sách an sinh xã hội...

1.2. Tình hình thu hút vốn cho đầu tư phát triển:

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ. Đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài nhưng cũng là một quá trình cạnh tranh để thu hút nguồn vốn này.

1.3. Thị trường hàng hóa và dịch vụ:

Gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế như giảm thuế nhập khẩu, các biện pháp hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ trong phát triển kinh tế phải gỡ bỏ dần, theo đó Việt Nam phải thực hiện phát triển nn kinh tế thị trường, phải phát triển “sạch” hơn và hướng đến bền vững hơn về môi trường.

1.4. Khủng hoảng kinh tế thế giới với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và tỉnh Bình Phước:

Khó có thể đánh giá được mức độ khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới. Theo dự báo, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng âm. Suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và tỉnh Bình Phước như tình hình khó khăn dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp, thu hẹp thị trường, giảm các cơ hội đầu tư phát triển, tăng lực lượng lao động thất nghiệp... Tuy đã có những dấu hiệu tích cực sau những chính sách vĩ mô của Chính phủ đi với nn kinh tế, Việt Nam vn gặp khó khăn trong thời gian tới.

2. Tác động của bối cảnh trong nước đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước:

2.1. Áp lực của việc nâng cao và duy trì năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới:

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam xét ở 3 cấp độ quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn thấp. Xét ở phạm vi doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được cải thiện đáng kể. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được thương hiệu nổi tiếng, chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.

2.2. Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và bảo đảm phát triển bền vững:

Việt Nam phải bình ổn kinh tế vĩ mô, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường.

2.3. Áp lực tái cấu trúc nền kinh tế:

Trong giai đoạn hiện nay, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và hướng đến phát triển bền vững là vấn đcấp bách.

2.4. Liên kết vùng có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước:

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp tục phát triển bền vững với tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ