TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
1262/QĐ-TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM VÀ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt
Nam;
Căn cứ vào khả năng tài chính của công đoàn các cấp;
Theo đề nghị của Ban Tổ chức, Ban Tài chính, Ban chính sách Kinh tế xã hội Tổng
Liên đoàn LĐVN, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn
Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định Về việc thực hiện phụ cấp kiêm
nhiệm và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ Công đoàn,
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các cấp Công đoàn chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Các Đ/c UVĐCT/TLĐ
- Các CĐ ngành TW, CĐ TCTy trực thuộc TLĐ
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố
- Các Ban: Dân vận TW, Tổ chức TW, VP TW ( để báo cáo)
- Bộ Tài chính, Bộ Lao động TB&XH, Bộ Nội vụ
- BHXH Việt Nam
- Lưu VP, ToC/TLĐ
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM VÀ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1262/QĐ-TLĐ ngày 19/9/2007 của Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn LĐVN)
Căn cứ Hướng dẫn số: 55-HD/BTCTW
ngày 31/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện
chuyển xếp lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng,
Mặt trận, đoàn thể; Hướng dẫn 1913/HD-TLĐ ngày 27/9/2005 của Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn LĐVN thực hiện chế độ tiền lương mới và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu
cử, bổ nhiệm) trong hệ thống Công đoàn Việt Nam.
Tổng Liên đoàn LĐVN quy định thực
hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm và trách nhiệm đối với cán bộ Công đoàn như sau.
I. PHỤ CẤP
KIÊM NHIỆM:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Công
đoàn các cấp không hưởng lương từ ngân sách Công đoàn, hoạt động không
chuyên trách.
2. Nguyên tắc và điều kiện hưởng
phụ cấp:
- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều
chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm
nhiệm cao nhất trong suốt thời gian giữ chức vụ đó,
- Khi thôi giữ chức Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Công đoàn kiêm nhiệm thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm từ tháng sau liền
kề.
- Phụ cấp kiêm nhiệm không tính để đóng và hưởng Bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế,
3. Mức phụ cấp và cách tính:
Phụ cấp kiêm nhiệm Chủ tịch, Phó
Chủ tịch công đoàn các cấp, hoạt động không chuyên trách, hàng tháng, được tính
bằng hế số 0,10 đến hệ số 0,50 so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy
định; cụ thể gồm 5 mức như sau ( Bảng 1):
BẢNG
TÍNH PHỤ CẤP KIÊM NHIỆM
Bảng
1
Mức
|
Số
lượng Đoàn viên của một đơn vị (Đơn vị tính là Đoàn viên )
|
Hệ
số phụ cấp cao nhất
|
Chủ
tịch
|
Phó
Chủ tịch
|
1
|
Dưới 100
|
0,1
|
0
|
2
|
Từ 100 đến dưới 500
|
0,2
|
0,14
|
3
|
Từ 500 đến dưới 2.000
|
0,3
|
0,20
|
4
|
Từ 2.000 đến dưới 5.000
|
0,4
|
0,27
|
5
|
Từ 5.000 trở lên
|
0,5
|
0,33
|
II. PHỤ CẤP
TRÁCH NHIỆM:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1.1- Cấp cơ sở ( kể cả cơ sở
thành viên):
- Uỷ viên Ban chấp hành, Uỷ viên
Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn cơ sở,
- Chủ tịch Công đoàn Bộ phận,
- Tổ trưởng công đoàn,
- Kế toán trưởng (hoặc kế toán
viên nhưng được phân công chịu trách nhiệm chính về công tác tài chính), Thủ quỹ
kiêm nhiệm của Công đoàn cơ sở,
1.2- Cấp trên cơ sở:
- Các Uỷ viên BCH, Uỷ viên Uỷ
Ban kiểm tra Công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở đến cấp Tổng Liên đoàn, hoạt
động chuyên trách và không chuyên trách;
2. Nguyên tắc và điều kiện hưởng
phụ cấp:
- Ban Chấp hành Công đoàn các cấp
căn cứ vào nguồn thu kinh phí Công đoàn của cấp mình (theo sự phân cấp tài
chính của công đoàn cấp trên), để trả phụ cấp cao hoặc thấp cho cán bộ công
đoàn nhưng không được vượt quá mức quy định của Tổng Liên đoàn tại các bảng số
2, 3 và 4 dưới đây.
- Khi thôi giữ chức vụ thì thôi
hưởng phụ cấp trách nhiệm từ tháng sau liền kề.
- Phụ cấp trách nhiệm không tính
để đóng và hưởng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Khuyến khích việc trả phụ cấp
trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn từ nguồn kinh phí do chuyên môn hỗ trợ cao
hơn mức quy định của Tổng Liên đoàn.
3. Mức phụ cấp và cách tính:
3.1- Phụ cấp trách nhiệm của cán
bộ Công đoàn cấp cơ sở (kể cả cơ sở thành viên) thuộc các đối tượng nêu trên,
căn cứ vào nguồn kinh phí (Chuyên môn hỗ trợ và kinh phí Công đoàn) hàng tháng
được tính bằng hệ số 0,10 đến dưới hệ số 0,20 so với mức lương tối thiểu chung
do Nhà nước quy định, cụ thể gồm 10 mức như sau (Bảng 2):
BẢNG
TÍNH PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
Đối với cán bộ công đoàn cấp cơ sở (kể cả cơ sở thành viên)
Bảng
2
Mức
|
Số
lượng đoàn viên của một đơn vị (Đơn vị tính là Đoàn viên)
|
Hệ
số phụ cấp cao nhất
|
Uỷ
viên Ban Chấp hành Kế toán trưởng, Thủ quỹ
|
Uỷ
viên Uỷ Ban Kiểm tra
|
Chủ
tịch Công đoàn Bộ phận, Tổ trưởng Công đoàn
|
1
|
Dưới 150
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Từ 150 đến dưới 500
|
0,11
|
0,1
|
0,1
|
2
|
Từ 500 đến dưới 1.000
|
0,12
|
0,11
|
0,1
|
3
|
Từ 1.000 đến dưới 2.000
|
0,13
|
0,11
|
0,1
|
4
|
Từ 2.000 đến dưới 3.000
|
0,14
|
0,12
|
0,1
|
5
|
Từ 3.000 đến dưới 4.000
|
0,15
|
0,12
|
0,1
|
6
|
Từ 4.000 đến dưới 5.000
|
0,16
|
0,13
|
0,1
|
7
|
Từ 5.000 đến dưới 6.000
|
0,17
|
0,13
|
0,1
|
9
|
Từ 6.000 đến dưới 7.000
|
0,18
|
0,14
|
0,1
|
10
|
Từ 7.000 trở lên
|
0,19
|
0,14
|
0,1
|
3.2- Phụ cấp trách nhiệm đối với
Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ
sở (LĐLĐ quận, huyện, ngành địa phương và tương đương) hàng tháng được tính bằng
hệ số 0,20 đến dưới hệ số 0,25 so với mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy
định, cụ thể gồm 2 mức như sau (Bảng 3):
BẢNG
TÍNH PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
(đối với cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và tương đương)
Bảng
3
Mức
|
Số
lượng đoàn viên của một đơn vị (Đơn vị tính là Đoàn viên)
|
Hệ
số phụ cấp cao nhất
|
Uỷ
viên Ban Chấp hành
|
Uỷ
viên Uỷ Ban Kiểm tra
|
1
|
Dưới 10.000
|
0,20
|
0,15
|
2
|
Từ 10.000 trở lên
|
0,24
|
0,25
|
3.3- Phụ cấp trách nhiệm đối với
Uỷ viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành
Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn LĐVN, hàng tháng
được tính bằng hệ số 0,2 đến hệ số 0,30 so với mức lương tối thiểu chung do nhà
nước quy định, cụ thể gồm 2 mức như sau (Bảng 4):
BẢNG
TÍNH PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM
Đối với Uỷ viên BCH, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành
Trung ương, CĐ TCTy trực thuộc TLĐ
Bảng
4
Mức
|
Số
lượng Đoàn viên của một đơn vị (Đơn vị tính là Đoàn viên)
|
Hệ
số phụ cấp cao nhất
|
Uỷ
viên Ban Chấp hành
|
Uỷ
viên uỷ ban Kiểm tra
|
1
|
Dưới 200.000
|
0,25
|
0,20
|
2
|
Từ 200.000 trở lên
|
0,30
|
0,25
|
3.4- Đối với Tổng Liên đoàn
LĐVN:
Phụ cấp trách nhiệm hàng tháng của
Uỷ viên BCH được tính bằng hệ số 0,35 và Uỷ viên Uỷ Ban kiểm tra bằng hệ số 0,30
so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định,
III. NGUỒN
CHI TRẢ:
Nguồn chi trả phụ cấp
kiêm nhiệm, trách nhiệm lấy từ nguồn ngân sách Công đoàn các cấp. Đối với Công
đoàn cơ sở: Tổng mức chi tiền lương và phụ cấp lương cho cán bộ Công đoàn không
được vượt quá 30% tổng nguồn kinh phí của Công đoàn cơ sở,
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Cấp Công đoàn có trách
nhiệm triển khai thực hiện quy định này.
2. Các Ban Tổ chức, Tài chính, Uỷ
Ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các LĐLĐ tỉnh,
thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn thực hiện tốt quy định này.
3. Các văn bản trước đây trái với
quy định này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cấp
Công đoàn phản ảnh về Tổng Liên đoàn LĐVN (qua Ban Tổ chức) để xem xét giải quyết./.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|