ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3934/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 03
tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số 1030//QĐ-TTg ngày 20/7/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp
môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND ngày
05/12/2008 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 195/2010/NQ-HĐND ngày
09/12/2010 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều Nghị quyết số
125/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của HĐND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày
01/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết
định số 2166/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt đề
cương, dự toán kinh phí lập Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh
Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Sở Công Thương Đồng
Nai tại Tờ trình số 2503/TTr-SCT
ngày 18/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công
nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, với những
nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung
Phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một
ngành công nghiệp có thu nhập cao cho địa phương, có khả năng cung cấp các
công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi
trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia
tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2014 đến năm 2015
+ Xây dựng quy hoạch chi tiết cho mô hình KCN,
Cụm công nghiệp môi trường điển hình phù hợp với tình hình thực tế
của tỉnh Đồng Nai;
+ Xây dựng và ban hành các chính sách, biện
pháp chi tiết; các hỗ trợ cho các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp
môi trường tỉnh Đồng Nai;
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp
môi trường;
- Giai đoạn 2015 đến năm 2020
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN, Cụm công
nghiệp môi trường theo quy hoạch đã được phê duyệt;
+ Lựa chọn, kêu gọi đầu tư, phát triển các
doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
sử dụng bền vững tài nguyên;
+ Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển
ngành công nghiệp môi trường;
+ Nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực tế, đề
xuất các điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương;
- Tầm nhìn đến năm 2025:
+ Phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một
ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp
Đồng Nai;
+ Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường,
các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao về môi trường có
khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững
tài nguyên thiên nhiên và tái tạo các nguồn tài nguyên trong điều kiện
cho phép.
2. Định hướng phát triển ngành
công nghiệp môi trường
Một số ngành ưu tiên phát triển ngành công nghiệp
môi trường, gồm:
a) Tư vấn môi trường:
Do số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai lớn và dự báo sẽ tăng cao vào năm 2025, vì vậy đây là thị trường tiềm năng
cho dịch vụ tư vấn môi trường phát triển nhằm thực hiện các công việc như: lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ xác nhận
hoàn thành các công trình xử lý chất thải, báo cáo giám sát môi trường định kỳ,
lập hồ sơ chủ nguồn thải chất thải nguy hại… Các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này cần đảm bảo tính pháp lý, nguồn nhân lực có chuyên môn cao, cơ sở
vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu và hiệu quả của
hoạt động tư vấn.
b) Quan trắc môi trường
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao công tác quan trắc,
giám sát, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường…, cần tập trung thực hiện một
số nội dung sau:
- Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị cho Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai để tạo dựng một trung tâm có chất lượng
và uy tín hàng đầu trong dịch vụ phân tích, quan trắc và tư vấn môi trường;
- Kêu gọi các đơn vị quan trắc lớn mở chi nhánh tại
Đồng Nai;
- Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực này.
c) Thiết kế, gia công, xây dựng các công trình khống
chế ô nhiễm môi trường
Định hướng đến năm 2025 khuyến khích, ưu tiên các
doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực:
- Nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phục vụ cho
việc xử lý ô nhiễm môi trường như: Gia công chế tạo lò đốt rác, hệ thống xử lý
khí thải, hệ thống xử lý nước thải…;
- Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực khoa học công
nghệ môi trường theo hướng phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực;
- Có các chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, phí theo
quy định đối với các dự án hoạt động như: Xử lý các loại chất thải, nước thải, ứng
dụng công nghệ sạch, tiết kiện năng lượng, các sản phẩm thân thiện môi trường,
sản xuất sạch hơn…;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hóa chất, thiết
bị xử lý môi trường ưu tiên bố trí vào các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và được phân bố rộng khắp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
d) Tái chế chất thải
- Áp dụng việc phân loại rác tại nguồn đặc biệt tại
các thành phố, khu đô thị tập trung; đầu tư, cải tiến các trang thiết bị thu
gom, xử lý chất thải;
- Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư tái sinh, tái
chế chất thải bằng hình thức xã hội hóa;
đ) Năng lượng sạch
Tận dụng các loại chất thải phát sinh từ hoạt động
nông nghiệp, chăn nuôi để sản xuất viên nguyên liệu, biogas.
3. Lộ trình thực hiện
a) Giai đoạn 1 2013 - 2015:
- Rà soát các dự án, lập quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp môi trường của tỉnh, lựa chọn công nghệ xử lý tiên tiến, giảm ô nhiễm
và hiệu quả kinh tế.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp; xem xét công nghệ phù
hợp với từng địa phương. Chú ý địa điểm có tuyến giao thông thuận tiện;
- Lập và trình các cấp có thẩm quyền duyệt (dự án đầu
tư và thiết kế cơ sở xây dựng công trình; báo cáo đánh giá tác động môi trường;
hồ sơ quy hoạch 1/500; Thiết kế kỹ thuật của các khu/cụm công nghiệp môi trường
và các cơ sở tái chế đối với các dự án có vị trí thỏa thuận;
- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ về tài chính cơ
chế chính sách cho các công ty công ích thực hiện. Đối với các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất, đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải cần có chính sách
ưu đãi, hỗ trợ phù hợp.
b) Giai đoạn 2 2016 - 2020:
- Chuẩn bị các cơ chế, chính sách lập dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, lựa chọn công nghệ phù hợp (như tái sinh, tái chế, làm
phân bón…); Nâng cao tỷ lệ tái sinh, tái chế, giảm tối đa chi phí vận chuyển và
chi phí xử lý, phấn đấu tỷ lệ chôn lấp đạt < 15% tổng khối lượng CTR phát
sinh;
- Nhân rộng và hoàn chỉnh quy trình thu gom, phân
loại CTR tại nguồn trong các đô thị;
- Hỗ trợ vốn, quyền lợi để thúc đẩy các đơn vị, doanh
nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ xử lý môi trường nước thải, khí thải;
- Xây dựng và ban hành cơ chế tài chính phù hợp đối
với các Công ty môi trường từng bước chuyển sang cơ chế kinh doanh có hiệu quả.
c) Giai đoạn 2020 - 2025:
- Tăng năng lực xử lý tại các khu/cụm công nghiệp
môi trường và các cơ sở tái chế tập trung, đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả và
cải thiện các yếu tố môi trường;
- Các công ty môi trường từ công ty công ích có thể
chuyển sang kinh doanh hiệu quả và tái đầu tư các trang thiết bị và mở rộng hoạt
động tới khu vực nông thôn.
d) Các đề án thành phần nhằm triển khai đề án
phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh:
Các đề án thành phần bao gồm kinh phí thực hiện
và lộ trình thực hiện được tổng hợp trong bảng đính kèm tại phụ lục.
4. Các giải pháp, chính sách phát
triển ngành công nghiệp môi trường
a) Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường:
- Xây dựng cụm công nghiệp môi trường mới trên cơ
sở chuyển đổi mục đích của các cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa
có doanh nghiệp đầu tư như: Hố Nai (giai đoạn 2); Sông Mây (giai đoạn 2);
An Phước; Nhơn Trạch VI; Lộc An - Bình Sơn; Suối Tre;
- Kết hợp đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi
trường với các khu xử lý chất thải rắn tại xã Quang Trung huyện Thống Nhất,
xã Bàu Cạn huyện Long Thành, xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu.
- Kêu gọi đầu tư các cơ sở tái sinh, tái chế chất
thải thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
b) Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính
sách:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp môi trường;
- Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công
nghiệp môi trường vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Đồng Nai;
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm đưa
ra những định hướng cho sự phát triển của ngành công nghiệp môi trường;
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường và
đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững ngành công nghiệp môi
trường; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp công nghiệp môi trường
thuộc khu vực nhà nước;
- Khuyến khích việc thành lập các tổ chức dịch vụ
tư vấn môi trường phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường.
c) Giải pháp về đầu tư, tài chính và thị trường:
- Lập quỹ tín dụng nhà nước để hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư, phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, miễn
thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu hóa chất
phục vụ cho ngành công nghiệp môi trường;
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân lập quỹ bảo vệ
môi trường, phát triển các công cụ kinh tế để đầu tư phát triển ngành công nghiệp
môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư phát triển thị
trường cho các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường.
d) Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển
giao có hiệu quả các công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra ở trong nước vào các hoạt
động thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường;
- Khuyến khích áp dụng công nghệ, máy móc, thiết bị,
sản phẩm bảo vệ môi trường tiên tiến, hiện đại phục vụ phát triển bền vững
ngành công nghiệp môi trường;
- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp
công nghiệp môi trường.
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế và phát triển nguồn
nhân lực:
- Tăng cường việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước tiên tiến nhằm phát triển bền
vững ngành công nghiệp môi trường Việt Nam;
- Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên
gia nước ngoài, nhất là người Việt ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển
ngành công nghiệp môi trường nước ta;
- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng
lực ở trong nước và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp môi trường.
e) Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức:
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban,
ngành của tỉnh,… nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm phát triển ngành công
nghiệp môi trường của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhất là các doanh
nghiệp;
- Tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ có liên quan về
quản lý môi trường dựa vào cộng đồng;
- Tổ chức các hội thảo về vấn đề môi trường ở cấp
cơ sở;
- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu của tỉnh
về ngành công nghiệp môi trường.
g) Giải pháp định hướng phát triển thị trường:
Cần có định hướng phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp; trên cơ sở đó tận dụng nguồn lực từ bên ngoài cùng
với việc khai thác phát huy tối đa lợi thế trong nước để phát triển sản phẩm
công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra.
5. Tổ chức thực hiện
a) Giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức, triển khai thực
hiện Đề án hiệu quả, thiết thực;
b) Sở Công Thương lựa chọn các đơn vị tư vấn có
kinh nghiệm, các trường đại học; các viện nghiên cứu; các chuyên gia trong lĩnh
vực về môi trường hỗ trợ và tư vấn thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ,
Xây dựng, Giao thông Vận tải, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND các huyện,
thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|
PHỤ LỤC
CÁC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2013 của
UBND tỉnh Đồng Nai)
STT
|
Tên Đề án
|
Chương trình
hành động
|
Kinh phí dự kiến
|
Nguồn kinh phí
thực hiện
|
Lộ trình thực
hiện
|
1
|
Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ, biện pháp
thông tin tuyên truyền phát triển ngành CNMT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
|
- Chương trình phát triển chính sách, khung pháp
lý về bảo vệ môi trường
- Chương trình phát triển các chính sách ưu đãi
các DN tham gia kinh doanh lĩnh vực môi trường;
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác quản lý môi trường ngắn hạn và dài hạn
|
500 triệu đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2014
|
2
|
Thiết kế quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp môi
trường hoặc khu liên hợp xử lý chất thải tùy theo quy mô từng địa phương trên
địa bàn tỉnh.
|
- Xây dựng khu liên hợp phù hợp với điều kiện từng
địa phương
- Tập trung các cơ sở tái sinh, tái chế tại khu
Liên hợp này
|
500 triệu đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2015
|
3
|
Nghiên cứu đề
xuất biện pháp quản lý các Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh
|
|
500 triệu đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2015
|
4
|
Xây dựng sổ tay quản lý môi trường trong các Cụm công
nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh
|
|
300 triệu đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2015
|
5
|
Nghiên cứu, đề xuất quy trình điều chỉnh chế độ đốt
nhằm giảm thiểu khí CO trong các lò đốt nhiên liệu (dầu, than, củi, trấu).
|
|
1,5 tỷ đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2016
|
6
|
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ tiên tiến và phát
triển năng lượng mới để xử lý chất thải rắn sinh hoạt
|
|
1,5 tỷ đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2017
|
7
|
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án phân loại
rác tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải tại các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Đồng Nai
|
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu
phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác
|
02 tỷ đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
2018
|
8
|
Xử lý chất thải nguy hại cho các bệnh viện trong
tỉnh
|
Trang thiết bị khử khuẩn bằng nhiệt
|
10 tỷ đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
Từ 2019 đến hết
2020
|
9
|
Xử lý nước thải sinh hoạt
|
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các
khu đô thị trong tỉnh
|
20 tỷ đồng
|
Sự nghiệp môi trường
|
Từ 2020 đến hết
2025
|