Quyết định 654/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Nghệ An đến năm 2025

Số hiệu 654/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/02/2018
Ngày có hiệu lực 13/02/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 654/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 13 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÂY TRE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật về lâm nghiệp có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg Ngày 18/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre.

Căn cứ Quyết định số 5988/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ.UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng;

Căn cứ Quyết định số 6080/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Nghệ An đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 1731/QĐ.UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2015;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 22/BCTD-SNN-KHTC ngày 06/02/2018 và Tờ trình số 346/TTr-SNN-KHTC ngày 06/02/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Nghệ An đến năm 2025, gồm những nội dung sau:

 

1. Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch

1.1. Quan điểm:

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vùng nguyên liệu mây tre theo hướng tập trung thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô hợp lý gắn với thị trường tiêu thụ ổn định nhằm nâng cao giá trị sản xuất của mây tre.

- Quy hoạch phải đồng bộ từ khâu khoanh nuôi bảo vệ tốt diện tích mây tre hiện có, phục hồi diện tích mây tre bị khai thác kiệt, trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản, sơ chế đến khâu tiêu thụ sản phẩm mây tre kết hợp phương án quản lý rừng bền vững nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và nguồn nhân lực.

1.2. Mục tiêu:

- Bảo tồn và phát triển bền vững diện tích rừng mây tre trên địa bàn, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện chất lượng rừng, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế thiên tai.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản phẩm từ rừng mây tre để người dân trong khu vực có thu nhập cao và làm giàu từ việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu mây tre. Phấn đấu nâng giá trị sản xuất của rừng mây tre đạt 35 – 40 triệu đồng/ha/năm

1.3. Nhiệm vụ:

- Bảo vệ tốt, khai thác bền vững diện tích rừng tre nứa tự nhiên hiện có trong vùng quy hoạch 106.698,2 ha; Trong đó:

+ Rừng tre nứa tự nhiên thuần loài: 27.739,47 ha.

+ Rừng tre nứa tự nhiên trong rừng hỗn giao Nứa + gỗ: 45.978,99 ha.

+ Bảo vệ, khai thác bền vững rừng Lùng tự nhiên thuần loài: 5.815,01 ha;

+ Bảo vệ, khai thác rừng hỗn giao Lùng + Gỗ: 21.111,41 ha.

- Bảo vệ, khai thác bền vững rừng Mây, Mét, Lùng trồng 6.106,85 ha (Mây 310,5 ha; Mét 5.675,12 ha; Lùng 67,7 ha).

[...]