ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 123/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi,
ngày 16 tháng 4 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
MÂY TRE TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg
ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
ngành mây tre;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BNNPTNN-BKHĐT-BTC ngày 28/4/2014 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực
hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 644/TTr-SNNPTNT ngày 31/3/2015 về việc
ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020;
Sở Tài chính tại Công văn số
665/STC-TCHCSN ngày 20/3/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Viết Chữ
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE TỈNH QUẢNG
NGÃI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
Phần I
THỰC TRẠNG NGÀNH MÂY TRE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
I. Thực trạng ngành mây tre trên địa
bàn tỉnh
1. Hiện trạng vùng nguyên liệu mây,
tre
Căn cứ Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày
04/4/2014 của UBND tỉnh về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Quảng Ngãi năm
2013 thì diện tích rừng tre trên địa bàn tỉnh là: 1.043,43 ha, trong đó:
- Diện tích rừng tre nứa tự nhiên:
1.034,92 ha.
- Diện tích rừng trồng tre luồng: 8,51
ha.
Các loài tre chủ yếu phân bố rải rác
trong rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng tre không đáng kể.
Mây khai thác được chủ yếu là do người dân
vào rừng, vào nương rẫy khai thác với số lượng không lớn, chế biến thô rồi bán
lại cho các thương lái, sản lượng khai thác hàng năm là: 165 - 170 tấn.
Tre khai thác được chủ yếu từ vườn nhà,
ven sông, ven suối, sản lượng tre khai thác hàng năm là: 1,5 triệu - 1,6 triệu
cây.
2. Tình hình sản xuất của các cơ sở sản
xuất mây, tre trên địa bàn
Trên địa bàn tỉnh, hiện có khoảng 100 cơ
sở sản xuất các mặt hàng mây, tre (chủ yếu là tre), được phân bố chủ yếu ở các
huyện đồng bằng, như sau:
a) Thành phố Quảng Ngãi
- Có 01 cơ sở sản xuất đũa tre nằm trong
cụm công nghiệp, làng nghề Tịnh Ấn Tây: công suất 200 tấn đũa/năm, giải quyết
việc làm cho 40 lao động thường xuyên, thu nhập bình quân hơn 3,5 triệu đồng/lao
động/tháng, nguyên liệu đầu vào phần lớn được nhập từ 6 huyện miền núi trong tỉnh,
thị trường tiêu thụ: 80% xuất khẩu, 20% trong nước.
- Làng nghề mây tre đan Tịnh Ấn Tây:
chuyên sản xuất giỏ đựng trái cây, rọ heo, đũa tre,...Hội Nông dân xã đã đứng
ra thành lập 01 Hội làng nghề truyền thống với 32 hộ tham gia và 06 hộ sản xuất
ngoài Hội, giải quyết việc làm cho khoảng 80 lao động, thu nhập trung bình 1,8
- 2,5 triệu đồng/lao động/tháng.
b) Huyện Đức Phổ: làng nghề sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan Phổ Ninh, đa số các hộ đã chuyển đổi qua nghề
làm chổi, hiện có 01 cơ sở sản xuất mặt hàng về mây, tre nhưng cơ sở này hoạt động
không ổn định, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
c) Huyện Bình Sơn: có 60 cơ sở, quy mô hộ
gia đình, tại các xã: Bình Dương (30 hộ), Bình Chương (02 hộ), Bình Hiệp (28 hộ),
số lao động: 01 người/hộ, thu nhập trung bình gần 1 triệu đồng/lao động/tháng,
chuyên sản xuất các mặt hàng như thúng, giỏ, rổ.
Ngoài ra, còn có một số cơ sở khác với
quy mô hộ gia đình, nằm rải rác trên địa bàn các huyện trong tỉnh.
Nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất
hàng mây tre được khai thác chủ yếu trong tỉnh. Các sản phẩm hàng mây tre còn
mang tính giản đơn, giá trị thấp và được tiêu thụ phần lớn trong tỉnh, chỉ có
01 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây đan Phổ Ninh sản xuất các mặt hàng
để xuất khẩu nhưng số lượng không lớn, độ tinh xảo chưa cao.
3. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
Cây mây, tre đã gắn liền với đời sống sản
xuất và tinh thần của người dân nông thôn, nếu phát triển trồng, khai thác mây,
tre đúng hướng sẽ tạo thêm động lực phát triển kinh tế, duy trì nghề truyền thống,
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân nông thôn.
Các loài mây, tre có biên độ sinh thái rộng,
có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân
tán, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Việc trồng, khai thác, chế biến các sản
phẩm mây, tre không những góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống cho một bộ phận gia đình sinh sống dựa vào rừng, ngoài rừng mà còn góp
phần vào việc tăng độ che phủ của rừng phòng hộ, chống xói lở ở các vùng đầu
nguồn, ven sông, ven suối, hồ đập thủy lợi.
b) Khó khăn
Đặc điểm vùng mây, tre nguyên liệu tỉnh
Quảng Ngãi còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng nên không thể sản xuất ra
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị cao trên thị trường.
Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa mạnh
dạn đầu tư xây dựng doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng mây, tre với qui mô lớn.
Thiếu kỹ thuật, thiếu người rành nghề về
sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre. Các sản phẩm sản xuất ra khó
tiêu thụ hoặc tiêu thụ được cũng chỉ ở mức cầm chừng.
Các cấp chính quyền chưa thật sự quan
tâm đến việc sản xuất các mặt hàng mây, tre.
Phần II
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Giữ ổn định và phát triển vùng tre
phòng hộ ven sông, ven suối, hồ đập thủy lợi.
- Phát triển, nâng cao chất lượng ngành
nghề sản xuất mây, tre hiện có.
- Khuyến khích trồng tre để chống sạt lở,
trồng mây, tre trong diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất đã được UBND tỉnh
phê duyệt.
2. Mục tiêu cụ thể
- Về phát triển vùng nguyên liệu:
+ Phấn đấu hàng năm trồng mây, tre theo
quy hoạch rừng sản xuất đạt 200 ha.
+ Hàng năm trồng 20 ha (tập trung) tre
phòng hộ ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao.
- Sản lượng khai thác hàng năm: phấn đấu
hàng năm khai thác 150 tấn mây; 02 triệu cây tre.
- Ngành nghề sản xuất mây, tre: Khuyến
khích phát triển ngành sản xuất mây, tre từng bước sản xuất các dụng cụ sinh hoạt
gia đình và dần dần phát triển thành ngành hàng hóa lớn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
phát triển ngành mây, tre thành quy mô sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp gắn với
bảo vệ môi trường.
II. Những nhiệm vụ chủ yếu
1. Lập dự án trồng tre phòng hộ ven
sông, ven suối, hồ đập thủy lợi.
2. Khuyến khích sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển sản xuất từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: 30a, 135 và các
chương trình mục tiêu quốc gia khác để trồng mây, tre tạo nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.
3. Xây dựng mô hình khuyến nông về phát
triển mây, tre: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới,... về trồng, chế biến,
tiêu thụ các mặt hàng mây, tre cho nhân dân.
4. Khuyến khích các tổ chức liên kết sản
xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng mây, tre.
III. Các giải pháp chủ yếu
1. Giải pháp về vốn
a) Bố trí vốn ngân sách tỉnh, huyện để
thực hiện các nội dung:
- Trồng tre phòng hộ ven sông, ven suối.
- Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật về
trồng, chăm sóc mây, tre trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng mô hình khuyến nông và chuyển
giao kỹ thuật sản xuất mây, tre.
b) Bố trí vốn hỗ trợ phát triển sản xuất
từ các chương trình 30a, 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác để hỗ
trợ cho nhân dân trồng mây, tre trong diện tích đất đã được quy hoạch cho trồng
rừng sản xuất theo quy định.
2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật về
trồng và chăm sóc mây, tre.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng giống
mây, tre đưa vào sản xuất tại các vùng đã được quy hoạch.
- Nghiên cứu đặc tính, quy luật sinh trưởng
và phát triển của mây, tre và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại mây, tre.
- Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ
mới vào sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre để nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hóa.
IV. Các dự án ưu tiên đầu tư
1. Dự án trồng tre phòng hộ ven sông,
ven suối, hồ đập thủy lợi.
2. Dự án trồng mây, tre thuộc quy hoạch
rừng sản xuất.
3. Các kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất
mây tre từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: 30a, 135 và các chương trình
mục tiêu quốc gia khác.
4. Dự án khuyến nông hàng năm.
5. Dự án hỗ trợ ứng dụng khoa học công
nghệ.
V. Khái toán vốn đầu tư
TT
|
Nội dung
|
Tổng cộng
|
Kế hoạch giai đoạn
2015 - 2020 (Triệu đồng)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
|
Tổng vốn đầu tư
|
7.800
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
|
- Vốn NSNN
|
7.800
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1.300
|
1
|
Dự án trồng tre phòng hộ chống sạt lở
|
1.800
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
|
- Vốn NSNN
|
1.800
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
2
|
Dự án trồng mây, tre trong rừng sản xuất
|
1.800
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
|
- Vốn NSNN
|
1.800
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
3
|
Dự án hỗ trợ PTSX thuộc chương trình MTGQ để trồng
mây tre (30a, 135-III,…)
|
3.000
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
|
- Vốn NSNN
|
3.000
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
4
|
Dự án khuyến nông hàng năm
|
1.200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
|
- Vốn NSNN
|
1.200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
VI. Phân giao nhiệm vụ
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện,
thành phố lập dự án trồng tre phòng hộ chung toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt,
làm cơ sở để thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các
huyện, thành phố thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển ngành mây, tre trên địa
bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc,
kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ (ngày 15/12 hàng năm) và đột
xuất báo cáo về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
- Hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách
hàng năm, tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính (kinh phí sự nghiệp) và Sở
Kế hoạch và Đầu tư (vốn đầu tư) tổng hợp dự toán chi ngân sách địa phương.
2. Các Sở, ban, ngành liên quan
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư để thực hiện phát
triển ngành mây tre hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở ngành nghề
sản xuất các mặt hàng mây, tre được hưởng lợi từ chính sách của Chính phủ.
b) Sở Tài chính
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu kinh phí của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và khả năng ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng
hợp đối với kinh phí sự nghiệp hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành mây tre,
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương
trình, kế hoạch xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng mây, tre trên địa bàn
tỉnh.
d) Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Tư vấn, khuyến khích xây dựng các Tổ hợp tác, Hợp tác
xã về trồng, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng mây, tre.
e) Hội Nông dân tỉnh
Tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao ý thức trách
nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ tre phòng hộ và phát triển mây, tre nguyên liệu để
phát triển sản xuất hàng mây, tre.
f) Các Sở, ban, ngành liên quan khác: Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành mây,
tre trên địa bàn tỉnh.
3. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, xây dựng kế hoạch trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ bằng mây, tre,
nghiên cứu khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng mây, tre để
phòng hộ ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao.
- Chỉ đạo sử dụng một phần nguồn vốn hỗ trợ phát triển
sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (30a, 135-III,...) cho nhân
dân trồng mây, tre.
- Triển khai thực tốt các cơ chế, chính sách phát triển
các cơ sở chế biến các mặt hàng mây, tre tại địa phương./.