Quyết định 1197/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 1197/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/07/2016
Ngày có hiệu lực 05/07/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1197/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX ngày 23/10/2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 788/SKHĐT-XTĐT ngày 28/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường
trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT
UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ VN, các tổ chức CT-XH t
nh;
- Văn phòng và các cơ quan chuyên trách giúp việc Tỉnh ủy;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh;
- Các đơn vị thuộc UBND tỉnh;
- Đài PTTH, Báo Quảng Ngãi;
- Các Hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh HTX;
- VPUB: PC
VP, các P.N/cu, CBTH;
- Lưu: VT, ĐNMNntha270.

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1197/QĐ-UBND ngày 05/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Đến năm 2020, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, toàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp, trong đó có 3% doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh.

2. Nguyên tắc

Quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và căn cứ tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ngãi để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp cần bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Tăng trưởng kinh tế trên nền tảng phát triển bền vững, đảm bảo tiến bộ, minh bạch và công bằng, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh vững chắc. Nâng cao chất lượng và tỷ trọng các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại, logictics, công nghiệp hỗ trợ; phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường; thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới xuất khẩu.

b) Cải cách hành chính theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và phát huy vai trò tích cực của người đứng đầu; lấy hiệu quả phục vụ, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo.

c) Doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện, bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, quy mô, thành phần kinh tế đều có cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai... làm động lực để nâng cao tính cạnh tranh.

d) Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

đ) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

[...]