ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
120/2003/QĐ-UB
|
TP Hồ Chí
Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về
phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Công văn số 525/CV-KHĐT ngày 17 tháng 12 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về
triển khai lập Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2010 ;
Căn cứ Chỉ thị số 19/2001/CT/UB ngày 01 tháng 7 năm 2001 của Ủyban nhân dân
thành phố về triển khai tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội
thành phố từ năm 2001 đến năm 2005 ;
Căn cứ Quyết định số 60/2003/QĐ-UB ngày 05/5/2003 của Ủyban nhân dân thành phố
về giao kế hoạch bổ sung đầu tư và xây dựng năm 2003 nguồn vốn ngân sách tập
trung ;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2653/KHĐT-CNDV ngày 07
tháng 7 năm 2003 đề nghị phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nay phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (theo phụ lục đính kèm).
Điều 2.
Giao Sở Công nghiệp thành phố là cơ quan chủ trì, phối hợp
với Viện Nghiên cứu chiến lược-chính sách công nghiệp (Bộ Công nghiệp) và các Sở-ngành
có liên quan thực hiện công tác lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 theo nội dung đề cương được phê duyệt.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc Sở Tài chánh-Vật giá, Giám đốc Sở
Quy hoạch-Kiến trúc, Cục trưởng Cục Thống kê, Viện trưởng Viện Kinh tế và Thủ
trưởng các Sở-ngành thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.-
Nơi nhận :
- Như điều 3
- Bộ Công nghiệp
- Viện Trưởng Viện nghiên cứu chiến lược-chính sách công nghiệp
- TTUB : CT, PCT/TT, CNN, ĐT
- VPHĐ-UB : các PVP
- Tổ TH, CNN, ĐT
- Lưu (ĐT-M)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Quốc Bình
|
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 120 /2003/QĐ-UB ngày 17/7/2003 của Ủyban
nhân dân thành phố)
MỞ ĐẦU
Sự cần thiết phải lập quy hoạch
phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mục đích của việc lập
quy hoạch công nghiệp.
Phần 1:
TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. TỔNG QUAN
VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTXH CỦA THÀNH PHỐ HCM.
1. Vị trí địa lý kinh tế và điều
kiện tự nhiên.
2. Phát triển nguồn
nhân lực:
- Dân số, cơ cấu dân số.
- Cơ cấu lao động và trình độ
nguồn nhân lực.
- Các xu thế
- Dự báo về sự phát triển dân số
và cơ cấu đến năm 2010, 2020.
- Tình hình phát triển giáo dục
đào tạo nhân lực trên địa bàn.
3. Những thành tựu KTXH đã đạt
được trong giai đoạn vừa qua.
3.1. Tăng trưởng kinh tế trong
giai đoạn 1995-2000 và 2001,2002.
Diễn biến tăng trưởng kinh tế
theo ngành kinh tế cấp I trong các năm. GDP bình quân đầu người đã thực hiện,
có so sánh với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Hà Nội
cũng như bình quân một số nước trong khu vực. Phân tích các nguyên nhân tăng
trưởng, xu thế tăng trưởng.
3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong giai đoạn 1995-2000 và 2001, 2002.
- Diễn biến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo cơ cấu ngành.
- Diễn biến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo thành phần kinh tế.
- Diễn biến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo vùng KT trọng điểm.
Phân tích các diễn biến, tình
hình chuyển dịch các cơ cấu kinh tế, nguyên nhân, xu thế chuyển dịch...
3.3. Tình trạng tài chính trên địa
bàn trong giai đoạn 1995-2000, 2001, 2002.
- Thu chi ngân sách trong giai
đoạn. Phân tích nguồn thu, cơ cấu các nguồn vốn của thành phố, cơ cấu vốn đầu
tư. Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn, trong đó có từ ngân sách. Xu thế
và định hướng phát triển tài chính trên địa bàn. Tình hình đầu tư của khu vực
quốc doanh, ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài...
- Tình hình sử dụng các nguồn vốn
cho phát triển công nghiệp. Cơ cấu các nguồn vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng. Tiềm
năng và xu thế phát triển.
3.4. Tình hình xuất nhập khẩu
trong giai đoạn 1995-2000, 2001, 2002.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
năm. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, cơ cấu thị trường.... Diễn biến, xu thế xuất
nhập khẩu trên địa bàn...
3.5. Tình hình phát triển cơ sở
hạ tầng.
3.5.1. Giao thông đường bộ, đường
thủy, đường không....
3.5.2. Tình hình phát triển
thông tin liên lạc.
3.5.3. Tình hình phát triển và
phân phối điện.
3.5.4. Tình hình cung cấp nước sạch.
3.5.5. Tình hình đô thị hóa và
quy hoạch đô thị.
3.6. Tổng quát về những thuận lợi,
khó khăn chủ yếu của tp. Hồ Chí Minh trong phát triển KTXH.
II. TIỀM
NĂNG, NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN.
1. Vai trò, vị trí của
một trung tâm kinh tế, văn hoá-xã hội.
Hệ thống giáo dục đào tạo
nghề.
Hệ thống các cơ quan, tổ
chức nghiên cứu khoa học công nghệ.
Đầu mối giao lưu kinh tế
phía Nam...
2. Tài nguyên thiên
nhiên
2.1. Quỹ đất và cơ cấu đất của
thành phố. Khả năng phát triển sử dụng quỹ đất đến 2010 và 2020.
2.2. Dự báo phát triển nguồn
nguyên liệu nông, lâm nghiệp đến 2010.
Dự báo khả năng phát triển các
nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp của thành phố và các vùng lân cận
trong giai đoạn đến 2010 và dự báo đến 2020 (Lương thực, thực phẩm, rau quả,
cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, nguyên liệu gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng,
các sản phẩm lâm sản...)
2.3. Tài nguyên biển :
Dự báo khả năng phát triển kinh tế biển có tác động tới phát triển công nghiệp.
Bờ biển, lãnh hải, ngư trường, vùng đặc quyền trên biển, trữ lượng thuỷ hải sản.
Tiềm năng phát triển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản của thành phố và các
vùng xung quanh phục vụ cho công nghiệp chế biến.
2.4. Tài nguyên khoáng sản : Tiềm
năng khoáng sản trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
2.5. Tài nguyên nước.
Các đặc trưng thủy văn của các
nguồn nước mặt và nước ngầm. Khả năng cung cấp cho nhu cầu phát triển nước sinh
hoạt và sản xuất trong tương lai. Các yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với
các hoạt động khai thác, sử dụng và chế biến nước mặt và nước ngầm trên địa
bàn. Năng lực cung cấp hiện tại và dự báo khả năng cung cấp đến 2010 và 2020.
III. CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẾN 2010 VÀ 2020.
1. Nhân tố ngoài nước:
- Sự tác động ảnh hưởng phát triển
kinh tế quốc tế và vùng đến phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Triển vọng đầu tư nước ngoài
vào thành phố Hồ Chí Minh.
- ảnh hưởng của AFTA. WTO, Trung
quốc và ASEAN...
- Xu thế phát triển nhu cầu thị
trường quốc tế và khu vực
2. Những nhân tố trong nước:
- Đường lối phát triển kinh tế
và các mục tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ VII.
- Các quan điểm, mục tiêu phát
triển các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước đến 2010 và 2020, và ảnh hưởng
của chúng tới công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- Các chương trình phát triển
công nghiệp nhằm thực hiện Nghị quyết ĐHĐB lần thứ VII của thành phố Hồ Chí
Minh.
- Các yếu tố quan hệ
vùng KTTĐ, vùng lãnh thổ và vai trò đầu tầu của cả nước ảnh hưởng đến phát triển
công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
Phần 2:
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH.
II. HIỆN TRẠNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP(GIAI ĐOẠN 1990-1995 - 2002).
1. Số lượng, quy mô và động thái
phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đến
31/12/2002.
Cập nhật tình hình phát triển, quy mô, số lượng,
năng lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp theo:
1.1. Thành phần kinh tế, gồm:
+ Doanh nghiệp Nhà nước Trung
ương.
+ Doanh nghiệp Nhà nước địa
phương.
+ Doanh nghiệp hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Doanh nghiệp công ty TNHH.
+ Doanh nghiệp công ty cổ phần.
+ Doanh nghiệp cá thể.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
1.2. Theo các ngành công nghiệp
cấp II.
1.3. Theo phân bố trên địa bàn
quận, huyện.
Phân tích xu thế, đặc điểm phát
triển về lượng cũng như về chất của các cơ sở sản xuất CN-TTCN. Đúc rút những
nhận định đánh giá về những mặt được và chưa được cần điều chỉnh trong tương
lai.
2. Lao động của công nghiệp.
- Diễn biến lao động công nghiệp
trong các năm 1995 - 2002.
- Diễn biến phân bố lao động
theo thành phần kinh tế.
- Cơ cấu lao động theo ngành.
Năng suất lao động công nghiệp, tình hình nhập cư lao động công nghiệp...
- Phân loại lao động theo trình
độ.
Đánh giá sự phát triển
của lực lượng lao động công nghiệp của thành phố trong thời gian vừa qua. Rút
ra các kết luận, nhận định cần điều chỉnh để chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát
triển công nghiệp trong tương lai. Những yêu cầu về giáo dục, đào tạo tay nghề,
về cơ sở hạ tầng vật chất nhằm phát triển nguồn nhân lực...
3. Tình hình đầu tư cho công
nghiệp.
3.1. Diễn biến vốn đầu tư cho
công nghiệp trong các năm 1995 - 2002 và phân chia theo thành phần kinh tế.
Phân tích hiện trạng thực hiện
các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp. Tác động của đầu tư đối với tăng trưởng
công nghiệp. Đánh giá tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư. Xác định hệ số ICOR.
3.2. Đánh giá TSCĐ của ngành
công nghiệp và giá trị còn lại đến 12/2002. Cơ cấu tài sản cố định theo thành
phần kinh tế, theo hạng mục... Phân tích các tồn tại trong việc hình thành tài
sản cố định, mức độ hao mòn vật chất và phi vật chất, tỷ lệ tài sản được đưa
vào sử dụng, chờ thanh lý...
4. Kết quả hoạt động công nghiệp.
4.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
và mức tăng trưởng trong các năm
1995 - 2002 phân chia theo thành
phần kinh tế.
4.2. Giá trị gia tăng của công
nghiệp trong các năm 1995 - 2002.
4.3. Sản phẩm chủ yếu của công
nghiệp.
4.4. Giá trị hàng hóa xuất khẩu
của ngành công nghiệp diễn biến trong các năm qua. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu.
4.5. Tình hình nộp ngân sách Nhà
nước của ngành công nghiệp trong các năm 1995 - 2002.
4.6. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh của ngành công nghiệp. Diễn biến mức lãi, lỗ các doanh nghiệp công nghiệp.
4.7. Tình hình đổi mới các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn.
4.8. Tình hình ô nhiễm môi trường
do các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
5. Đánh giá trình độ công nghệ của
các doanh nghiệp công nghiệp theo từng khu vực thành phần kinh tế. ( Tỷ lệ công
nghệ, thiết bị trung bình, tiên tiến, lạc hậu, tỷ lệ đối mới công nghệ, tỷ lệ
máy móc thiết bị trong tài sản cố định...).
6. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
6.1. Chuyển dịch theo vùng lãnh
thổ.
6.2. Chuyển dịch theo cơ cấu
ngành, theo thành phần kinh tế.
III. THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.
1. Công nghiệp chế biến thực phẩm-đồ
uống.
2. Ngành công nghiệp VLXD, gốm sứ
- thuỷ tinh.
3. Công nghiệp khai khoáng.
4. Công nghiệp dệt - da, may mặc,
thêu đan.
5. Công nghiệp hóa chất, dược phẩm.
6. Công nghiệp sản xuất giấy và
sản phẩm từ giấy.
7. Công nghiệp cơ kim khí và điện
tử - tin học.
8. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ.
9. Ngành công nghiệp hạ tầng (sản
xuất và phân phối điện nước,...)
10..............
IV. ĐÁNH GIÁ
CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.
1. Thành tựu đạt được và nguyên
nhân.
2. Hạn chế, yếu kém và
nguyên nhân.
3. Kết luận.
Phần 3:
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010 CÓ TÍNH ĐẾN NĂM
2020.
I. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 2001-2010 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN 2020.
Những mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội chủ yếu của Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố
lần thứ VII và Quy hoạch phát triển KTXH của thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2001
- 2010.
Mục tiêu định hướng đến 2020.
II. QUAN ĐIỂM,
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020.
1. Các quan điểm phát triển công
nghiệp.
2. Phương hướng phát triển công
nghiệp.
3. Các mục tiêu phát triển công
nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng một số phương án kịch
bản phát triển công nghiệp để lựa chọn.
- Các luận chứng lựa chọn cơ cấu
ngành, các mục tiêu về giá trị và tốc độ gia tăng.
III. PHẦN
QUY HOẠCH CÁC CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI
KỲ 2001 – 2010 VÀ CÓ TÍNH ĐẾN 2020.
(Tùy theo lựa chọn cơ cấu của
các chuyên ngành công nghiệp ở trên sẽ quy hoạch theo từng chuyên ngành).
1. Phạm vi của chuyên ngành (gồm
các sản phẩm gì)
2. Cơ sở để phát triển.
- Phân tích nhu cầu, thị trường.
- Phân tích tiềm năng phát triển.
3. Định hướng phát triển của
chuyên ngành trong cả nước và của riêng thành phố.
4. Các mục tiêu phát triển của
chuyên ngành ứng với các thời kỳ 2001 -2005, 2006 – 2010 và dự báo đến 2020.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của
từng thời kỳ.
- Tỷ trọng trong cơ cấu công
nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng của chuyên
ngành ứng với thời kỳ 2001 - 2005, thời kỳ 2006-2010 và đến 2020.
5. Những nội dung phát triển của
từng thời kỳ.
6. Các dự án đầu tư chủ yếu
trong các thời kỳ 2001 - 2005, 2006 - 2010.
IV. QUY HOẠCH
PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
1. Luận chứng về quy hoạch phân
bố công nghiệp trên địa bàn theo vùng lãnh thổ đến năm 2010.
2. Định hướng phát triển các
khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
2.1. Nhu cầu đất để phát triển
công nghiệp trong giai đoạn đến 2010 và 2020.
2.2. Hiện trạng các khu công
nghiệp và các cụm công nghiệp trên địa bàn (giới thiệu những thông số chính của
các khu công nghiệp hiện có).
- Tổng hợp về các nhu cầu của
các khu và cụm công nghiệp (đất đai, lao động, điện nước, vốn đầu tư, hạ tầng
cơ sở,...) của các khu và cụm công nghiệp.
- Sơ đồ bố trí vị trí các khu
công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp trên bản đồ thu nhỏ.
- Hiện trạng điền đầy các khu cụm
công nghiệp. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả sử dụng các khu, cụm công nghiệp hiện
có. Đánh giá việc sử lý môi trường ở các khu cụm công nghiệp hiện có. Định hướng
phát triển các khu, cụm công nghiệp cùng với các cơ sở hạ tầng cung cấp điện,
nước, sử lý chất thải rắn, khí và nước thải công nghiệp... trên địa bàn cho
giai đoạn đến 2020.
V. Cân đối nhu cầu lao động cho
công nghiệp đến năm 2010 và ước 2020
VI. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
cho phát triển công nghiệp đến năm 2010 và 2020.
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển
công nghiệp.
- Dự kiến các nguồn vốn đầu tư
huy động phát triển công nghiệp.
Phần 4:
NHỮNG GIẢI PHÁP, CHÍNH
SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2010
I. CÁC GIẢI
PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.
1. Những giải pháp, chính
sách tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư phát
triển công nghiệp.
* Cơ chế quản lý nhà nước.
* Cơ chế quản lý sản xuất kinh
doanh.
* Đổi mới cơ chế xây dựng và
vận hành các khu, cụm công nghiệp.
* Đổi mới các doanh nghiệp nhà
nước.
2. Các giải pháp, chính sách về
vốn.
3. Các giải pháp, chính sách về
KHCN, vệ sinh an toàn công ngiệp, bảo vệ môi trường.
4. Các giải pháp, chính sách
phát triển thị trường và nghiên cứu CBĐT, chế thử sản phẩm mới...
5. Các giải pháp, chính sách về
đầu tư phát triển và thu hút nguyên liệu đảm bảo nhu cầu của ngành công nghiệp
chế biến.
6. Các giải pháp, chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn.
7. Các giải pháp, chính sách
phát triển nguồn nhân lực.
8. Các giải pháp, chính sách
phát huy nội lực, huy động nguồn lực trong khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển
công nghiệp ở thành phố HCM.
9. Các giải pháp, chính sách
di rời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoài thành phố.
II. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các bước phê duyệt và thực
hiện quy hoạch.
2. Phân công trách nhiệm của các
cơ quan, sở, ban ngành trong thành phố đối với nhiệm vụ phát triển công nghiệp
và xúc tiến các mối quan tâm của các ngành và Trung ương.
III. KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ