Quyết định 1243/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1243/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/10/2023
Ngày có hiệu lực 25/10/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Minh Khái
Lĩnh vực Doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1243/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN HẾT NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 14 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư; Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23 tháng 7 năm 2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Nghị quyết số 134/20207QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII;

Căn cứ Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 07/2018/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1749/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn đến hết năm 2025” gồm các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực, phù hợp với xu thế phát triển mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng mới; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật dầu khí, Điều lệ tổ chức và hoạt động, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao phù hợp với điều kiện Việt Nam; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Củng cố, phát triển PVN và các đơn vị thành viên, đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chủ đạo, tạo thành chuỗi giá trị gia tăng của ngành dầu khí, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, chủ động mở rộng thị trường và tích cực hội nhập quốc tế. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển PVN và ngành dầu khí Việt Nam.

Thực hiện tái cơ cấu, tổ chức, kiện toàn theo mô hình Tập đoàn kinh tế bao gồm Công ty mẹ - PVN và các công ty thành viên, hoạt động phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam được Bộ Chính trị/Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại, tập trung giữ vững nhũng lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực kinh doanh chính, thoái toàn bộ vốn tại các lĩnh vực, doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính. Thực hiện cơ cấu lại nguồn lực tài chính từ nguồn lực tự có, nguồn lực cần bổ sung. Giữ vững vị trí là nhà cung cấp các nguồn khí (LPG, LNG, CNG...) hàng đầu của Việt Nam; đẩy mạnh phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao; phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng mới như điện gió ngoài khơi, năng lượng biển, H2, NH3.. theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhiên liệu phát thải cacbon thấp... phù hợp với định hướng chuyển dịch năng lượng, bảo vệ môi trường.

Tích cực xử lý các dự án, công trình, doanh nghiệp vướng mắc, tồn tại (nếu có) theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ quy định của pháp luật và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Áp dụng phương thức quản trị hiện đại; rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; hoàn thiện hệ thống quy trình, quy chế nội bộ, công khai, minh bạch thông tin, bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, sắp xếp lại nguồn nhân lực phù hợp với năng lực, trình độ, từng cấp cán bộ, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ và kiểm soát rủi ro; phát hiện sớm và kịp thời xử lý các tồn tại, yếu kém; tuân thủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật. Phấn đấu doanh thu toàn Tập đoàn tăng trưởng bình quân từ 3% - 6,5%/năm, tăng thu ngân sách hàng năm khoảng 10%; cơ cấu lại để PVN mạnh mẽ hơn, đặc biệt là tham gia xây dựng các nhà máy điện tái tạo, góp phần phát triển công nghiệp điện tái tạo.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ