Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 1266/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2017
Ngày có hiệu lực 26/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1266/QĐ-UBND

An Giang, ngày 26 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 78/TTr-SKHĐT ngày 21/4/2017 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

Tiếp tục khơi dậy và huy động tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển các tiềm năng, thế mạnh của huyện; phát triển Châu Thành theo hướng vừa là “vệ tinh” cho đô thị Long Xuyên, vừa sẳn sàng kết nối với xu hướng lan tỏa từ quá trình đô thị hóa. Đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, tập trung đúng mức vốn ngân sách cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, nền tảng.

Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ở các sản phẩm, lĩnh vực thế mạnh của huyện. Phát huy hiệu quả sử dụng các chương trình, dự án đầu tư của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư cải tiến, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất; khuyến khích nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng công nghệ sinh học, các loại giống mới, quy trình sản xuất GAP để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hoá.

Phát triển bền vững với 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, gắn kết chặt chẽ với quốc phòng an ninh trong các giai đoạn phát triển.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu:

Chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phần lớn lao động của huyện được đào tạo, tạo năng suất lao động xã hội cao. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - thủy sản. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tiến tới đồng bộ và hiện đại, đáp ứng đầy đủ cho phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân; đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.

Trong giai đoạn 2026-2030 xây dựng huyện trở thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng hoá (lúa, rau màu), nuôi trồng thủy sản, trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của tỉnh An Giang; làm vệ tinh cho đô thị Long Xuyên trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch (du lịch sông nước, tham quan trang trại nông nghiệp xanh trên các cồn, cù lao).

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 29,5%; năm 2025 đạt 20,5% và năm 2030 đạt 15%.

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 4.635 tỷ đồng; năm 2025 đạt 5.500 tỷ đồng và năm 2030 đạt 6.340 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Công nghiệp - Xây dựng:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 37%; năm 2025 đạt 40,5% và năm 2030 đạt 42%.

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 6.240 tỷ đồng; năm 2025 đạt 11.250 tỷ đồng và năm 2030 đạt 19.825 tỷ đồng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2020 ước đạt 6.600 tỷ đồng, năm 2025 đạt 10.000 -13.000 tỷ đồng và tăng bình quân trên 15%/năm đến năm 2030.

- Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đất canh tác đạt khoảng 120 triệu đồng, đến năm 2025 là 175 triệu đồng và đến năm 2030 trên 220 triệu đồng.

- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn năm 2020 đạt 570 tỷ đồng, năm 2025 đạt 850-900 tỷ đồng và năm 2030 đạt bình quân trên 10%/năm.

- Dân số đến năm 2020 ước đạt khoảng 174.200 người, năm 2025 đạt khoảng 178.800 người và đạt khoảng 187.600 người vào năm 2030.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ