Quyết định 2912/QĐ-UBND năm 2007 về thực hiện Chương trình hành động sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Giai đoạn 2007-2012 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 2912/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/10/2007
Ngày có hiệu lực 19/10/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Huỳnh Đức Hòa
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2912/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 19 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) GIAI ĐOẠN 2007-2012

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ, Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

Căn cứ Quyết định số 42/QĐ-BCĐWTO ngày 10/7/2007 của Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO ban hành quy định tạm thời về quy trình, thủ tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO;

Xét đề nghị của Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Giai đoạn 2007-2012.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Các thành viên Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành trong tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) GIAI ĐOẠN 2007- 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 19/10/2007của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. Nhận định thực trạng phát triển của tỉnh Lâm Đồng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO:

Tỉnh Lâm Đồng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế quốc phòng và an ninh của vùng Tây nguyên và cả nước. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng tương đối toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong đó có sự bứt phá mạnh mẽ trên một số lĩnh vực nổi bật là:

Tăng trưởng GDP trong 3 năm 2004-2006 đạt cao, bình quân 17,2%/ năm, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh hơn trong những năm tới. Trong nông nghiệp đã tạo được nhiều mô hình sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ mới đạt năng suất và chất lượng cao, trồng rừng kinh tế và khoanh nuôi bảo vệ rừng đảm bảo độ che phủ cao (62%), sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 17,9%; đã chú trọng phát triển các ngành sản xuất có lợi thế của tỉnh, một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, phá được thế “ngõ cụt” chia cắt Lâm Đồng với các địa phương khác, đến nay đã có 7 con đường nối Lâm Đồng với các tỉnh lân cận như quốc lộ 20, 27, 28, 55 và các đường tỉnh ĐT 721, 723…cùng với đó là việc đang đầu tư nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ là thế mạnh của tỉnh được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001- 2005 tăng gấp 3 lần 5 năm trước đó. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 đạt 1.167 tỷ đồng tăng gấp 2,88 lần so với năm 2000; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2001 - 2005) đạt 381,5 triệu USD, năm 2006 đạt 158 triệu USD, tăng 2,5 lần. Kinh tế nông thôn đang phát triển theo chiều hướng tập trung chuyên canh cây trồng, vật nuôi gắn với kinh doanh tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những tiến bộ mới.

Về đầu tư xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt, lồng ghép các chương trình mục tiêu của Trung ương và của tỉnh trên từng địa bàn để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh.

Vị thế của tỉnh Lâm Đồng trong mối tương quan so sánh với các địa phương lân cận: Về mặt an ninh quốc phòng thì Lâm Đồng nằm trong khu vực Tây Nguyên là một tỉnh có an ninh tốt và ổn định hơn trong khu vực; nhưng xét về mặt kinh tế thì thuộc miền Đông Nam bộ - một vùng kinh tế sôi động với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu… trong đó Lâm Đồng kém phát triển hơn cả về công nghiệp và thương mại nhưng về du lịch thì chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh; về cây công nghiệp thì cà phê Lâm Đồng chỉ sau Đăk Lăk; sản phẩm trà, rau, hoa thì đứng đầu cả nước và đã có kinh nghiệm xuất khẩu đến nhiều nước, tuy nhiên do chất lượng sản phẩm không đồng đều và sản lượng không tập trung đã làm hạn chế trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn.

Bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Lâm Đồng có những thuận lợi và khó khăn như sau:

1. Mặt thuận lợi:

- Tỉnh có tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản, khí hậu; đặc biệt là thành phố Đà Lạt quanh năm mát mẻ, lại nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động miền Đông Nam bộ.

- Những năm gần đây cơ chế chính sách của tỉnh ban hành đã cơ bản phù hợp với thực tế của địa phương, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư; công tác quảng bá xúc tiến đầu tư được triển khai mạnh mẽ cả trong và ngoài nước mang tính xã hội hóa cao và đã thu hút được trên 300 dự án đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực, sẽ tạo được những đột phá mới trong thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tại Lâm Đồng tuy chưa được hoàn thiện nhưng từng bước đã được xây dựng và phát triển đồng bộ hơn, đặc biệt là đã phá được thế độc đạo tồn tại trong một thời gian dài.

2. Một số khó khăn:

- Đến nay Lâm Đồng vẫn là tỉnh nghèo kém phát triển so với các tỉnh trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, phát triển chưa thực sự bền vững. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ