UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1261/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày
25 tháng 6 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12
ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Người cao tuổi; Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm
2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22
tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tại Tờ trình số 512/TTr-LĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động người
cao tuổi tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2020.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai
thực hiện và hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình hành động
ban hành tại Điều 1.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo các sở, ngành: Lao động
- Thương Binh và Xã hội; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Y tế; Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền
thông; Giao thông vận tải; Ban đại diện Người cao tuổi tỉnh; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Bộ LĐTBXH;
- UBQG Người cao tuổi Việt Nam;
- Như Điều 3 (t/h);
- PCVP UBND tỉnh PTVHXH;
- Lưu: VT, VX.SN 33b.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Toa
|
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh
Sơn La)
Phần I
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ
I. THỰC TRẠNG
1. Đặc điểm tình hình chung
Sơn La là tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc nằm trong khoảng
20039' - 22000'15’’ vĩ độ Bắc và 103011'
- 105002' kinh độ Đông,
có diện tích tự nhiên 14.174 km2, dân số 1.135.941 người. Tỉnh Sơn
La có có 11 huyện, 01 thành phố, 204 xã, phường, thị trấn, 3.233 bản, tiểu
khu dân phố (với 90 xã đặc biệt khó khăn gồm 1.105 bản), có 250 km đường
biên giới chung với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Trên địa bàn tỉnh có 12
dân tộc anh em cùng sinh sống. Về cơ cấu các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh:
Dân tộc Thái 53,2%; dân tộc Kinh 17,61%; Mông 14,61%; dân tộc Mường 7,57%; dân
tộc Dao 1,77%; dân tộc Kháng 0,8%; dân tộc Khơ Mú 1,17%; dân tộc Sinh Mun
1,98%; dân tộc La Ha 0,75%; dân tộc Hoa 0,02%; dân tộc Tày 0,15%; dân tộc Lào
0,31%; dân tộc khác 0,06%. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán, tính cách, ngôn
ngữ riêng, song đều có chung đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động
sản xuất. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền, nhân
dân các dân tộc trong toàn tỉnh luôn đoàn kết chung sức xây dựng tỉnh Sơn La
ngày càng văn minh, giàu đẹp.
2. Thực trạng, nguyên nhân
a) Người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh còn gặp
nhiều khó khăn và thiếu thốn về nhiều mặt: Số lượng NCT trên địa bàn toàn tỉnh cao
nhưng chính sách chăm lo cho đời sống NCT còn hạn chế bởi có rất nhiều NCT có
hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn không nơi nương tựa vẫn chưa được quan
tâm, còn có tâm lý tự ty về bản thân, không tham gia vào các hoạt động của NCT.
NCT sống ở những vùng đặc biệt khó khăn ít được tiếp cận với những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật, giao thông đi lại không thuận lợi, các cơ sở vui chơi giải
trí còn thiếu, chưa được đầu tư đúng mức.
b) Tổng số NCT trên địa bàn tỉnh Sơn La tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2012 là: 122.366 người, chiếm 10,78% dân số toàn tỉnh,
trong đó:
- Người từ 60 - 69 tuổi là 88.101 người, chiếm
72% tổng số NCT.
- Người từ 70 - 79 tuổi là 21.872 người, chiếm
17,9% tổng số NCT.
- Người từ 80 - 89 tuổi là 9.393 người, chiếm
7,7% tổng số NCT.
- Người từ 90 - 99 tuổi là 2.699 người, chiếm
2,2% tổng số NCT.
- Người từ 100 tuổi trở lên là 301 người, chiếm
0,25% tổng số NCT.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện
a) Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh
Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm
2011 về việc mức trợ cấp cho NCT trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số
818/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2012 về thành lập Ban công tác NCT tỉnh Sơn La;
Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2012 về việc kiện toàn Ban đại
diện NCT tỉnh Sơn La; Công văn số 1091/UBND-KTTH ngày 31 tháng 5 năm 2012 của
UBND tỉnh Sơn La về việc giao kinh phí chúc thọ, mừng thọ đối với NCT năm 2012
theo Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng
kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ,
mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Ban hành Hướng dẫn số 666/HD-LĐTBXH ngày 22
tháng 7 năm 2011 về thực hiện chính sách trợ cấp cho NCT trên địa bàn tỉnh Sơn
La và Hướng dẫn số 464/LĐTBXH-BTXH ngày 06 tháng 6 năm 2012 về việc thực hiện
chi trả kinh phí chúc thọ, mừng thọ cho NCT năm 2012; Hướng dẫn số
992/HD-LĐTBXH ngày 09 tháng 10 năm 2012 thực hiện chính sách đối với NCT trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
c) Văn bản của Ban đại diện NCT tỉnh
Xây dựng nội dung hướng dẫn các cấp hội tổ chức
tổng kết công tác và phong trào thi đua năm 2012; Ban hành các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo Ban đại diện người cao tuổi các huyện, thành phố kiện toàn tổ chức bộ
máy Ban đại diện NCT cấp huyện theo tinh thần các Quyết định của Chủ tịch UBND
tỉnh ban hành. Đến nay, đã có 10 Ban đại diện NCT thuộc các huyện, thành phố được
kiện toàn với số lượng cán bộ chuyên trách gồm 2 người (1 Phó ban và 1 uỷ viên
thường trực chuyên trách). Riêng huyện Thuận Châu có 3 chuyên trách (1 Trưởng
ban, 1 Phó ban và 1 uỷ viên chuyên trách); huyện Quỳnh Nhai có 2 chuyên trách
(1 Trưởng ban và 1 Phó ban chuyên trách); huyện Mường La đã có Tờ trình báo cáo
cấp uỷ Đảng và UBND huyện xem xét ra Quyết định.
2. Công tác thông tin, truyền thông
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp
với các cấp hội tại địa phương trong toàn tỉnh tuyên truyền về Luật NCT và những
chính sách đối với NCT. Hướng dẫn các huyện tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho NCT
nhân ngày NCT Việt Nam (06/6); ngày Quốc tế NCT (01/10) và ngày sinh nhật, lễ tết…
Phối hợp với các tổ chức hội thăm, tặng quà
cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, tổ chức các
hoạt động vui chơi giải trí cho NCT.
b) Ban đại diện NCT tỉnh đã xây dựng kế hoạch
tuyên truyền phổ biến Luật NCT thông qua các Thông tư, Nghị định của Chính phủ,
các bộ, ngành Trung ương. Hướng dẫn các cấp hội NCT tham mưu cho các cấp uỷ Đảng,
chính quyền ở các cấp hội cho chủ trương và tổ chức triển khai tuyên truyền Luật
NCT và các chế độ chính sách đối với NCT trong các tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể ở các cấp và tuyên truyền trên các phương tiện trông tin đại chúng đến
toàn thể nhân dân.
c) Hội NCT các cấp đã mở các lớp tập huấn tuyên
truyền viên cho 817 cán bộ hội để làm công tác tuyên truyền.
d) Các cấp hội ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã tổ
chức được 1.370 buổi tuyên truyền về Luật NCT và các chế độ chính sách của Nhà
nước đối với NCT đã có 62.919 hội viên NCT tham dự.
3. Kết quả hoạt động chăm sóc và phát huy vai
trò NCT
a) Chăm sóc sức khoẻ NCT
- Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013, Ban đại
diện NCT tỉnh đã chuyển 07 xuất quà của Trung ương Hội NCT Việt Nam, mỗi xuất
quà trị giá 300.000 đồng tiền mặt đến 03 Ban đại diện NCT các huyện: Thuận
Châu, Quỳnh Nhai, Mường La để chuyển tới những NCT có hoàn cảnh khó khăn nhằm hỗ
trợ, động viên NCT được đón Tết vui vẻ.
- Đến cuối năm 2012, đã thực hiện cấp thẻ BHYT
cho 72.433 NCT và đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 21.004 hội
viên với số tiền miễn phí là 595.318.093 đồng.
- Tổ chức mừng
thọ cho 8.554 NCT nhân các ngày lễ, tết, sinh nhật, ngày hội NCT... Tổ
chức thăm hỏi ốm đau được 5.583 NCT với số tiền là 204.765.132 đ. Hỗ trợ xoá
2.454 căn nhà dột nát cho NCT.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục
thể thao thu hút nhiều NCT ở các độ tuổi tham gia.
- Hưởng ứng chương trình phối hợp của Hội NCT Việt
Nam và Bộ Y tế. Ban đại diện NCT Sơn La đã xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận
động "Mắt sáng cho NCT" giai đoạn 2012 - 2020. Chương trình này được
đánh giá cao và đã được các cấp, các ngành đồng tình ủng hộ.
b) Phát huy vai trò NCT
- Ban đại diện NCT tỉnh đã biên soạn tài liệu
tuyên truyền, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các cấp hội tổ chức các hoạt động kỷ
niệm nhân các ngày lễ lớn. Đồng thời phát động
các phong trào: Thi đua yêu nước “Tuổi cao gương sáng''; trồng
cây ''Đời đời nhớ ơn Bác Hồ''; xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài; xây
dựng nông thôn mới, tham gia giữ gìn an ninh trật tự phòng chống tội phạm.
- Hội NCT các
cấp không ngừng nâng cao công tác tuyên truyền, vận động được 62.315 hội
viên hưởng ứng tham gia thực hiện "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với phong trào thi đua "Tuổi cao gương
sáng".
- Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tham gia vận
động 19.531 hội viên NCT ủng hộ quỹ khuyến học được 392.930.000 đồng.
- Nhân dịp Mừng Đảng, Mừng Xuân Quý Tỵ năm 2013
Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phát động phong trào trồng cây đầu xuân.
Ban đại diện NCT các cấp hội đã phối hợp tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu năm với
khẩu hiệu "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" đã trồng được 1.653.256 cây
xanh.
- Phối hợp với
các cấp hội tổ chức trao kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp chăm
sóc và phát huy vai trò NCT" cho 162 NCT nguyên là cán bộ lãnh đạo các
cấp.
III. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ
1. Công tác thông tin tuyên truyền chưa thật sâu
rộng, còn hạn chế nên 1 số NCT ở các cơ sở xã, phường, thị trấn chưa hiểu rõ về
các chế độ chính sách đối với NCT. Việc thực hiện chi trả trợ cấp còn chậm do
thủ tục hồ sơ của các đối tượng làm chưa đầy đủ hoặc không đúng mẫu.
2. Bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước làm công tác
NCT từ tỉnh đến cơ sở đa số đều kiêm nhiệm nhiều việc, cán bộ thường xuyên có sự
thay đổi, vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
do đó công tác tham mưu, đề xuất với chính quyền các cấp trong việc thực hiện
công tác NCT còn nhiều lúng túng và chất lượng còn hạn chế.
3. Tổ chức Hội NCT từ tỉnh đến huyện chưa hoàn
thiện và là tổ chức hội đặc thù nên tính pháp lý của một số tổ chức hội chưa
cao, do đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật NCT và các chế độ
chính sách đối với NCT còn hạn chế, hiệu quả thấp.
4. Công tác kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của
các cấp hội chưa được thường xuyên nên việc thực hiện các phong trào của hội
chưa đạt kết quả cao.
5. NCT trên địa bàn gặp nhiều khó khăn và thiếu
thốn về nhiều mặt; đời sống còn nghèo, lạc hậu, nhất là NCT sống ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại không
thuận lợi, điều này cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ, tuổi
thọ của NCT.
Phần II
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng
chăm sóc, phụng dưỡng phát huy vai trò NCT; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động
chăm sóc và phát huy vai trò NCT phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Mục
tiêu cụ thể
a) Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để NCT
tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hoá, xã hội, giáo dục, kinh tế,
chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền
lợi và nghĩa vụ của NCT.
b)
Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của NCT; nâng cao chất lượng mạng
lưới y tế chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh
mãn tính cho NCT; xây dựng môi trường thuận lợi để NCT tham gia các hoạt động
văn hoá, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí.
c) Nâng cao chất lượng đời sống
vật chất của NCT; hoàn thiện chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội hướng tới đảm
bảo mức sống tối thiểu cho NCT; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ
và cơ sở chăm sóc NCT, đặc biệt quan tâm tới NCT khuyết tật, NCT thuộc hộ
nghèo, không có người phụng dưỡng, NCT ở vùng đặc biệt khó khăn.
II. CHỈ TIÊU
1. Chỉ
tiêu đến năm 2015
a) 25% NCT có khả năng tham gia
hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ
trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn
phát triển sản xuất.
b) Trên 60% tổng số xã, phường,
thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của quỹ chăm sóc, phát huy vai
trò NCT trên địa bàn.
c) 100% NCT khi ốm đau được
khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng.
d) 100% các bệnh viện đa khoa,
bệnh viện chuyên khoa; Bệnh viện y học cổ truyền tổ chức khám bệnh cho NCT theo
quy định hiện hành.
đ) 80% cơ quan phát thanh, truyền
hình tỉnh và huyện có chuyên mục về NCT tối thiểu 01 tuần/01 lần.
e) Trên 15.000 NCT được
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm
sóc NCT.
f) 40% NCT không có người phụng
dưỡng có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng
hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc NCT, trong đó ít nhất 20% NCT được
chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng.
g) 100% NCT không phải sống
trong nhà tạm, dột nát.
h) Ít nhất 25% số xã, phường,
thị trấn có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm
sóc và phát huy vai trò NCT, trong đó trên 70% NCT trên địa bàn tham gia và hưởng
lợi.
2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020
a) 50% NCT trực tiếp sản xuất,
kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm,
vay vốn phát triển sản xuất.
b) Trên 100% tổng số xã, phường,
thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc, phát huy vai
trò NCT trên địa bàn.
c) 100% NCT khi ốm đau được
khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng.
d) 100% cơ quan phát thanh,
truyền hình tỉnh và huyện có chuyên mục về NCT tối thiểu 01 lần/01 tuần.
đ) Trên 20.000 NCT được hưởng
trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc
NCT.
e) 80% NCT không có người phụng
dưỡng có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng
hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc NCT, trong đó ít nhất 20% NCT được
chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng.
f) Ít nhất 50% số xã, phường,
thị trấn có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm
sóc và phát huy vai trò NCT, trong đó trên 70% NCT trên địa bàn tham gia và hưởng
lợi.
III. ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Chương trình được áp dụng đối
với NCT, Hội NCT các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan NCT.
2. Chương trình được triển khai
thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
IV. HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU
1. Hoạt động phát huy vai trò
NCT
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho
NCT tham gia các hoạt động kinh tế như: Khôi phục nghề và dạy nghề truyền thống,
khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo điều kiện và khả năng cụ thể.
b) Thực hiện hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ
sản phẩm và vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với NCT trực tiếp sản xuất, kinh
doanh.
c) Tạo điều kiện để NCT là nhà
khoa học, nghệ nhân và những NCT có kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt có nguyện vọng
được tiếp tục cống hiến, truyền thụ những kiến thức văn hoá, xã hội, khoa học
và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, gương mẫu đi đầu và làm nòng
cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập; xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học.
d) Tổ chức các hoạt động để NCT
bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà
NCT quan tâm.
đ) Hỗ trợ việc thành lập và hoạt
động của quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
2. Hoạt động chăm sóc sức khoẻ
a) Thực hiện tư vấn, hướng dẫn,
bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khoẻ đối với
NCT và gia đình NCT.
b) Đầu tư phát triển cơ sở vật
chất kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lập các khoa lão khoa ở bệnh viện
cấp huyện và cấp tỉnh; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
NCT, khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho NCT.
c) Xây dựng và phát triển mạng
lưới chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho NCT dựa vào cộng đồng.
d) Lồng ghép việc chăm sóc sức
khoẻ NCT vào các chương trình phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh
liên quan NCT; chương trình nghiên cứu các bệnh liên quan tới tuổi già; chương
trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng
tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc NCT.
3. Hoạt động chăm sóc đời sống
văn hoá, tinh thần
a) Xây dựng nếp sống, môi trường
ứng xử văn hoá phù hợp đối với NCT ở nơi công cộng. Khuyến khích dòng họ, cộng
đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
b) Tổ chức các hoạt động văn
hoá, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với NCT; hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hình thành các Câu lạc bộ văn hoá, thể thao của NCT ở địa
phương.
c) Thực hiện các quy định về giảm
giá vé, phí dịch vụ đối với NCT khi tham quan di tích văn hoá, lịch sử, bảo
tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục thể thao; tham gia giao thông công cộng.
4. Hoạt động tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến NCT
a) Các cơ quan thông tin đại
chúng có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề
về NCT.
b) Nâng cao chất lượng phát
sóng các chuyên mục về NCT của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các Đài
Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố.
c) Phổ biến, truyền đạt những
thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở NCT, tăng cường
an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với NCT.
d) Đẩy mạnh các hoạt động phối
hợp giữa cộng đồng, nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống
"Kính lão trọng thọ”, biết ơn và giúp đỡ NCT, chăm sóc NCT cô đơn
không nơi nương tựa tại cộng đồng.
5. Hoạt động nâng cao đời sống
vật chất
a) Khuyến khích và hỗ trợ các tổ
chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc NCT cô đơn, đời sống khó khăn; phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc NCT; khuyến khích và
hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc NCT của gia đình, cộng đồng.
b) Hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội và
điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NCT phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh.
c) Huy động mọi nguồn lực xã hội
hỗ trợ giảm nghèo, xoá nhà tạm, dột nát cho NCT.
6. Hoạt động xây dựng và nhân rộng
mô hình chăm sóc và phát huy vai trò NCT dựa vào cộng đồng
a) Rà soát, đánh giá các mô
hình chăm sóc và phát huy vai trò NCT dựa vào cộng đồng.
b) Tổng kết các mô hình điểm đã
triển khai; hỗ trợ để duy trì hoạt động đồng thời thành lập thêm trên 50 Câu lạc
bộ liên thế hệ và các loại Câu lạc bộ chăm sóc, phát huy vai trò NCT dựa vào cộng
đồng vào năm 2015, trên 100 Câu lạc bộ vào năm 2020. Ước tính đến năm 2015 có
khoảng trên 400 Câu lạc bộ và đến năm 2020 có khoảng trên 600 Câu lạc bộ các loại.
c) Thí điểm, nhân rộng mô hình
phù hợp trong việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT dựa vào cộng đồng.
7. Hoạt động phát triển các cơ
sở chăm sóc và nhà ở đối với NCT
a) Quy hoạch hệ thống cơ sở
chăm sóc NCT, bảo đảm trên địa bàn tỉnh có ít nhất từ 02 cơ sở chăm sóc NCT trở
lên.
b) Chuẩn hoá cơ sở chăm sóc
NCT.
c) Đầu tư xây dựng nhà xã hội tại
cộng đồng cho NCT độc thân, NCT cô đơn không nơi nương tựa.
d) Hỗ trợ NCT xây mới hoặc sửa
chữa nhà ở dột nát.
8. Hoạt động đào tạo nâng cao
năng lực cán bộ; giám sát, đánh giá nghiên cứu về những vấn đề liên quan NCT
a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm
công tác NCT các cấp; xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo; tổ
chức đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác NCT.
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu về NCT và hệ thống giám sát, đánh giá 3 cấp (từ tỉnh đến xã), tổ chức điều
tra quốc gia về NCT vào năm 2015 và năm 2020.
c) Nghiên cứu về vấn đề già hoá
dân số và tác động của già hoá dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
9. Hoạt động chủ động chuẩn bị
cho tuổi già
a) Tuyên truyền, vận động mọi
người dân chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế;
tiết kiệm chi tiêu, tích luỹ cho tuổi già.
b) Các thành viên trong gia
đình chủ động tìm hiểu về tâm lý và những nguyện vọng chính đáng của NCT; học hỏi
kỹ năng chăm sóc NCT.
c) Hoàn thiện cơ chế, chính
sách trợ cấp, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và bảo hiểm y tế.
V. GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
2. Ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về NCT; xây dựng và thực hiện Đề án về chăm sóc và phát huy vai trò
NCT; đưa mục tiêu chăm sóc, phát huy vai trò NCT vào kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hàng năm và từng thời kỳ ở các cấp.
3. Tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NCT.
4. Đẩy mạnh xã hội hoá về công
tác chăm sóc NCT; đa dạng hoá nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế về
lĩnh vực NCT; tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện Chương
trình.
VI. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Chương
trình được bố trí từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ
sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, các sở, ban,
ngành và các huyện, thành phố xây dựng dự toán ngân sách, gửi cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện các chính
sách đối với NCT được ngân sách Nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân
sách Nhà nước. Kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp NCT được bố trí trong dự toán
chi thường xuyên của các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố theo
phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và theo Quyết định phê duyệt của từng Đề
án.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc và phát huy vai trò NCT thông qua việc cung
cấp tài chính để các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình, Đề án theo định
hướng chung của tỉnh hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc NCT theo cơ chế tự cân đối
thu chi.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nội
vụ; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hoá - Thể thao và Du lịch;
Thông tin và Truyền thông; Y tế; Giao thông vận tải; Ban Dân tộc tỉnh; Ban đại
diện NCT tỉnh; các tổ chức có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế
hoạch thực hiện và điều phối các hoạt động của Chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở,
ngành và cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) cho việc thực hiện Chương trình; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của
Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương
trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan và các huyện, thành phố
theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; chủ trì hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính và các sở, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương
hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của quỹ chăm sóc, phát huy vai trò NCT.
5. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành và cơ quan liên quan chỉ đạo xây dựng nhà xã hội cho NCT độc
thân, NCT cô đơn không nơi nương tựa và các hoạt động hỗ trợ NCT xây mới hoặc sửa
chữa nhà ở dột nát.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cơ quan liên quan chỉ đạo, tạo điều
kiện để NCT còn đủ sức khoẻ tham gia các hoạt động, tạo việc làm và thu nhập
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
7. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho các Câu
lạc bộ NCT; tuyên truyền về các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
NCT; tuyên truyền vận động NCT tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục, thể thao và du lịch; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt
động văn hoá, văn nghệ thể dục, thể thao cho NCT; tuần lễ giảm giá vé, dịch vụ
tham quan tại các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
chỉ đạo các cơ quan báo chí, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tuyên truyền các nội
dung hoạt động liên quan đến NCT với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội
dung thiết thực phù hợp với đối tượng tuyên truyền.
9. Sở Y tế hướng dẫn các cơ sở
khám, chữa bệnh về chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cho NCT theo các nội
dung của Chương trình. Triển khai các hình thức giáo dục, phổ biến kiến thức phổ
thông về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khoẻ, phòng, chống bệnh tật cho
NCT.
10. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị
tham gia vận tải công cộng trong việc thực hiện giảm giá vé, phí dịch vụ
đối với NCT.
11. UBND các huyện, thành phố tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực
hiện các kế hoạch hoạt động về chăm sóc và phát huy vai trò NCT phù hợp với
Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc
thực hiện có hiệu quả Chương trình với các chương trình khác có liên quan trên
địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác NCT; chủ động bố
trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình; thường xuyên kiểm tra và báo
cáo việc thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành.
12. Ban đại diện NCT tỉnh Sơn
La và các tổ chức thành viên, các tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc và phát huy vai trò
NCT; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật về chăm sóc và phát huy vai trò NCT.
Trên đây là
Chương trình hành động NCT tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2020 của UBND tỉnh
Sơn La. Yêu cầu các sở, ban, ngành đoàn thể, UBND huyện, thành phố triển khai
thực hiện./.