Quyết định 1272/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 1272/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/04/2017
Ngày có hiệu lực 26/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1272/QĐ-UBND

An Giang, ngày 26 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THOẠI SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 79/TTr-SKHĐT, ngày 20/4/2017 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

Phát triển kinh tế - xã hội huyện đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện, thị trong tỉnh, với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục phát huy cao nhất các nguồn lực và lợi thế, nhất là khai thác tốt các tiềm năng chưa được huy động đầy đủ, đảm bảo phát triển bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, nâng chất các vấn đề văn hóa - xã hội nhất là giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội, gắn với củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh; củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh.

Tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về thương mại, du lịch và nông nghiệp; tập trung phát triển thương mại, du lịch trở thành mũi đột phá trên nền tảng nông nghiệp trong phát triển kinh tế của huyện. Huyện Thoại Sơn thực hiện tốt vai trò là một trong những đầu tàu lôi kéo phát triển kinh tế chung của cả tỉnh trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng dần đến tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng trình độ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Đầu tư phát triển có trọng tâm trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho phát triển nông thôn mới, hạ tầng giao thông nông thôn. Đồng thời khuyến khích hộ gia đình và các đơn vị đầu tư khai thác mô hình du lịch sinh thái nhằm thu hút khách đến tham quan và du lịch.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu:

Khai thác mạnh mẽ những lợi thế, huy động nguồn lực xã hội, tập trung tái cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững. Theo đó, chú trọng phát triển mạnh về thương mại, du lịch làm chủ đạo trên nền tảng sản xuất nông nghiệp chuyên sâu ứng dụng công nghệ cao và ngành công nghiệp chế biến tiên tiến nhằm đưa Thoại Sơn trở thành huyện có cơ cấu kinh tế hiện đại, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, có đóng góp ngày càng to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của tỉnh An Giang.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 10.410 tỷ đồng; năm 2025 đạt 15.950 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 23.570 tỷ đồng.

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 4.060 tỷ đồng; năm 2025 đạt 5.200 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 6.800 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Công nghiệp - Xây dựng:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 7.360 tỷ đồng; năm 2025 đạt 12.900 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 22.510 tỷ đồng.

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 1.300 tỷ đồng; năm 2025 đạt 2.250 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 3.900 tỷ đồng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá tiêu dùng xã hội đến năm 2020 đạt 6.429 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt 12.000 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 23.500 tỷ đồng.

- Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 175 triệu đồng/ha, đến năm 2025 là 212 triệu đồng/ha và đến năm 2030 trên 261 triệu đồng/ha.

- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn năm 2020 đạt khoảng 838 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt khoảng 2.700 tỷ đồng.

- Qui mô dân số đến năm 2020 ước đạt 182.110 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 24,8% đến năm 2025 ước đạt 182.800 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 25,5% và đến năm 2030 ước đạt 183.500 người , tỷ lệ đô thị hóa đạt 26%.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân phấn đấu đạt 41,8% vào năm 2020, đạt 70% năm 2025 và đạt trên 70% vào năm 2030.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ