Quyết định 1211/QĐ-UBND năm 2022 về Quy định tiêu chí, thang điểm và phương pháp đánh giá, phân loại công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 1211/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 02/11/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Đặng Văn Minh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1211/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 396-QĐ/TU ngày 19/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị;
Căn cứ Chương trình phối hợp số 31-CTr/BDVTU-BCSĐUBND ngày 28/01/2022 giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân về công tác dân vận, giai đoạn 2022 - 2026;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 298/TTr-SNV ngày 13/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, thang điểm và phương pháp đánh giá, phân loại công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể ngày ký và thay thế Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định tiêu chí, cách đánh giá, xếp loại công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu chí, thang điểm và phương pháp đánh giá, phân loại công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các sở, ban, ngành tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh).
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị cấp huyện).
c) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).
(sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương).
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1211/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 396-QĐ/TU ngày 19/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị;
Căn cứ Chương trình phối hợp số 31-CTr/BDVTU-BCSĐUBND ngày 28/01/2022 giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân về công tác dân vận, giai đoạn 2022 - 2026;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 298/TTr-SNV ngày 13/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí, thang điểm và phương pháp đánh giá, phân loại công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể ngày ký và thay thế Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định tiêu chí, cách đánh giá, xếp loại công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tiêu chí, thang điểm và phương pháp đánh giá, phân loại công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các sở, ban, ngành tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh).
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị cấp huyện).
c) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).
(sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương).
Điều 2. Mục đích đánh giá, phân loại
1. Việc đánh giá, phân loại hàng năm về công tác dân vận chính quyền nhằm xem xét toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định.
2. Trên cơ sở đánh giá nhằm phát huy các nhân tố tích cực, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo động lực thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Lấy kết quả xếp loại công tác dân vận chính quyền là một trong những cơ sở để xem xét, đánh giá thi đua của các cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm.
Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, đúng thẩm quyền theo quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN
Có 10 tiêu chí đánh giá, với tổng số điểm đánh giá tối đa là 100 điểm, cụ thể:
1. Tiêu chí 1: Công tác triển khai, quán triệt các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác dân vận chính quyền (10 điểm).
2. Tiêu chí 2: Thực hiện nhiệm vụ chính trị (10 điểm).
3. Tiêu chí 3: Thực hiện công tác cải cách hành chính (10 điểm).
4. Tiêu chí 4: Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng (10 điểm).
5. Tiêu chí 5: Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân (10 điểm).
6. Tiêu chí 6: Thực hiện quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở (10 điểm).
7. Tiêu chí 7: Công tác phối hợp, tạo điều kiện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội (10 điểm).
8. Tiêu chí 8: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (10 điểm).
9. Tiêu chí 9: Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, công khai, đối thoại với Nhân dân (10 điểm).
10. Tiêu chí 10: Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo; điểm thưởng (10 điểm).
(Kèm theo bảng chấm điểm chi tiết của từng tiêu chí)
Điều 5. Phương pháp, thẩm quyền, trình tự đánh giá
1. Phương pháp đánh giá
Các cơ quan, đơn vị, địa phương hàng năm căn cứ các nội dung tiêu chí và bảng chấm điểm quy định tại Quyết định này xây dựng báo cáo và tự tổ chức chấm điểm, đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Căn cứ báo cáo và kết quả tự chấm điểm, đánh giá của các cơ quan, đơn vị, địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức rà soát kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xếp loại đối với các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp Ban Dân vận Huyện ủy tổ chức rà soát kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xếp loại đối với các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn.
2. Thẩm quyền, trình tự chấm điểm công tác dân vận chính quyền
a) Đối với cấp huyện: Trong tháng 10 hàng năm; các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng báo cáo, tự chấm điểm, đánh giá, xếp loại công tác dân vận; gửi báo cáo, bảng tự chấm điểm và hồ sơ minh chứng theo từng tiêu chí chấm điểm về Phòng Nội vụ hoặc Cơ quan Tổ chức - Nội vụ trước ngày 30 tháng 10 hàng năm để tổng hợp. Phòng Nội vụ hoặc Cơ quan Tổ chức - Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận cấp huyện và các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định phân loại kết quả thực hiện công tác dân vận đối với các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo kết quả xếp loại công tác dân vận của các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và UBND cấp xã trực thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
b) Đối với cấp tỉnh: Trong tháng 11 hàng năm, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng báo cáo, tự chấm điểm đánh giá, xếp loại công tác dân vận; gửi báo cáo, bảng tự chấm điểm và hồ sơ minh chứng theo từng tiêu chí chấm điểm về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp.
Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 hàng năm, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tiến hành thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định xếp loại kết quả thực hiện công tác dân vận đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Cách chấm điểm từng nội dung tiêu chí: Tiêu chí nào các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đạt tất cả các nội dung thì chấm điểm tối đa; trường hợp triển khai thực hiện chưa đạt tất cả các nội dung trong tiêu chí thì tùy theo mức độ đạt được từng nội dung tiêu chí để chấm điểm.
Riêng đối với những nội dung tiêu chí đánh giá không có trong chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương thì được tính điểm tối đa.
1. Tùy theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà các cơ quan, đơn vị, địa phương đánh giá, chấm điểm theo từng tiêu chí, sau đó lấy điểm tổng cộng của 10 tiêu chí để phân loại theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc: Là những cơ quan, đơn vị, địa phương đạt từ 90 đến 100 điểm; đồng thời phải đảm bảo các điều kiện sau:
Không để xảy ra điểm nóng hoặc các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài;
Có ít nhất một hoạt động liên quan đến phong trào dân vận;
Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, suy thoái về đạo đức, lối sống bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
Các tiêu chí, thành phần của từng tiêu chí phải đạt từ 70% số điểm quy định cho từng tiêu chí thành phần đó.
b) Hoàn thành tốt: Là những cơ quan, đơn vị, địa phương đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:
Không để xảy ra điểm nóng hoặc các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài;
Các tiêu chí, thành phần của từng tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm quy định cho từng tiêu chí thành phần đó.
c) Hoàn thành: Là những cơ quan, đơn vị, địa phương đạt từ 50 đến dưới 70 điểm.
d) Không hoàn thành: Là những cơ quan, đơn vị, địa phương đạt dưới 50 điểm.
2. Thực hiện điểm thưởng; điểm trừ:
a) Điểm thưởng (tối đa 05 điểm):
Cộng tối đa không quá 2 điểm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương có ít nhất từ 01 mô hình trở lên, được cấp có thẩm quyền công nhận mô hình điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu xuất sắc, có sức ảnh hưởng rộng, lan tỏa tại địa phương cũng như trên địa bàn toàn tỉnh;
Cộng tối đa không quá 1 điểm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương không bị cơ quan cấp trên phê bình nhắc nhở bằng văn bản;
Cộng tối đa không quá 2 điểm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương có tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên cơ sở được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
b) Điểm trừ: Điểm trừ sẽ tính vào tổng số điểm sau khi chấm trong các trường hợp sau nhưng tổng số điểm trừ không quá 10 điểm:
Để xảy ra điểm nóng hoặc các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài thì trừ 02 điểm.
Mỗi trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách thì trừ 02 điểm/mỗi trường hợp;
Cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương bị cấp trên phê bình nhắc nhở bằng văn bản hoặc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì trừ 4 điểm/mỗi trường hợp.
Chậm gửi báo cáo 6 tháng (thời gian theo yêu cầu) về công tác dân vận và quy chế dân chủ: Chậm từ 01 - 03 ngày: trừ 02 điểm; chậm quá 3 ngày hoặc không có báo cáo: trừ 03 điểm.
Chậm gửi báo cáo năm (thời gian theo yêu cầu) về công tác dân vận và quy chế dân chủ: Chậm từ 01 - 04 ngày: trừ 03 điểm; chậm quá 4 ngày trở lên hoặc không có báo cáo trừ 05 điểm.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và địa phương
Hàng năm, các các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tự đánh giá, phân loại theo các tiêu chí, bảng điểm, mức phân loại và trình tự, thời gian được quy định tại Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Theo dõi các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Quy định này. Chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy thẩm định kết quả tự đánh giá, phân loại công tác dân vận của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả chấm điểm công tác dân vận của các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện đánh giá, phân loại công tác dân vận chính quyền báo cáo Bộ Nội vụ và Thường trực Tỉnh ủy hằng năm.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo Phòng Nội vụ hoặc Cơ quan Tổ chức - Nội vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm theo Quy định này.
2. Chỉ đạo Phòng Nội vụ hoặc Cơ quan Tổ chức - Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận cùng cấp thẩm định kết quả tự đánh giá, phân loại công tác dân vận của các phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp loại; đồng thời, tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng đối với những cơ quan, đơn vị đạt thành tích tiêu biểu.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1211/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
TT |
NỘI DUNG TIÊU CHÍ |
ĐIỂM |
Tài liệu kiểm chứng (Báo cáo, Công văn, Hướng dẫn, Kế hoạch, Quyết định, Quy định, Tờ trình...) |
||
Thang điểm |
Kết quả tự chấm điểm |
Kết quả chấm điểm của cơ quan có thẩm quyền |
|||
10 |
|
|
|
||
Nội dung 1 |
Tổ chức quán triệt, triển khai và cụ thể hóa Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới... |
3 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 396-QĐ/TU, ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác dân vận hàng năm; phân công lãnh đạo phụ trách công tác dân vận; kế hoạch kiểm tra (hoặc lồng ghép vào kế hoạch kiểm tra của cơ quan, đơn vị), chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân vận. |
4 |
|
|
|
Tiêu chí 2: Thực hiện nhiệm vụ chính trị |
10 |
|
|
|
|
Nội dung 1 |
Ban hành văn bản triển khai, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị hằng năm; quản lý chặt chẽ các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị (nếu có); không để xảy ra vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước. |
4 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức theo quy định. |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình khi có thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. |
3 |
|
|
|
10 |
|
|
|
||
Nội dung 1 |
Triển khai thực hiện công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo hiệu quả và phục vụ tốt cho Nhân dân; tạo được sự hài lòng của người dân đối với bộ máy và hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. |
2 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Thực hiện niêm yết công khai danh mục thủ tục hành chính, nội dung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị để người dân biết, hiểu, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm việc giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân. |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Hàng năm, tổ chức kiểm tra nội bộ (hoặc rà soát, kiến nghị) để phát hiện những bất cập trong các quy định về thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ, nhằm cải tiến, hợp lý hóa thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ, không để xảy ra tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hẹn. |
2 |
|
|
|
Nội dung 4 |
Có văn bản chỉ đạo thực hiện đổi mới lề lối, phương thức làm việc thông qua gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý hồ sơ công việc và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; điều hành dựa trên dữ liệu số |
3 |
|
|
|
10 |
|
|
|
||
Nội dung 1 |
Hàng năm xây dựng kế hoạch phát động và thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; thường xuyên theo dõi, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào; đưa phong trào thi đua “Dân vận khéo” đi vào hoạt động hiệu quả, nề nếp. |
4 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 hoạt động dân vận và các hoạt động giúp dân, như: Những việc làm giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm đường, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ gia đình chính sách, người có công, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Thường xuyên giới thiệu, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trong các đợt sinh hoạt cơ quan, đơn vị, địa phương. |
3 |
|
|
|
Tiêu chí 5: Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân |
10 |
|
|
|
|
Nội dung 1 |
Cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn, thư kiến nghị, phản ánh, các vụ việc khiếu nại, tố cáo của Nhân dân. |
4 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vụ việc phức tạp, tồn đọng; các kiến nghị, phản ánh, vướng mắc của tổ chức, công dân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương. |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Không có vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người. Thực hiện tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ngay từ cơ sở. |
3 |
|
|
|
Tiêu chí 6: Thực hiện quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở |
10 |
|
|
|
|
Nội dung 1 |
Xây dựng ban hành và thực hiện nghiêm văn hóa công sở và quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp |
3 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, phong cách và trách nhiệm trong ứng xử, giải quyết công việc đối với tổ chức và Nhân dân. |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. |
2 |
|
|
|
Nội dung 4 |
Cơ quan, đơn vị, địa phương không có cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật và bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. |
2 |
|
|
|
10 |
|
|
|
||
Nội dung 1 |
Ban hành Quy chế phối hợp giữa chính quyền, thủ trưởng cơ quan với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; các tổ chức đoàn thể cùng cấp. |
4 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức đoàn thể cùng cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. |
3 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Cơ quan, đơn vị, địa phương có lịch làm việc định kỳ 06 tháng, 01 năm với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức đoàn thể cùng cấp. |
3 |
|
|
|
10 |
|
|
|
||
Nội dung 1 |
Cơ quan, đơn vị, địa phương có ban hành quy định: quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế dân chủ; tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đúng quy định; công khai minh bạch về tài chính và công tác cán bộ; phân công cán bộ, công chức, viên chức phụ trách thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. |
5 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Ban hành các quy định riêng của cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc có văn bản triển khai, tổ chức thực hiện các quy định của cấp trên về thực hiện quy chế dân chủ. |
2 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc mất dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương. |
3 |
|
|
|
Tiêu chí 9: Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, công khai đối thoại với Nhân dân |
10 |
|
|
|
|
Nội dung 1 |
Bố trí nơi tiếp công dân, ban hành nội quy và công khai lịch tiếp công dân; bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ phù hợp làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên; thực hiện các quy trình tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân |
5 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Phối hợp tổ chức triển khai, quán triệt thực hiện tốt công tác đối thoại của người đứng cơ quan hành chính nhà nước các cấp với Nhân dân. |
5 |
|
|
|
Tiêu chí 10: Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; điểm thưởng |
10 |
|
|
|
|
Nội dung 1 |
Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác dân vận, báo cáo đúng thời gian quy định, chất lượng, nội dung báo cáo đầy đủ theo yêu cầu. |
5 |
|
|
|
Nội dung 2 |
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có ít nhất từ 01 mô hình trở lên, được cấp có thẩm quyền công nhận mô hình điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu xuất sắc, có sức ảnh hưởng rộng, lan tỏa. |
2 |
|
|
|
Nội dung 3 |
Cơ quan, đơn vị, địa phương không bị cơ quan cấp trên phê bình nhắc nhở bằng văn bản. |
1 |
|
|
|
Nội dung 4 |
Tổ chức Công đoàn cơ sở và Đoàn thanh niên cơ sở được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. |
2 |
|
|
|
TỔNG ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC |
100 |
|
|
|