Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Quyết định 122/2002/QĐ-UB về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 122/2002/QĐ-UB
Ngày ban hành 01/11/2002
Ngày có hiệu lực 16/11/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 122/2002/QĐ-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2002 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;  
Căn cứ Luật khiếu nại-tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại-tố cáo;
Căn cứ  Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân và Thông tư số 1178/TT-TTNN ngày 25 tháng 9 năm 1997 của Thanh tra Nhà nước, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Theo quyết định số 1203/QĐ-TTNN ngày 01 tháng 10 năm 1997 của Tổng Thanh tra Nhà nước, ban hành quy định về phối hợp tiếp công dân;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyền thành phố tại Văn bản số 672/TCCQ ngày 01 tháng 11 năm 2001;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố để thay thế quy định về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân thành phố đã được ban hành kèm theo Quyết định số 6319/QĐ-UB-NC ngày 21 tháng 11 năm 1998 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây có nội dung trái với Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Chủ nhiệm Văn phòng Tiếp công dân thành phố, Thủ trưởng các sở-ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:   

- Như điều 3  
- Văn phòng Chính phủ
- Thanh tra Nhà nước
- Thường trực Thành Ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủy ban nhân dân thành phố
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP và các Đoàn thể
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP
- Vụ Công tác phía Nam của Quốc hội
- Văn phòng Thành Ủy, các Ban Đảng
- Các Ban của HĐNDTP
- Vụ Thanh tra XKT phía Nam (TTNN)
- Sở-Ngành thành phố
- Quận Ủy, Huyện Ủy,
Ủy ban nhân dân các quận-huyện
- Báo, Đài
- VPHĐ-UBND.TP: CPVP,
 các Tổ NCTH, các Phòng.
- Lưu (NC-T)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
 
 
 
 
Lê Thanh Hải

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

 

  

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 122 /2002/QĐ-Ủy ban Khoa học ngày  01  tháng 11 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố).

Chương 1:

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Điều 1. Vị trí, chức năng :

1.1- Văn phòng Tiếp công dân thành phố là cơ quan tham mưu, giúp Thành Ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân và Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây viết tắt là Lãnh đạo thành phố) tổ chức tiếp công dân để giải quyết các yêu cầu, các tranh chấp, khiếu nại-tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.

1.2- Văn phòng Tiếp công dân thành phố là cơ quan tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận các yêu cầu, các tranh chấp, khiếu nại-tố cáo của công dân; là đầu mối tiếp nhận, phân loại, đề xuất xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại-tố cáo gởi đến Lãnh đạo thành phố.

1.3- Văn phòng Tiếp công dân thành phố chịu sự chỉ đạo trực tiếp về hoạt động, tổ chức bộ máy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

1.4- Văn phòng Tiếp công dân thành phố có trụ sở riêng; là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 2. Nhiệm vụ :

2.1- Tổ chức tiếp công dân thường xuyên, bố trí cán bộ trực để tiếp công dân, ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại - tố cáo của công dân, giải thích pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể và hướng dẫn công dân gởi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2.2- Xử lý bước đầu đơn tranh chấp, khiếu nại-tố cáo đúng thời hạn luật định và đúng theo Quy trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại-tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 84/2001/QĐ-UB ngày 21 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố).

2.3- Tổng hợp, báo cáo, giúp Lãnh đạo thành phố theo dõi và quản lý được quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết các đơn tranh chấp, khiếu nại-tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo thành phố.

2.4- Bố trí lịch để Lãnh đạo thành phố tiếp công dân và phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố tiếp công dân; phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ quan hữu quan chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tranh chấp, khiếu nại-tố cáo trình Lãnh đạo thành phố tiếp công dân tại trụ sở Văn phòng Tiếp công dân thành phố; đồng thời, thông báo truyền đạt nội dung kết luận hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố tại các buổi tiếp công dân đến các cơ quan đơn vị liên quan để thực hiện.

[...]